Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạ cùng theo dõi bài viết

I. Dàn ý Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”

Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô).

2. Thân bài

a. Giải thích

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được: đề cao vai trò của việc học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức đối với phát triển bản thân. Cái nhận được ở đây là những tinh hoa kiến thức được chắt lọc từ bao đời nay.

Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi: vế này đề cao vai trò của tình cảm, đời sống nội tâm của con người. Muốn có một trái tim nồng hậu thì phải biết yêu thương và cho đi.

→ Câu nói đề cao vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương.

b. Phân tích

Điều mà trí tuệ “nhận được” chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao.

Đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. Cho đi tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn.

→ Sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người vừa có tài, vừa có đức để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Lại có những người sống lạnh lùng, ích kỉ, chỉ thích nhận lại mà không muốn cho đi, không muốn yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh,… Những người này thật đáng chỉ trích và cần thay đổi cách sống của bản thân.

e. Liên hệ bản thân

Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Nỗ lực học tập để trở nên giỏi giang, bên cạnh đó cũng cần sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô).

Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích ý kiến

– Trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu.

– Con tim là tình cảm, cảm xúc và thuộc về phương diện tinh thần của con người.

b. Bàn luận, phân tích ý kiến

– “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”

+ Trải qua quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng từ kho tàng tri thức của nhân loại, con người sẽ làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ.

+ Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao.

– “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”

+ “cái cho đi” chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người.

+ Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn.

– Mối quan hệ giữa sự giàu có của trí tuệ và con tim:

+ Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác.

+ Khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để làm những điều có ý nghĩa cho người khác.

c. Bài học nhận thức và hành động

– Con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện.

– Lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, tàn nhẫn với những người xung quanh.

3. Kết bài

Khẳng định vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô)

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 1

Xã hội được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, con người giữ vai trò, vị trí vô cùng quan trọng. Sự phát triển của con người cũng như tình cảm mà con người dành cho nhau chính là nền tảng để xã phát triển. Để khuyên nhủ ta trau dồi cả tri thức và đạo đức, Vích-to Huy-gô đã nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được đề cao vai trò của việc học tập, tiếp thu, tích lũy kiến thức đối với phát triển bản thân. Cái nhận được ở đây là những tinh hoa kiến thức được chắt lọc từ bao đời nay. Còn con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi đề cao vai trò của tình cảm, đời sống nội tâm của con người. Muốn có một trái tim nồng hậu thì phải biết yêu thương và cho đi. Câu nói đề cao vai trò của việc tích lũy kiến thức và sống yêu thương đối với sự phát triển toàn diện của con người. Điều mà trí tuệ “nhận được” chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. Cho đi tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn. Sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người không chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức để nâng cao giá trị bản thân. Lại có những người sống lạnh lùng, ích kỉ, chỉ thích nhận lại mà không muốn cho đi, không muốn yêu thương, san sẻ, giúp đỡ những người xung quanh,… Những người này thật đáng chỉ trích và cần thay đổi cách sống của bản thân. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần trau dồi, hoàn thiện bản thân không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức. Nỗ lực học tập để trở nên giỏi giang, bên cạnh đó cũng cần sống yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn. Mỗi ngày nỗ lực hoàn thiện bản thân mình một chút, ta sẽ sớm có được thành công cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất để xã hội phát triển văn minh, thịnh vượng hơn.

Đọc thêm:  Giải thích ý nghĩa tục ngữ 'Phép vua thua lệ làng' nói về điều gì? - VOH

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 2

Nhân cách con người được hình thành từ hai mặt chủ yếu: trí tuệ và tâm hồn. Nhưng làm thế nào bồi dưỡng trí tuệ và nâng cao tâm hồn để hoàn thiện nhân cách? Vích-to Huy-gô đã chỉ ra cho chúng ta con đường phát triển của chúng: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.

Trí tuệ con người chính là khối lượng kiến thức mà con người thu nhận được từ thế giới khách quan, từ kho tri thức của nhân loại. Cho nên “trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”: con người càng thu nhận, tích lũy được nhiều kiến thức thì trí tuệ càng giàu, sự hiểu biết càng sâu rộng. Một sinh viên đại học chắc chắn kiến thức phải “giàu” hơn một học sinh tiểu học, một người già nhất định trí tuệ phải phong phú hơn một em bé. Con đường làm giàu trí tuệ chỉ có thể là con đường nhận vào trí óc mình kho tri thức của nhân loại – đó là học tập, học tập suốt đời như Lê-nin nói: “Học, học nữa, học mãi”, trong đó “lấy tự học làm cốt” (Hồ Chí Minh). Dĩ nhiên, không chỉ học tập ở trường, ở thầy, ở bạn, mà còn học tập nhân dân, học tập trong sách và trong cuộc sống: nguồn tri thức để nhận vào thật phong phú và mở rộng trước mắt mọi người – chỉ cần ta quyết tâm và biết cách học tập.

Ngược lại với cơ chế nhận vào của trí tuệ là cơ chế cho đi của trái tim: “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Vì sao vậy? “Cho đi” ở đây là chia sẻ tình cảm của mình đối với người khác, là yêu thương, quan tâm đến đồng loại. Trái tim biết “cho đi” là một trái tim nhân ái, vị tha, và “cho đi” càng nhiều thì yêu thương càng lớn, con tim càng giàu. Trong cuộc sống của dân tộc ta hiện nay không hiếm những con tim “giàu lên” như thế. Chàng trai Nguyễn Hữu Ân vừa đi làm, vừa học đại học, lại vừa nuôi cả hai người mẹ ruột và mẹ nuôi bị bệnh hiểm nghèo; cô sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh vừa học vừa lao động kiếm sống, lại tự nguyện nhận nuôi dạy ba em nhỏ bị khiếm thị; em Đỗ Nhật Nam 6 tuổi, học lớp 1, trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội đã có sáng kiến vận động các bạn quyên góp tiền ủng hộ các bạn học sinh có người thân bị nạn trong vụ gãy nhịp dẫn cầu cần Thơ được 3 triệu đồng,… Và còn biết bao tấm lòng vàng, những nghĩa cử cao đẹp, những Mạnh Thường Quân khác… Tất cả họ đều biết “cho đi” để làm cho trái tim “giàu lên”. Và nếu trái tim mọi con người đều giàu lên như thế thì cuộc đời sẽ thân ái, tốt đẹp, đáng sống biết bao! Phải chăng đó chính là cái ý vị triết lí – cũng là bức thông điệp hàm ẩn mà nhà văn muốn nhắn nhủ với chúng ta trong câu nói?

Ở đây, nhắc đến vế thứ nhất “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được” chính là để nhấn mạnh vào vế thứ hai “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trong một xã hội còn nghèo đói, bất công, còn những con người và những cảnh đời bất hạnh thì điều quan tâm của Vích-to Huy-gô là những trái tim biết cho đi để cưu mang giúp đỡ người khác, để làm ấm lòng đồng loại. Một sự cho đi như thế không bao giờ là một sự mất đi mà chính là một sự được lại, một sự được lại lớn lao và có ý nghĩa, bởi không chỉ được ở người ta chia sẻ mà còn ở chính ta nữa: trái tim ta sẽ giàu luôn nhờ sự cho đi đó. Muốn vậy, phải biết đồng cảm và yêu thương mọi người, không thờ ơ lạnh nhạt trước cuộc sống cộng đồng, đặc biệt đối với những người còn nghèo khổ, những người tàn tật, những nạn nhân chất độc da cam,… Hãy mở rộng vòng tay nhân ái để đón những trẻ em lang thang, cơ nhỡ, những con người không nơi nương tựa, hãy sống chung với HIV/AIDS,… cùng chung tay xây dựng tổ ấm cho những người bất hạnh. Hãy chống bệnh vô cảm và luôn nhớ rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt.” (Lu-thơ Kinh).

Vì thế, thông điệp trong câu nói của Vích-to Huy-gô cách đây hơn một thế kỉ cũng là tâm nguyện và hành động của chúng ta trong những ngày hôm nay. “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” – có phải đó cũng chính là điều mà mỗi chúng ta đang phấn đấu vươn tới để thành những con người vừa giàu trí tuệ vừa giàu lòng nhân ái trong thế kỉ XXI này?

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 3

Trí tuệ và tâm hồn là hai phương diện quan trọng thể hiện giá trị và vị thế của con người đối với đời sống xã hội. Bởi vậy, chúng ta cần không ngừng học hỏi để nâng cao trí tuệ và luôn quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh để nuôi dưỡng đời sống tâm hồn. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Câu nói đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc về việc hoàn thiện hai phương diện trí tuệ và tâm hồn của con người.

Như chúng ta đã biết, trí tuệ là vốn kiến thức, hiểu biết của con người sau quá trình nhận thức, tư duy bằng việc quan sát, học hỏi, tiếp thu. Trí tuệ của con người càng cao khi người đó biết tiếp nhận, làm mới tri thức và không ngừng học hỏi. “Con tim” là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm, cảm xúc, đời sống tâm hồn và thuộc lĩnh vực tinh thần của con người. Nếu trí tuệ là biểu tượng cho sự lí trí, sáng suốt thì con tim là sự thể hiện của tình cảm, cảm xúc. Đây là hai phương diện quan trọng tác động và chi phối đến quan điểm cũng như thái độ sống của con người. Như vậy, câu nói trên đã thể hiện bài học sâu sắc và ý nghĩa về việc rèn luyện trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn.

Đọc thêm:  Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những cảm nghĩ gì?

“Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được” bởi để nắm bắt được tri thức, chúng ta cần trải qua một chặng đường mang tính tư duy. Điều mà trí tuệ “nhận được” chính là kho tàng tri thức của nhân loại sau quá trình chính là quá trình học tập, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, từ đó làm giàu vốn hiểu biết của bản thân và nâng tầm trí tuệ. Khi tích lũy được nhiều kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm thì trình độ, sự hiểu biết và trí tuệ của con người ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, Lê – nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” để khẳng định vai trò của việc học. “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” bởi đời sống tâm hồn cần được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia. “Cái cho đi” chính là tình cảm, cảm xúc, tình yêu thương, sự đồng cảm trong mối quan hệ giữa người với người. Khi biết quan tâm, chia sẻ tình thương với người khác, trái tim của con người sẽ càng ấm áp, hạnh phúc hơn và giàu có, phong phú hơn về mặt tình cảm, cảm xúc để nuôi dưỡng tâm hồn, bởi: “Tình thương chính là hạnh phúc của con người”. Đặc biệt, sự giàu lên của trí tuệ và sự giàu lên của con tim luôn có mối quan hệ tác động qua lại. Khi có trí tuệ sáng suốt, chúng ta sẽ có cơ hội và khả năng thực hiện những điều có ích cho người khác. Ngược lại, khi có trái tim giàu lòng yêu thương và nhân ái, con người sẽ biết vận dụng trí tuệ để tạo nên những điều diệu kì.

Như vậy, con người cần không ngừng bồi đắp trí tuệ và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để cân bằng, hài hòa hai phương diện, giống như bức thông điệp mà câu nói sau truyền tải: “Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn, cũng cần phải được ăn uống”. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những người có trí tuệ nhưng sống vô tâm, ích kỉ và tàn nhẫn với những người xung quanh.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói trên đã để lại một bài học có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện, bồi đắp trí tuệ, tâm hồn. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tích cực, nỗ lực trong học tập, rèn luyện, không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết, đồng thời luôn quan tâm, sẻ chia đối với những người xung quanh, bởi: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Trịnh Công Sơn).

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 4

Phần “con” trong hai tiếng CON NGƯỜI thuộc đời sống bản năng, tự nhiên mà tạo hóa ban cho. Đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu sinh lý. Những điều đó tồn tại vô thức trong con người, sinh ra ai cũng có. Tuy nhiên, phần “người” trong hai tiếng CON NGƯỜI lại thuộc đời sống xã hội. Sống trong cộng đồng, mỗi con người cần có trí tuệ, học thức để lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Con người cũng không thế tồn tại được nếu không có đời sống tinh thần, tấm lòng yêu thương. Các loài động vật ăn thịt có thể tàn sát nhau, giết hại những động vật khác để tồn tại; nhưng con người muốn sống, muốn phát triển thì cần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “Lá lành đùm lá rách” và thậm chí là “lá rách ít” đùm “lá rách nhiều”.

Trước tiên con người cần trí tuệ và “trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được”. Tôi hay bất cứ người nào, lúc mới sinh ra không hề biết nói, biết đọc sách, biết quan tâm đến mọi người… Nhưng qua năm tháng, bộ não phát triển, nhu cầu trau dồi kiến thức, trí tuệ dần được hình thành. Trí tuệ bao gồm kiến thức, khả năng suy nghĩ, trình độ vãn hóa của con người. Trí tuệ không tự sinh ra mà con người phải thu nhận, bồi đắp. Thiên tài cũng chỉ có một phần trăm là bẩm sinh, còn chín mươi chín phần trăm còn lại là do rèn luyện. Có nhiều con đường đê bồi đắp kiến thức. Thứ nhất qua sách vở. Đó là kho tư liệu giàu có phong phú, đúc rút kinh nghiệm, tri thức qua hàng nghìn thế hệ. Đọc sách cũng là con đường thẳng dần ta đến nhiều nền văn hóa, xóa khoảng cách không gian và thời gian. Nhưng những kiến thức trong sách vở do người khác trải nghiệm mà viết nền. Chúng ta chỉ thu nhận một cách thụ động. Muốn phát triển toàn diện tri thức cũng cần có vốn sống, kinh nghiệm thực tế. Bản thán kiến thức trong sách vở dù phong phú nhưng không thể bao quát toàn bộ kiến thức của nhân loại. “Những điều ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều ta chưa biết là cả đại dương”. Trong tiếng hát tưởng như quen thuộc, bình dị ở làng quê, Nguyễn Trãi học được tiếng nói của những người trồng đay, trồng gai: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. L. Tônxtôi thường mua vé tàu hạng bét để được trò chuyện với những người dân nghèo hoặc lắng nghe họ trò chuyện. Qua quá trình trải nghiệm cuộc sống, M. Gorki mới có thể sáng tác Những trường đại học của tôi, kể về những cảnh đời bất hạnh mà nhà văn từng đi qua.

Bồi đắp trí tuệ, nâng cao học vấn không chỉ đáp ứng nhu cầu cho bản thân mà còn góp sức mạnh cống hiến cho xã hội. Có trí tuệ, con người trở nên văn minh, lịch sự, không nhất thiết để làm chức tước sang trọng mà trước hết đế xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Học thức là điều kiện quyết định cho sự phát triển của loài người. Niutơn từng bị một quá táo trên cành cây rụng vào đầu nhưng nếu không có sự tìm tòi, nghiên cứu thì ông không thể khẳng định: Trái đất có lực hút. Người nghệ sỹ nhờ có trí tuệ mới góp cho đời những bản nhạc hay, những bức tranh đẹp, những tác phẩm văn học bất hủ. Nhà khoa học có tư duy, học vấn giúp cho đời những công trình nghiên cứu đồ sộ. Tuy nhiên, bên cạnh những con người ngày đêm học tập, nghiên cứu trau dồi kiến thức vẫn còn có những kẻ lười biếng, sống ỷ lại vào người khác. Hoặc những kẻ có trí tuệ thì đi làm việc tàn ác như Hítle – Chủ nghĩa Phát xít, và Pônpốt — Chủ nghĩa diệt chủng Khơme Đỏ. Những người có tài, có tâm là viên ngọc quý của nhân loại, còn những kẻ có tài mà bất nhân lại là hiểm họa cho con người.

Để phát triển một cách toàn diện, con người cần dung hòa giữa hai mặt Tình – Trí, khát vọng – bổn phận. Có trí tuệ chưa đủ vì con người còn mang trong mình trái tim sôi trào nhựa sông với tấm lòng yêu thương. Tình thương yêu không chỉ giữ riêng cho mình mà còn dành cho mọi người. Vì thế mà “con tim giàu lên nhờ nó cho đi”. Sở dĩ như vậy vì chỉ có quan tâm, chia sẻ với nỗi đau của người khác, dành yêu thương cho mọi người, tình thương mới được nhân lên, mới có ý nghĩa. Bản thân chúng ta muốn nhận yêu thương của người khác thì cũng cần cho đi. Khái niệm “cho” và “nhận” vừa là quy luật và cũng là định lí. Có người cho rằng một trái tim đẹp là luôn căng tràn, tròn đầy, màu sắc đỏ tươi. Nhưng theo tôi, họ mới chỉ nhìn vào hình thức bề ngoài để đánh giá. Trái tim đó chỉ có thế trưng bày trong tủ kính, không phải dành cho yêu thương. Một trái tim tuy có nhiều chỗ lồi lõm nhưng chỗ lõm là khi lấy mảnh trái tim gắn cho người khác và chỗ lồi là nhận lại từ người khác. Đó mới là trái tim của yêu thương.

Theo quan niệm của nhà Phật, cuộc sống là bể khổ vô biên. Và cũng có người nói: “Cuộc sống là một trường tranh đấu. Con người đang sống là đang chiến đấu”. Bởi vậy, nếu không có trái tim giàu yêu thương với mọi người, có thái độ sống vị tha, mỗi chúng ta không thế sống hạnh phúc. Sống vì người khác giúp ta bớt lạnh lùng, bàng quan, có thể nâng đỡ nhiều thân phận khổ đau, bất hạnh. Bill Gate là một tỉ phú nhưng luôn phát động và quyên góp từ thiện giúp châu Phi từng bước cải thiện đời sống, giải quyết về căn bản tình trạng đói nghèo, bệnh tật. Việt Nam tuy mới chỉ là nước đang phát triển nhưng luôn nêu cao tinh thần tương thân, tương ái thông qua chương trình ủng hộ lũ lụt miền Trung, xóa đói giảm nghèo, “Trái tim cho em”,… hay phong trào “Kí tên vì công lí” trở thành sự kiện tại Việt Nam là tín hiệu vô cùng khả quan cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Đi đâu cũng thấy người trẻ, người già, sinh viên học sinh hỏi nhau “đã kí tên vì công lí chưa?” mà thấy vui trong lòng. Điều đó minh chứng chúng ta không vô cảm trước nỗi đau của dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân giàu tình thương vẫn còn những hiện tượng sống vô cảm, lạnh -lùng, vị kỉ, hẹp hòi. Em bé trong câu chuyện Cô bé bán diêm của Anđecxen sẽ không chết nếu những người giàu có mua cho em những bao diêm để em có thể về nhà. Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thây không ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và… quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến đường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Những hiện tượng ấy thật đáng buồn biết bao!

Đọc thêm:  Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt tác giả Kim Lân - Bút Bi Blog

Như vậy, “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được” và “Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Đọc những dòng ấy tôi bỗng thấy ngỡ ngàng vì mình chưa thực sự xứng đáng với những mong mỏi của thầy cô và gia đình. Là một học sinh, tôi vẫn mải chơi vì chưa được trải nghiệm thực tế, vẫn còn sống trong bao bọc mà không hiểu được rằng: muốn hạnh phúc sung sướng trong tương lai thì ngay ngày hôm nay cần khổ công rèn luyện. Không chỉ học trong sách vở mà còn học ở thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Tôi thấy xót xa vì nhiều lần nói chuyện nhát gừng với mẹ, hay không làm bài tập cô cho. Trí tuệ và tình yêu thương, trái tim nhân hậu của mọi người đã giúp tôi và cả loài người tiến xa hơn, thực sự thoát khỏi đời sống tự nhiên.

Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô) mẫu 5

Trái tim chính là tâm hồn của chúng ta. Chỉ có trái tim mới làm cho chúng ta xích lại gần nhau, làm cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn, làm cho thế giới này ấm áp lên. Nhà văn Pháp Vichto Huygô có một câu nói sâu sắc mang tính triết lí: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”. Trí tuệ giàu có, con tim giàu có là sự phong phú, đầy đủ của kiến thức và tình cảm trong tâm hồn.

Nói đến trí tuệ là nói đến khả năng nhận thức của một con người. Người giàu về trí tuệ là người có kiến thức sâu rộng, có khả năng suy xét, thấu suốt mọi vấn đề. Cách nói “trí tuệ giàu” là cách nói ẩn dụ, nhằm biểu đạt ý nghĩa rằng khả năng nhận thức của con người đạt đến trình độ cao. Để có được trí tuệ, con người phải trải qua quá trình tích lũy, rèn luyện, trau dồi. Muốn trí tuệ giàu lên, muốn có khả năng nhận thức ngày càng đạt trình độ cao, con người phải học tập, lĩnh hội kiến thức. Trong thực tế, khả năng nhận thức của một con người tùy thuộc vào lượng kiến thức mà họ lĩnh hội được. Hơn nữa con người có thể nhận thức tốt hay không tốt vấn đề nào đó thì nó lại phụ thuộc vào “cái nhận được” tức là kiến thức mà con người đã lĩnh hội trong quá trình sống. Điều đó có nghĩa là ta phải luôn luôn học hỏi không ngừng, học mọi lúc, mọi nơi, học từ thầy cô, học từ bạn bè, “học như thể bạn còn sống mãi”. Phải biết không thỏa mãn với sự hiểu biết của mình và luôn phấn đấu tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Hãy lấy Hồ Chí Minh làm tấm gương. Người là một nhà quân sự tài ba, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, vậy mà cho đến khi đi xa, Người chưa bao giờ ngừng học tập. Người học tiếng Anh, Người lại học tiếng Pháp, tiếng Trung… Chẳng phải trí tuệ của Người giàu có nhờ sự ham học hỏi của Người đó sao! Đác-uyn cũng là một nhà bác học tài ba của nước Đức cũng đã nói với con gái mình: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Đây là một thái độ học tập đáng khâm phục để chúng ta noi theo.

Nếu như trí tuệ biểu trưng cho sự hiểu biết thì con tim là biểu trưng của tình cảm và tình thương yêu của con người. Người có con tim giàu có là người mang tâm hồn trong sáng, cao đẹp, giàu cảm xúc, biết yêu thương, biết cảm thông, biết quan tâm đến người khác. Với tâm hồn phong phú, con người ta biết rung động ở nhiều cung bậc tình cảm, có lòng yêu thương tới mọi kiếp sống: cỏ cây, hoa lá, loài vật và con người. Cái mà trái tim cho đi chính tình yêu thương, sự quan tâm, sự cảm thông. Bời chỉ có chia sẻ tình yêu thương đến mọi người thì ta mới nhận lại được sự yêu thương và tâm hồn mới trở nên cao đẹp, thanh cao, trong sáng. Có thể chỉ một hành động giản dị như dắt cụ già hay em nhỏ qua đường hay chia sẻ vui buồn với người bạn cùng lớp cũng đem đến cho mọi người niềm hạnh phúc và chính mình cũng cảm thấy vui. Khi mang lại hạnh phúc cho người khác thì cũng là lúc con tim ta đón nhận cảm xúc tuyệt vời, đó là cảm xúc của sự hạnh phúc. Cứ thế, hạnh phúc trong tâm hồn ta càng ngày càng lớn lên theo mỗi hành động tốt đẹp của ta. Tình yêu thương là một thứ thật kì lạ. Nó có thể biến ngày thường thành một ngày hội, biến kẻ thù thành tri kỉ, đem những kẻ xấu xa trở về với cuộc sống lương thiện. Nhờ tình yêu thương, chăm sóc dịu dàng của Thị Nở mà bản chất lương thiện trong con người Chí Phèo đã được thức tỉnh và muốn nghe những âm thanh của cuộc sống. Có lẽ “cái gì xuất phát từ trái tim đã đi đến trái tim” và làm nên những điều kì diệu.Câu nói của Victo Huygô đã mở ra một quan niệm về cuộc sống mới cho chúng ta, đó là “sống là phải học và yêu thương”.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ của em về câu nói: “Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được. Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi” (Vích-to Huy-gô). Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Trong Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ), Vũ Trọng Phụng viết: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”

  • Suy nghĩ về tham nhũng
  • Tác dụng của nghệ thuật miêu tả tương phản trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
  • Suy nghĩ về ý kiến sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội
  • Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói lớn rồi mới thấy giỏi là khiến người khác nể chứ không phải khiến người khác sợ
  • Suy nghĩ về câu nói Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button