Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về – Ngữ văn 10 – HOC247

Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về – Ngữ văn 10 – HOC247

  • Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình
  • Những đặc sắc nghệ thuật của sử thi
  • Nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, độc đáo
  • Ngôn ngữ trong sáng hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi tha thiết

Câu 1: Văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn.

  • Đoạn trích được chia thành hai phần:
    • Phần 1: từ đầu đến“kém gan dạ”: cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-lốp, uy-lít-xơ), Pê-nê- lốp vẫn chưa nhận ra chồng.
    • Phần 2: đoạn còn lại: qua phép thử bí mật của chiếc giường, Pê- nê-lốp đã nhận ra chồng. Họ mừng vui khôn xiết trong nước mắt sung sướng của cảnh đoàn viên.

Câu 2: Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi trở về gặp lại vợ mình được biểu hiện như thế nào? Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất gì?

  • Khi Pê-nê-lốp không chịu nhận chàng là người chồng Uy-lít-xơ, chàng vẫn mỉn cười bảo: “Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy?’”. Điều này thể hiện sự nhẫn nãi, bình tĩnh của Uy-lít-xơ, đồng thời thể hiện niềm tin mãnh liệt của chàng đối với vợ.
  • Uy-lít-xơ bàn với con là Tê-lê-mác việc đối phó với những gia đình quyền quý có người bị chàng giết. Điều này thể hiện sự khôn ngoan, sáng suốt của Uy-lít-xơ.
  • Uy-lít-xơ hờn dỗi khi Pê-nê-lốp mãi vẫn không nhận ra chàng và chàng khóc khi nghe vợ giải thích nguyên nhân. Điều đó chứng tỏ Uy-lít-xơ là một người rất giàu tình cảm và rất yêu vợ.

Câu 3: Vì sao Pê-nê-lốp lại “rất đỗi phân vân”? Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho ta thấy vẻ đẹp gì về trí tuệ và tâm hồn của nàng?

  • Pê-nê-lốp lại “rất đỗi phân vân” vì: Nếu người hành khất này là “chồng” thực thì không sao, nếu không phải thì lúc đó danh dự của Pê-nê-lốp sẽ bị tổn thương mà đối với người Hi Lạp thì không thể sống thiếu danh dự được. Vả lại, nếu là “chồng” thực thì tại sao trong lần được gặp đầu tiên, người đó lại không nói ra. Và còn cái bề ngoài hành khất với bộ áo quần rách mướp nữa.. Pê- nê-lốp phân vân là phải, và điều đó rất đúng với tâm trạng của nàng trong hoàn cảnh oái oăm lúc bấy giờ. Tâm trạng này vừa bộc lộ tính cách vừa nói lên phẩm chất của nhân vật mà người đọc sẽ dần dần thấy rõ trong “cảnh nhận mặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường” ở phần sau.
  • Chi tiết chiếc giường có một ý nghĩa quan trong trong toàn bộ cốt truyện: nó là chứng nhân ghi dấu cuộc sống êm đềm hạnh phúc cũng những kỉ niệm đẹp đẽ của tình chồng vợ giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ trong quá khứ, nó chứng kiến sự đợi chờ mòn mỏi và thủy chung của nàng và giờ đây, nó là vật thử thách, là “thử thách cuối cùng” mà Uy litxơ cần phải vượt qua để hoàn tất hành trình đoàn tụ với gia đình. Chiếc giường vốn là một vật mang tính chất cá nhân, riêng tư, là biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc lứa đôi, tình yêu, sự trung thủy. Đặc biệt, trong tác phẩm này, chiếc giường của Pê-nê-lốp lại có điểm đặc biệt: do chính tay Uy-lít-xơ làm ra (thể hiện ý nghĩa hạnh phúc gia đình do chính tay hai người tạo dựng lên) và chân giường được làm từ một thân cây (thể hiện sự vững bền). Và đó chính là bí mật riêng của hai người.
  • Cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt, trước hết thể hiện phẩm chất trí tuệ của Pê-nê-lốp bởi đây mới là bằng chứng xác thực nhất, dấu hiệu đáng tin cậy nhất để nhận ra chồng vì bí mật ấy “chỉ hai người biết với nhau, còn người ngoài không ai biết hết” – người nói đúng được bí mật ấy ắt hẳn phải là chồng mình. Cách thử bí mật của chiếc giường qua “những dấu hiệu riêng, chỉ hai người biết với nhau” còn cho thấy phẩm chất kiên trinh của nàng. Nó cũng là điều kiện tạo ra quy ước để đảm bảo cho sự bền vững của gia đình, để củng cố tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con. Bí mật chiếc giường được công bố (qua lời thử của Pê-nê-lốp và lời đáp của Uy-lít-xơ) đã giải tỏa nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả mà là người chồng thật của mình. Thứ hai, để Uy-lít-xơ biết được sự thủy chung của vợ. Bởi khi chiếc giường đã bị khiêng đi chỗ khác, hay có ai đó đã biết bí mật của nó thì chắc chắc phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Nó cũng giải tỏa được ấm ức của Uy-lít-xơ khi Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận anh là chồng, cho dù anh đã tắm rửa và đẹp như một vị thần.
  • Sự thận trọng trong cách thử của Pê-nê-lốp còn cho thấy tính chất phức tạp của thời đại, những nguy hiểm đang rình rập và đe dọa họ. Sau hai mươi năm xa cách, khi trở về quê hương, Uy-lít-xơ phải cải trang thành người hành khất, phải đội lốt người ăn xin mới lọt được vào ngôi nhà của mình, phải đóng vai người bịa chuyện khéo léo để được ở lại trong ngôi nhà ấy…, những chi tiết này đã góp phần tô đậm thêm tính chất phức tạp đó.
Đọc thêm:  Đề bài: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin – baivan.net

Câu 4: Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo ra hiệu quả gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa phẩm chất nhật vật? Biện pháp nghệ thuật nào đã sử dụng ở khổ cuối của đoạn trích (Dịu hiền…buông rời”)

  • Cách kể của Hô-me-rơ qua đoạn này thể hiện đặc trưng của phong cách kể chuyện sử thi, vừa chậm rãi, vừa tỉ mỉ, trang trọng.
  • Ở đoạn trích này Pê-nê-lốp nghi ngờ, không tin Uy-lít-xơ là người chồng xa cách của mình. Do đó kiểu kể chuyện tỉ mỉ này tạo ra những đoạn đối thoại mang hình thức thăm dò, thử phản ứng từ đó dẫn tới bản chất của vấn đề.
  • Để khắc họa bản chất nhân vật, Hô-me-rơ thường sử dụng hình thức gọi nhân vậ bằng cụm danh – tính từ rất phổ biến trong sử thi Hi Lạp (ví dụ : Pê-nê-lốp thận trọng, nhũ mẫu Ơ-ri-clê hiền thảo, Uy-lít-xơ cao quý và nhẫn nại…). Điều này tạo cho sử thi phong cách riên, hấp dẫn, đặc sắc.
  • Biện pháp nghệ thuật được Hô-me-rơ sử dụng ở khố cuối đoạn trích (“Dịu hiền’’ … “buông rời’’) là biện pháp so sánh có đuôi dài, ở đây, Hô-me-rơ đã ví niềm vui tái ngộ của Pê-nê-lốp với Uy-lít-xơ cũng giống như hạnh phúc của con người thoát nạn biển khởi. Vế so sánh được nói trước, dài hơn với hình ảnh cụ thể, sinh động, như cái đòn bẩy nghệ thuật nhằm tôn lên sự việc được so sánh, tạo hiệu quả đặc biệt cho câu văn.
Đọc thêm:  Soạn bài Vượt thác | Ngắn nhất Soạn văn 6 – VietJack.com

Câu 1: Đoạn trích trên đây thường được gọi là “cảnh nhận nặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường” và là một trong những sự kiện làm nổi bật tình huống đoàn viên. Học sinh có thể tự tổ chức biểu diễn cảnh này (theo hình thưc kịch) để khắc họa sâu thêm hoàn cảnh cũng như hành động của các nhân vật.

Câu 2: Nhập vai Uy-lít-xơ, anh (chị) hãy kể lại cảnh nhận mặt ấy.

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Học sinh diễn kịch tại lớp tùy theo cảm nhận của cá nhân.

Câu 2: Các em suy nghĩ và hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện. Các em có thể tham khảo bài viết dưới đây:

Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê-lê-mác yêu quý trừng phạt những lũ đầy tớ vong ân phản chủ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc, Pê-nê-lốp nhận mình. Thế nhưng hôm ấy, sau khi đã ngồi đợi rất lâu, ta mới thấy nang yên lặng bước vào. Nàng ngồi đối diện vơi ta nhưng lặng thinh không nói. Có lúc ta thấy nàng đăm đăm âu yếm nhìn ta nhưng có lúc lại thấy nàng thờ ơ lạnh nhạt. Trong lúc đang băn khoăn quá đỗi thì Tê-lê-mác lên lời. Ta chờ đợi sự phản ứng của nàng sau những lời con trai trách mẹ nhưng nàng vẫn không vồ vập. Nàng khẳng định với con trai nếu ta đúng là chồng nàng thật thì hẳn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Nghe nàng nói vậy ta đã hiểu nàng muốn nói điều gì. Ta bèn vừa an ủi vừa nhắc nhở con trai Tê- lê-mác hãy đề phòng sự trả thù của bọn cầu hôn, nhắc nhở mọi người mặc quần áo đẹp ca múa làm người ngoài lầm tưởng trong nhà đang làm lễ cưới, rồi ta cũng đi tắm rửa. Sau khi trở về chỗ cũ ngồi đối diện với Pê-nê-lốp trên chiếc ghế bành rồi nhắc nhũ mẫu Ơ- ri-clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Không ngờ ngay lúc ấy người cũng bạo dạn nói với u già: Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ đã kê nó ngày xưa. Nghe Pê-nê-lốp nói vậy, ta bỗng giật nẩy mình bởi ta nghĩ rằng bí mật về chiếc giường xưa không còn nữa. Buột miệng ta đã nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường. Nhưng vừa mới nói dứt lời song bỗng dưng ta thấy Pê-nê-lốp chạy đến ôm chầm lấy cỏ ta và nói bao lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Lúc ấy ta mới chợt hiểu ra sự thông minh và sắc sảo của vợ mình. Ta ôm chặt lấy nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thuỷ chung sau bao nhiêu năm xa cách.

  • Tâm trạng Pê-nê-lốp trong Uy-Lít-Xơ trở về

    Tâm trạng Pê-nê-lốp khi hay tin UY lít-xơ trở về?

    a)Hoàn cảnh của Pê-nê-lốp

    b) Tâm trạng Pê=nê-lốp khi nhủ mẫu báo tin Uy-lít-xơ trở về và vùng hì bọn cầu hôn

    ai biết chỉ mình với

  • Lập dàn ý phân tích vẻ đẹp trí tuệ của Pê-nê-lốp

    lập dàn ý phân tích vẻ đẹp trí tuệ của pê-nê-lốp trong truyện uy-xít-tơ trở về

  • Tóm tắt Uy-lít-xơ trở về

    Tóm tắt chuyện Uy-lít-xơ trở về.

    Cảm ơn !

Đánh giá bài viết