Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngắn gọn – VnDoc.com

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Soạn văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nội dung bài soạn ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học một cách dễ dàng. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ngắn gọn mẫu 1

I. Ngôn ngữ sinh hoạt

1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt là toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại), nhưng một số trường hợp có cả ở dạng viết (nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ).

Trong các tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau. Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo. Nhưng dù ở dạng nào, ngôn ngữ sinh hoạt cũng có dấu hiệu đặc trưng của một phong cách ngôn ngữ.

3. Luyện tập

Câu a:

Nội dung câu 1: Khuyên nhủ con người khi giao tiếp phải biết chọn lựa ngôn ngữ sao cho thật phù hợp, tránh gây tổn thương cho người khác, đồng thời đạt được hiệu quả giao tiếp như mình mong muốn.

Đọc thêm:  Cảm nhận 2 câu cuối bài thơ Câu cá mùa thu - Đọc Tài Liệu

Nội dung câu 2: muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang. Con người thông qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn. Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Người “ngoan” là người biết nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

Câu b:

Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam).

Cách dùng từ ngữ:

Tác giả sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ (ghe, xuồng, rượt); những từ ngữ xưng hô thân mật (tôi – bà con…); sử dụng nhiều câu tỉnh lược, kết hợp với câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật.

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mẫu 2

1. Khái niệm

Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà con người dùng trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

2. Dạng biểu hiện

– Dạng nói: đối thoại, độc thoại, đàm thoại

– Dạng lời nói bên trong:

+ Độc thoại nội tâm: tự nói với mình không phát ra tiếng

+ Đối thoại nội tâm: tự tưởng tượng ra một người nào đó đang trò chuyện với mình, đối đáp như cuộc thoại

+ Dòng tâm sự: suy nghĩ bên trong mạch lạc

3. Luyện tập

a, Lời khuyên chân thành khi giao tiếp. Câu ca dao khuyên mọi người nên sử dụng ngôn từ, cách nói năng đạt hiểu quả cao.

+ Cần giữ phép lịch sự, tôn trọng với người nghe

+ Câu ca dao thể hiện đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt luôn coi trọng mục tiêu thuyết phục tình cảm của người nghe.

Đọc thêm:  Đặt câu với quan hệ từ hễ - thì - Luật Hoàng Phi

→ Rút ra bài học: Cần biết cách nói chuyện, lựa lời để giao tiếp đạt hiệu quả.

Câu ca dao thứ hai: muốn biết vàng tốt hay xấu phải thử qua lửa, muốn biết chuông thử tiếng thấy độ vang.

Con người thông qua lời nói biết được tính nết như thế nào, người nói thanh lịch, có văn hóa hay sỗ sàng, cục cằn.

Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí đánh giá phẩm chất con người. Người “ngoan” là người biết nói khiêm nhường, nhã nhặn, biết kính trên nhường dưới.

b, Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói tái hiện: Lời nói của nhân vật năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh của nhà văn Sơn Nam)

Cách dùng từ ngữ:

– Nói tới vấn đề trong cuộc sống: chuyện bắt cá sấu.

– Về từ ngữ:

+ Sử dụng từ ngữ đậm chất Nam Bộ: ghe, xuồng, rượt

+ Từ ngữ xưng hô thân mật: tôi- bà con…

+ Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, kết hợp với câu cảm thán, câu hỏi, câu trần thuật

→ Cách sử dụng từ ngữ cho thấy tác giả là người Nam bộ, am hiểu nhiều nét đặc trưng về văn hóa, thói quen.

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt mẫu 2

1. Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:

Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống

2. Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

– Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại) một số trường hợp có cả dạng viết (nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân).

3. Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Luyện tập

a. – Câu thứ nhất: Lời nói tuy không mất tiền mua nhưng khi giao tiếp, ta nên ứng xử một cách khôn ngoan, nên biết khi nào cần nói thẳng, khi nào nên nói giảm, nói tránh, có như vậy lời nói của ta mới đạt được hiệu quả. Tuy nhiên không thể vì làm vừa lòng nhau mà ta lại nói những lời xu nịnh hay đôi khi không phải lời nói thẳng nào cũng làm vừa lòng người nghe. Vậy nên cần cân nhắc, “lựa lời” khi giao tiếp với mọi người.

Đọc thêm:  5 tips tự học bảng chữ cái tiếng Hàn cho người mới học hiệu quả nhất

– Câu thứ hai: Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đánh giá một con người. Một trong những tiêu chí ấy là lời ăn tiếng nói – cái được bộc lộ trực tiếp ra bên ngoài. Ở đây, câu nói có chỉ ra cách để nhận biết “người ngoan” – người không ngoan, khéo léo qua những lời nói họ sử dụng.

b. – Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng lời nói của nhân vật

– Việc dung từ ngữ địa phương ở đây giúp người đọc cảm nhận được sự suồng sã, thân mật trong cách nói và từ đây người đọc có thể thấy rất rõ ràng nhân vật này là người Nam Bộ thông qua phương ngữ mà ông sử dụng.

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Học tốt Ngữ văn 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau đây để việc học trở nên dễ dàng hơn:

  • Bài tập ôn tập tiếng Anh lớp 10 – Bài 4,5,6
  • Tóm tắt lý thuyết Địa lý 10 bài 18
  • Bài tập sinh học lớp 10: ADN, ARN và protêin
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button