[SGK Scan] Mẹ tôi – Sách Giáo Khoa
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ”. Để cảnh cáo ” tôi, bố đã viết thư này. Đọc thư tôi xúc động vô cùng. “Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ! Bốnhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển” của con, quằn quại” vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con !… Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à ! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư ? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thểhi sinh tính mạng để cứu sống con! Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ại:Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn, trưởng thành”, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng. Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận“”, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm” con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”. En-ri-cô này ! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong.ân bội nghĩa” trên trán10con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc” với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố:bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.Bố của con”(Ét-môn đô đơA-mi-xi”), Những tấm lòng cao cả, Sđd)Chú thích (*) Ét-môn-đô đơA-mi-xi (1846 – 1908), nhà văn I-ta-li-a (Ý), tác giả của các cuốn sách: Cuộc đời của các chiến binh (tập truyện ngắn, 1868), Những tấm lòng cao cả (truyện thiếu nhi, 1886), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (tập truyện ngắn, 1892),… (1) Lễ độ: thái độ được coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp. (2) Cảnh cáo: phê phán một cách nghiêm khắc đối với những việc làm sai trái. (3). Hơi thở hổn hển:hơi thở mạnh, ngắt quãng khó khăn, mệt nhọc. ” (4) Quằn quại: chỉ tình trạng đau đớn, vật vã của cơ thể. Ở đây chỉ trạng thái tình cảm đau đớn tột độ khi trong lòng có nỗi lo âu, buồn bã. (5) Trưởng thành: đã trở thành người lớn. (6) Hối hận: lấy làm tiếc và day dứt, đau đớn, tự trách mình khi nhận ra đã làm một điều gì đó sai lầm. (7) Lương tâm : chỉ yếu tố tinh thần giúp bản thân nhận ra được cái đúng, cái sai về đạo đức để có thể tự điều chỉnh việc làm của mình (lương: tốt, lành; tâm: trái tim, lòng người), (8) Khổ hình: hình phạt nặng nề, khổ sở về thể xác. (9) Vong ân bội nghĩa: quên ơn (vong ân), trái với đạo nghĩa (bội nghĩa). (10). Bội bạc: phản lại người tốt, người đã từng giúp đỡ mình.Đọc – HIÊU VẢN BẢN1. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?112. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào ? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy ?3. Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô ? Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào ?4. Theo em, điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lí do sau:a). Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.b). Vì En-ri-cô sợ bố.c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.d). Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.e). Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.Ngoài những lí do trên, có còn lí do nào khác không ?5.* Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?Ghi nhớ”Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”(A-mi-xi)LUYÊN TÂP 1. Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.2. Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền.ĐOC THÊM THUGUIME Con thường sống ngẩng cao đầu mẹạ Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kì Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghiNhưng mẹ ơi con xin thú thật Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất Con thấy mình bé nhỏ làm sao. (Hen-rích Hai-nơ, Tế Hanh dịch)
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!