Phân tích ý nghĩa đoạn kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân tuyển chọn 5 bài văn mẫu siêu hay gồm bài phân tích ngắn gọn, đầy đủ, bài làm của học sinh giỏi. Qua đó giúp cho các em học sinh lớp 12 có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng luyện văn ngày một tốt hơn.
TOP 5 bài suy nghĩ về kết thúc của truyện Vợ nhặt dưới đây các em có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn tốt đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình học và ôn thi THPT Quốc gia sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu: Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, phân tích nhân vật Thị, tóm tắt Vợ nhặt, phân tích bà cụ tứ, phân tích nhân vật Tràng.
Dàn ý suy nghĩ về kết thúc của truyện Vợ nhặt
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về nạn đói. Truyện có kết thúc đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng và khắc sâu hơn cho chủ đề của tác phẩm.
II. Thân bài:
– Khái quát kết thúc truyện:
+ Trong bữa cơm ngày đói, để xóa đi bầu không khí trầm lặng vì ám ảnh đói khát, người vợ nhặt đã kể chuyện đoàn người đói phá kho thóc Nhật chia cho dân đói.
+ Lắng nghe câu chuyện của vợ, hiện lên trong tâm trí Tràng lúc ấy là hình ảnh về đám người đói đi trên đê và lá cờ đỏ bay phấp phới.
– Hình ảnh đám người đói và lá cờ đó cùng với vai trò khép lại câu chuyện đã mang đến nhiều liên tưởng sâu sắc và củng cố vững chắc cho nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
+ Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng.
-> Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc bấy giờ qua kết thúc truyện mang tính gợi mở.
+ Kết thúc truyện cũng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân khi trân trọng vào sức sống mạnh mẽ của con người ngay cả khi bị đặt trên ranh giới giữa sự sống và cái chết.
III. Kết bài:
– Truyện ngắn Vợ nhặt được kết thúc mở gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được khắc họa và miêu tả trong câu chuyện.
Dàn ý số 2
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt
- Dẫn dắt giới thiệu hai ý kiến bàn về tác phẩm Vợ nhặt
- Khái quát về tác giả, tác phẩm .
II. Thân bài
1. Tác giả Kim Lân: Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng ruộng”.Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”.Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.
– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).
2. Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.
Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà Tràng cũng rất thảm hại“Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,
3. Trình bày ý kiến của bản thân về cách kết thúc truyện.
*Bàn luận về ý kiến: “Đó là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”
– Đó là cách kết truyện tự nhiên phù hợp.
- Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai, lũ lụt…Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến thảm cảnh nạn đói năm 1945. Những người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
- Sự hợp lí ở đây là họ chỉ mới bắt đầu nhận thức về cách mạng, đó mới chỉ là ánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Nhà văn không kết thúc câu chuyện ở việc Tràng đi làm cách mạng rồi kêu gọi quần chúng nhân dân cùng đứng lên đấu tranh. Nếu như vậy e rằng có phần gượng ép và ảo tưởng. Ở đây mới dừng lại ở việc qua lời người vợ mà Tràng đã nhớ lại có lần anh đã nhìn thấy đoàn người đi phá kho thóc và được nghe nói họ là Việt Minh. Quá trình nhận thức ấy được diễn tiến từ từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp.
– Đó còn là cách kết truyện mở và sáng.
- Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật khéo léo khi Kim Lân để “lửng”.Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ, chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi.
- Một điểm nữa trong cách kết truyện của Kim Lân là có kết truyện “sáng” không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.Trước đây, nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn cảm nhận tình yêu thương…nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà văn Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp bức của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực giống như cái tiền đồ của chị”…Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát. Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc…Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng cận kề cái chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng tin tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu tranh . Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người.
* Bàn luận về ý kiến: “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”.
Còn có ý kiến cho rằng “Đó chưa phải là một cái kết thực sự tự nhiên”, còn gượng ép về mặt nghệ thuật.Có thể lí giải điều này bởi có người cho rằng không khí truyện còn ngập tràn trong cảnh đói khát, thiếu sinh khí và hiện thực về cái chết là điều khó tránh khỏi. Những người nông dân ở đây chỉ là những con người nhỏ bé chưa hiểu gì về cách mạng và họ chưa đủ khả năng để làm thay đổi cuộc sống của mình. Vì thế cho rằng âm thanh của tiếng trống thúc thuế và hình ảnh lá cờ có phần gượng ép. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, tất cả sự nhận thức về cách mạng của người nông dân có thể đến bởi họ đang sống trong những ngày sôi sục trong những ngày tiền khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám.
*Ý kiến cá nhân.
Dù có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, đó là quyền của mỗi người trong việc cảm nhận văn chương nhưng với bản thân có thể thấy mạch truyện vẫn logic về nội dung tư tưởng. Tác phẩm đã phản ánh rõ hiện thực cuộc sống của người nông dân lúc bấy giờ, nó mang dấu ấn của thi pháp thời đại, lối kết thúc có hậu đã phản ánh đúng những đặc điểm của văn học cách mạng lúc bấy giờ.
* Bàn luận mở rộng vấn đề : So sánh với các tác phẩm trước đó và cùng thời
– So sánh với các tác phẩm trước như “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố, “Chí Phèo”
– Nam Cao…để thấy sự khác nhau trong cách kết thúc của văn học hiện thực phê phán trước năm 1945 và văn học cách mạng sau 1945.
– So sánh với tác phẩm cùng thời như “Vợ chồng A Phủ”-Tô Hoài để thấy điểm tương đồng trong các tác phẩm sau 1945 đồng thời cũng thấy rõ đặc điểm thi pháp của văn học sau 1945.
III. Kết bài : Đánh giá chung về cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, khẳng định ý kiến cá nhân về các kết truyện,
Ý nghĩa đoạn kết Vợ nhặt cực hay – Mẫu 1
Nếu kết thúc truyện “Tắt đèn”, chị Dậu chạy ra khỏi nhà tên quan huyện trong một đêm đen “như cái tiền đồ của chị”; nếu kết thúc truyện “Chí Phèo” là cái chết trong đau đớn của Chí và hình ảnh thị Nở nhìn nhanh xuống bụng nghĩ đến cái lò gạch cũ bỏ không như dự báo một Chí Phèo con ra đời thì Kim Lân lại tìm một hướng đi khác cho câu chuyện nhặt vợ cười ra nước mắt của anh cu Tràng. Kim Lân đã không để cuộc đời của các nhân vật chìm đắm trong bóng tối của đói nghèo và cái chết, hình ảnh Việt Minh cùng lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện cuối tác phẩm “Vợ nhặt” đã tạo nên cho truyện một kết thúc “mở, tự nhiên và sáng”.
Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, Kim Lân được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều như mang trong đó mùi của rơm rạ, khói bếp, lúa đồng, mùi của cuộc sống nông thôn cơ cực, nhọc nhằn..
“Vợ nhặt” được viết lên mang cái tình của Kim Lân dành cho những người nông dân nghèo khổ, lam lũ mà chất phác, yêu đời. Nhân vật chính của truyện là anh cu Tràng – anh chàng kéo xe thuê nghèo khổ, xấu xí, lại là dân ngụ cư. Giữa những ngày đói khủng khiếp của năm Ất Dậu, hắn bỗng dưng “nhặt” được vợ chỉ qua hai lần gặp gỡ và mấy bát bánh đúc. Hắn đưa vợ về nhà trong sự ái ngại những người dân xóm ngụ cư, trong trạng thái ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bà mẹ hắn. Với lòng nhân hậu, yêu thương, bà cụ đã đón nhận người vợ nhặt. Chi tiết kết thúc truyện là bữa cơm mừng dâu mới với âm thanh dồn dập của tiếng trống thúc thuế, với câu chuyện người vợ Tràng kể về sự nổi dậy của người dân vùng cách mạng và hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong óc Tràng khi nghe câu chuyện ấy.
Trước hết, đoạn kết truyện tiếp tục hoàn thiện bức tranh về nạn đói thảm khốc năm Ất Dậu. Nếu ở phần đầu, tác giả tập trung miêu tả hiện thực qua hình ảnh những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma, những chiếc thây nằm còng queo bên đường.. thì phần cuối, giữa không khí có phần im lặng, “tủi hờn” của bữa ăn mừng dâu mới, một âm thanh dồn dập, vội vã bỗng dội lên: Âm thanh của tiếng trống thúc thuế – âm thanh gây ám ảnh kinh hoàng đối với những người dân đói khổ. Bởi sau chuỗi âm thanh ấy là biết bao thảm cảnh đau thương. Kim Lân không miêu tả trực tiếp, nhưng ta có thể hình dung thảm cảnh ấy qua hình ảnh gia đình chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của tiểu thuyết “Tắt đèn”.
Phụ họa cùng âm thanh tiếng trống là hình ảnh đàn quạ “lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen.” Loài vật “biểu tượng” cho sự chết chóc này đâu phải xuất hiện một lần. Âm thanh tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” mà Kim Lân miêu tả trong đoạn trước đã được chuyển hóa thành “những đám mây đen” như phủ bóng đen của cái chết lên bầu trời, lên thân phận của những con người đói khổ dưới mặt đất.
Trong khi người con dâu ngơ ngác chưa biết tiếng trống gì, thì lòng người mẹ nghèo đã chất đầy bi thương. Tiếng trống quá quen thuộc mỗi ngày ấy lại có sức “sát thương” ghê gớm:
“Trống thúc thuế đất. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ.. Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.”
Câu nói của cụ Tứ giúp người đọc hiểu rõ hơn nguyên nhân của tình cảnh thê thảm khiến trong vòng ba tháng hơn hai triệu đồng bào ta chết đói: Thực dân Pháp thì thi hành những “luật pháp dã man”, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay phục vụ cho mục đích chiến tranh. Lời than thở của cụ Tứ cũng chính là lời kết tội đanh thép của nhà văn hướng về phía bọn xâm lược bạo tàn.
Nhận thức về hiện thực khiến cụ Tứ vừa mới đây còn vui vẻ nói nói, cười cười, bàn tính toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau, giờ đây, tâm trí cụ lại như rơi vào điểm đáy. Cụ lo lắng: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ”. Tiên cảm về cái đói, cái chết giống như bóng đen trở đi trở lại ám ảnh cụ. Hiện thực quá khốc liệt khiến cụ không thể vui trọn vẹn trong ngày đại hỷ của con. Dòng nước mắt hiếm hoi nơi kẽ mắt kèm nhèm lần nữa nhỏ xuống. “Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc.”
Nếu như theo “mô típ” của dòng truyện hiện thực trước Cách mạng, Kim Lân có thể đã kết thúc truyện ở những dòng nước mắt bi thương của người mẹ nghèo. Nếu vậy, cái kết này sẽ giống với cái kết của Chí Phèo, Một bữa no, Bước đường cùng hay Tắt đèn.. Nhưng không, Kim Lân đột ngột chuyển mạch truyện sang một hướng mới, tươi sáng, lạc quan hơn.
Câu chuyện của chị con dâu kể về mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa, mà còn phá cả kho thóc Nhật chia cho người đói là bước ngoặt đầu tiên của kết truyện. Chuyện không đóng thuế, phá kho thóc.. dù ở tận mạn ngược xa xôi, nhưng cũng đủ để mang đến một luồng sinh khí mới cho cả gia đình. Câu chuyện ấy như giống như tia sáng le lói nhen nhóm lên giữa khung cảnh “tối sầm vì đói khát”.
Điều đặc biệt là câu chuyện của vợ Tràng đã khiến tâm trí Tràng xuất hiện những hình ảnh thật đẹp. Lần đầu tiên trong óc Tràng, không phải là những suy nghĩ ngờ nghệch, vô tâm, vô tư mà là hình ảnh đám người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Những hình ảnh ấy chính là bước ngoặt thứ hai cho kết truyện, quyết định cái kết “mở, tự nhiên và sáng”.
Những người đói kia, họ cũng như Tràng, mẹ Tràng, vợ Tràng – là nạn nhân của thảm cảnh năm đói Ất Dậu. Nhưng họ đã biết đi theo tiếng gọi của Đảng, của Cách mạng, đứng lên đấu tranh, phá kho thóc Nhật, giành lại sự sống về tay mình. Tín hiệu của một cuộc Cách mạng đã khá rõ ràng. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại nhắc đến những địa danh Thái Nguyên, Bắc Giang. Đó chẳng phải là căn cứ địa của Cách mạng những năm kháng chiến chống Pháp đó sao?
Ý đồ gửi gắm trong những dòng cuối cùng của câu chuyện trước hết tạo nên một kết thúc “mở”, gợi nhiều suy ngẫm trong lòng người đọc. Truyện không “đóng khung” số phận của nhân vật theo hướng nào mà để “lửng”, để người đọc mỗi người tự hình dung về số phận nhân vật theo suy nghĩ của mình. Nhà văn đã để bạn đọc đồng sáng tạo cùng tác giả. Và có lẽ, trong suy ngẫm của nhiều độc giả, một ngày kia, Tràng, mẹ Tràng, vợ Tràng sẽ được giác ngộ Cách mạng, hòa cùng đám người đói kia đấu tranh để giải phóng cho chính mình. Cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ sang một trang mới, ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi.
Thứ hai, kết thúc truyện của Kim Lân là kết thúc “tự nhiên”, có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Tại thời điểm 1945, công cuộc chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa đang ở giai đoạn nước rút. Nhiều nơi, Việt Minh đã nổi dậy phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo. Nhân dân được Đảng giác ngộ cũng đã nhận ra bộ mặt của kẻ thù xâm lược. Họ sẽ ý thức được sứ mệnh của mình và tìm đến Cách mạng như một con đường tất yếu. Nhưng sự khéo léo của Kim Lân là không kết một cách khiên cưỡng nếu để Tràng tham gia Cách mạng ngay, mà chỉ dừng lại ở nhận thức ban đầu của Tràng về Việt Minh. Quá trình nhận thức về Việt Minh, về Cách mạng được diễn tiến từ từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp.
Thứ ba, kết thúc truyện của Kim Lân còn là một kết thúc “sáng”, đầy tính nhân văn. Trong văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, có nhiều cái kết đã để lại ám ảnh bi thương trong lòng người đọc. Như Chí Phèo phải chết trong đau đớn sau khi thức tỉnh lương tri. Như Chị Dậu cũng phải chạy thoát thân trong cái đêm đen như mực “giống như cái tiền đồ của chị” cho dù cũng có lúc vùng lên đấu tranh.. Số phận của họ đều bế tắc trong cái vòng luẩn quẩn không lối thoát. Không phải vì Nam Cao, Ngô Tất Tố không cảm thương cho nhân vật của mình, nhưng các nhà văn lúc ấy chưa nhận ra ánh sáng của Cách mạng, chưa nhìn thấy khả năng đổi đời của người nông dân. Còn Kim Lân, thời điểm ông viết truyện này là sau hòa bình lập lại. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám đã khiến các nhà văn như ông, (như Tô Hoài) nhận thức rõ ràng vai trò của Cách mạng và khả năng Cách mạng của người nông dân. Nên Kim Lân đã hướng họ đến ánh sáng của Đảng, của Cách mạng, mở ra cho họ một tương lai tươi sáng hơn, dù đó chỉ là “ánh sáng le lói cuối đường hầm”.
Phân tích ý nghĩa đoạn kết tác phẩm Vợ nhặt – Mẫu 2
Kim Lân là nhà văn có tấm lòng gắn bó sâu sắc với làng quê, con người, đồng ruộng mà theo nhận xét của Nguyên Hồng thì ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Trong những trang văn của ông, hình ảnh làng quê bình dị và những con người lam lũ, vất vả nhưng yêu nước, giàu nghị lực sống hiện lên vô cùng sống động. Vợ nhặt là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Kim Lân viết về những người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Viết về cái đói, cái nghèo và cả những mất mát về người và của thế nhưng điều Kim Lân hướng đến trong tác phẩm này không phải gieo vào lòng người đọc ám ảnh đói khát mà thắp lên ngọn lửa của hi vọng, của niềm tin bởi trong cái đói, cái chết con người ta vẫn dành cho nhau tình thương chân thành và hướng đến những điều đẹp đẽ, tốt đẹp tốt đẹp trong tương lai. Điều này được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, đặc biệt rõ nét qua kết thúc của truyện.
Trong bữa cơm ngày đói, khi không khí bỗng trùng xuống vì miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, bên ngoài tiếng trống thúc thuế vang lên từng hồi, người vợ nhặt đã chủ động trò chuyện để quên đi những ám ảnh đói khát. Thị kể về câu chuyện người dân miền ngược phá kho thóc Nhật để chia cho dân đói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc giang… người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Thông tin mà thị chia sẻ thành công làm cho không khí gia đình như được giãn ra, mọi người bị thu hút vào câu chuyện, đặc biệt là anh Tràng. Nghe câu chuyện của vợ, trong đầu anh hiện lên cảnh “những người đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp” và hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Câu chuyện khép lại trong những hình ảnh đầy gợi mở ấy. Không ai biết rằng sau những suy nghĩ ấy, anh Tràng sẽ làm gì để thay đổi cuộc sống, có hòa mình vào dòng người đói để đấu tranh bảo vệ cuộc sống bản thân, gia đình hay không nhưng chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào điều đó.
Hình ảnh đám người đói xuất hiện trong tâm trí Tràng không gợi ra những ám ảnh đói khát mà ngược lại nó đánh thức một điều gì đó thật mới mẻ bên trong Tràng. Anh đã bắt đầu bước gần hơn với con đường cách mạng, bắt đầu có những nhận thức về hành động của bản thân. Chỉ có đi theo cách mạng, đứng lên đấu tranh chống lại cái bạo tàn, áp bức mới có thể bảo vệ được hạnh phúc và sự bình yên của những người thân yêu. Truyện được kết thúc mở nên gợi nhiều suy ngẫm, liên tưởng cho người đọc. Dù không ai biết rằng tương lai gia đình của anh Tràng sẽ ra sao nhưng chúng ta có quyền tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp cho tất cả các nhân vật. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi liên tưởng về một tương lai tốt đẹp, tươi sáng, không còn những ám ảnh của chết chóc, đói khát.
Cách kết thúc truyện cũng thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân khi tin tưởng, trân trọng sức sống mạnh mẽ bên trong con người. Dẫu trong cảnh khốn cùng nhất, khi phải đứng giữa ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết thì con người ta cũng không tuyệt vọng, buông bỏ mà luôn hướng về những điều tươi sáng trong tương lai. Nhà văn cũng thể hiện được niềm tin vào cách mạng, tin rằng đây chính là con đường sáng có thể giúp con người giải thoát khỏi những đói nghèo, bất công, áp bức. Tư tưởng thời đại này cũng chính là một nét tiến bộ của Kim Lân so với các nhà văn trước đó. Nếu Chí Phèo chỉ còn cách tự kết liễu sinh mạng trong tuyệt vọng, đau đớn thì anh Tràng có thể đi theo cách mạng để tự thay đổi cuộc sống của chính mình. Đây là con đường sáng mà thời đại đã mở ra cho những người nông dân khốn cùng, tội nghiệp.
Cách kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt thật độc đáo và gợi nhiều liên tưởng, chỉ qua hai hình ảnh thoáng hiện trong tâm trí anh Tràng thôi cũng đã làm cho bức tranh ngày đói trở nên tươi sáng, lạc quan. Số phận của nhân vật vẫn là một dấu hỏi lớn nhưng lại gieo vào lòng người đọc những hi vọng vào những điều tốt đẹp trong tương lai, đây là tài năng và cũng là thành công lớn nhất mà Kim Lân thể hiện được trong tác phẩm của mình.
Suy nghĩ về kết thúc của truyện Vợ nhặt – Mẫu 3
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, với vốn hiểu biết và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn, nông dân Kim Lân đã tái hiện đầy chân thực về cuộc sống và số phận của những người nông dân với những sự kiện nổi bật trong tác phẩm của mình.Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân viết về nạn đói. Truyện có kết thúc đặc sắc, gợi nhiều liên tưởng và khắc sâu hơn cho chủ đề của tác phẩm.
Trong bữa cơm ngày đói, để xóa đi bầu không khí trầm lặng vì ám ảnh đói khát, người vợ nhặt đã kể chuyện đoàn người đói phá kho thóc Nhật chia cho dân đói. Lắng nghe câu chuyện của vợ, hiện lên trong tâm trí Tràng lúc ấy là hình ảnh về đám người đói đi trên đê khộp và lá cờ đỏ bay phấp phới. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đó cùng với vai trò khép lại câu chuyện đã mang đến nhiều liên tưởng sâu sắc và củng cố vững chắc cho nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng. Chỉ có đứng lên đấu tranh, chống lại áp bức người dân nghèo mới có thể bảo vệ cho sự sống của bản thân và những người thân yêu. Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc bấy giờ qua kết thúc truyện mang tính gợi mở.
Kết thúc truyện cũng đã thể hiện được tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân khi trân trọng vào sức sống mạnh mẽ của con người ngay cả khi bị đặt trên ranh giới giữa sự sống và cái chết. Nhà văn cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của con người khi cách mạng thành công, khi con người được giải phóng khỏi sự áp bức tàn nhẫn của phong kiến thực dân.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi liên tưởng về một tương lai đầy hy vọng của con người khi đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình, đó là tương lai có thể diễn ra trong tương lai. Cách kết thúc truyện này còn gợi ra âm hưởng lạc quan chung cho cả câu chuyện.
Truyện ngắn Vợ nhặt được kết thúc mở gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc sống được khắc họa và miêu tả trong câu chuyện.
Suy nghĩ về kết thúc của truyện Vợ nhặt – Mẫu 4
Mỗi câu truyện khép lại, là mở ra một thông điệp nhân văn, và là một bài học lớn mà mỗi cá nhân có thể tự đúc rút ra cho mình. Mỗi câu truyện sẽ có một quá trình sống riêng trong lòng người đọc, và truyện nào gây được tiếng vang và trụ vững với thời gian, ấy ắt hẳn là một tác phẩm hay. Ta không thể không nhắc đến điều đó khi nghĩ tới Vợ nhặt của Kim Lân. Một nhà văn tài hoa đã khắc họa lại rõ nét bối cảnh cuộc sống và bối cảnh tâm trạng của người dân lúc bấy giờ. Và hơn hết, ta ấn tượng với kết truyện của vợ nhặt, đã mở ra cho ta một suy nghĩ mới thật đẹp.
Kim Lân vốn là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn, chuyện ông viết chủ yếu là về người nông thôn và đời sống của những người nông dân nghèo khổ. Và đặc biệt với ngòi bút hồn hậu, thông minh và hóm hỉnh của mình. Kim Lân đã viết ra vợ nhặt, đứa con tinh thần đầy tính nhân văn đã thành công xuất sắc.
Ta còn nhớ kết thúc của truyện ngắn Chí Phèo, nếu như sau cái chết của Chí, Nam Cao đã để cho Thị Nở nhìn xuống bụng và xuất hiện hình ảnh cái lò gạch cũ, và đó chính là một quy luật của hành trình nối tiếp hành trình, một Chí Phèo bố chết đi ngay sau đó sẽ có một Chí Phèo con ra đời. Sự áp bức, lặp đi lặp lại của chế độ phong kiến hà khắc với những Bá Kiến tiếp tục nắm ngôi, những bà ba sẽ còn mãi và lại xuất hiện thêm những anh chí phèo không có lối thoát. Thì với kết thúc truyện đầy tính mở của mình, Kim Lân đã để lại một ý nghĩa, thông điệp khác hẳn với cái nhìn của Nam Cao.
Nếu như Nam Cao là nhà văn lúc bấy giờ chưa được soi sáng bởi lí tưởng cách mạng. Thì Kim Lân lại là nhà văn đã tiếp xúc với tư tưởng cách mạng và biết được lối thoát cho người nông dân. Đó cũng chính là một điểm mới của Kim Lân so với nhà văn thời trước.
Tràng, một anh chàng khờ khạo lại dở tính, là người đến sống nhờ ở một miền đất khác, gọi “sang” là người xóm ngụ cư. Anh chàng xấu xí này lại tự nhiên “vớ” được một cô vợ và đem về sống chung. Truyện là những chi tiết, tình huống hết sức bất ngờ và éo le, kể về hành trình chính của anh cu Tràng, và qua đó cũng là nổi bật lên vẻ đẹp của những nhân vật khác, như bà cụ Tứ mẹ của chàng và cô vợ mới của anh, cũng được xem là một người dâu hiền vợ thảo. Và tự nhiên ta cảm thấy Chàng thật may mắn làm sao, một chàng trai như vậy cuối cùng cũng đã lấy được vợ, tuy cuộc sống chẳng thể nào khá hơn khi nhà vừa nghèo, lại phải nuôi thêm một miệng ăn nữa. Nhưng qua đó Kim Lân đã cho ta thấy một tình người thật ấm áp làm sao, dù cuộc sống có bộn bề và những khó khăn nối tiếp khó khăn, con người ta vẫn dành cho nhau sự quan tâm sẻ chia, một thái độ tích cực tìm đến chân trời của hạnh phúc. Và không nơi đâu có thể giam hãm được nó, tiếng gọi của sự hạnh phúc gia đình.
Cuối truyện, Kim Lân đã kể cho ta nghe về cuộc nói chuyện của người con dâu với Tràng và bà cụ Tứ. Có lẽ Thị là người phụ nữ ngoài xã hội, Thị đến từ đâu ta cũng không rõ, Thị như một con người bị vứt vẩn vơ ngoài đường, thế nên thị mới hỏi: “Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?” và nhờ thông tin của mình, Thị kể: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc giang… người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy” và thật đúng là một tin quan trọng trong sự sống và cái chết của cái đói đang đe dọa. Chính nhờ điều này, đã khiến Tràng thầm nhớ tới cái hình ảnh “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp.” rồi hắn tự nhiên thấy vẩn vơ, ân hận đâu đâu. Vậy hóa ra, là Việt Minh đã giúp người dân phá kho thóc của Nhật. Trong óc Tràng “vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…” vậy đấy, thật là một kết thúc mở, khẳng định ý nghĩa và niềm tin với cuộc sống. Vậy là dường như trong cái âm u của cuộc đời, cái u tối của kiếp người, đã có một mầm hy vọng nảy nở lên thật rồi. Dường như trong tương lai ta cũng có thể nhìn thấy hình ảnh anh Cu Tràng theo Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật. Vậy là cuộc sống mới sẽ đến, và niềm tin sẽ đến, tương lai tươi sáng đang ở trước mặt họ. Kim Lân đã gieo vào lòng người một niềm tin và khát khao sống như thế đấy.
Hình ảnh kết thúc truyện, khi “trong óc tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” không chỉ mang một ý nghĩa nội dung mà còn khẳng định một ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Một xu hướng vận động tích cực được mở ra, dành thời gian để người đọc suy tưởng và phán đoán. Đã mang đến một âm hưởng lạc quan của cuộc đời, một trái tim ấm và nhen nhóm lên những mầm hy vọng tươi xanh.
Ý nghĩa của chi tiết kết thúc truyện thật độc đáo và ấn tượng. Từ đó truyện được mở ra một âm hưởng lạc quan và niềm tin tất thắng. Cảm ơn Kim Lân, và qua cách kết thúc truyện này ta còn biết rõ hơn về một nhà văn nhân đạo và tha thiết với con người là Kim Lân.
Suy nghĩ về kết thúc của truyện Vợ nhặt – Mẫu 5
Đặc điểm của văn chương là sự sáng tạo, mỗi nhà văn có quyền chọn cho mình một con đường riêng và bản thân mỗi tác phẩm cũng có sự phong phú về các tầng nghĩa. Vì thế quá trình tiếp nhận văn học cũng là một quá trình đầy sáng tạo tùy thuộc vào vốn sống, năng lực bản thân, ý kiến, hoàn cảnh chủ quan của mỗi cá nhân. Chính vì vậy kết thúc của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một cái kết mở, tự nhiên và sáng”.
Kim Lân là nhà văn được coi là “con đẻ của đồng ruộng”.Ông “một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Kim Lân có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”.Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.
Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).
Vợ nhặt phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.
Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà Tràng cũng rất thảm hại“Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,
Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai, lũ lụt. Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến thảm cảnh nạn đói năm 1945. Những người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
Sự hợp lí ở đây là họ chỉ mới bắt đầu nhận thức về cách mạng, đó mới chỉ làánh sáng le lói ở cuối đường hầm. Nhà văn không kết thúc câu chuyện ở việc Tràng đi làm cách mạng rồi kêu gọi quần chúng nhân dân cùng đứng lên đấu tranh. Nếu như vậy e rằng có phần gượng ép và ảo tưởng. Ở đây mới dừng lại ở việc qua lời người vợ mà Tràng đã nhớ lại có lần anh đã nhìn thấy đoàn người đi phá kho thóc và được nghe nói họ là Việt Minh. Quá trình nhận thức ấy được diễn tiến từ từ. Cách kết truyện như thế là phù hợp.
Đó còn là cách kết truyện mở và sáng. Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ, chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi.
Một điểm nữa trong cách kết truyện của Kim Lân là có kết truyện “sáng” không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.Trước đây, nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn cảm nhận tình yêu thương…nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà văn Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp bức của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực giống như cái tiền đồ của chị”…Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát. Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh nhìn mặt nhau.
Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc. Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng bỗng hiện lên đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng cận kề cái chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng tin tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu tranh.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người.