Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội siêu ngắn
Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
I. Từ ngữ địa phương
– Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là “ngô”.Từ bẹ, bắp là từ ngữ địa phương, “ngô” là từ ngừ toàn dân.
II. Biệt ngữ xã hội
a. Trong đoạn văn của Nguyên Hồng tác giả dùng mẹ trong lời kể với độc giả, và mợ trong câu đáp với người cô hai người cùng tầng lớp xã hội. Mợ và mẹ là hai từ đồng nghĩa. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu. Còn mẹ là từ ngữ toàn dân.
b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp, trúng tủ có nghĩa là đề thi vào đúng câu đã ôn, đã học kĩ. Tầng lớp thường dùng các từ này là giới học sinh, sinh viên.
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Câu 1: (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý: Không nên lạm dụng phải sử dụng phù hợp đối tượng giao tiếp (độ tuổi, tầng lớp,…), phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc lạm dụng có thể gây khó khăn trong giao tiếp cũng như tác động tiêu cực tới tâm lí người đối thoại.
Câu 2: (trang 57 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Trong các đoạn thơ, văn trên tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội mô, bầy tui, ví, nớ hiện chừ, ra ni, ca, dằm thượng, mối nhằm mục đích đế tô màu sắc địa phương, tính cách của nhân vật và tăng tính biểu cảm.
Luyện tập
Câu 1: (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân RăngSao MiMày TrấyQuả HổngKhông ThơmDứa
Câu 2: (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Từ ngữ của tầng lớp học sinh:
– “Đúp” học: Không được lên lớp, phải học lại lớp cũ
Thằng Nam bị đúp do đánh nhau và thi trượt đấy bọn mày ạ.
– “Cúp” học: Trốn tiết, trốn buổi học
Hôm nay cúp học tiết 3 đi chơi net với tao đi Nam.
– “Phao”: Tài liệu
Ngày mai thi, mày đã chuẩn bị phao chưa?
Câu 3: (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
– Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương: a
– Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g
Câu 4: (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được
(Thăm lúa – Trần Hữu Thung)
Từ ngữ địa phương: lổ, răng
Bài giảng: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn bài lớp 8 ngắn gọn, hay khác:
- Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Soạn bài Cô bé bán diêm
- Soạn bài Trợ từ, thán từ
- Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả – Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt – Tập làm văn
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 8
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
Săn SALE shopee tháng 6:
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!