Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học – Reader

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học – Reader

Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông là cây bút chuyên viết về đề tài người nông dân và vùng quê ở Việt Nam. Những tác phẩm của Kim Lân luôn đem lại cho bạn đọc nhiều suy ngẫm và ấn tượng đặc biệt. Ngày hôm nay, hãy cùng Reader tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả tài hoa này nhé!

  • Thạch Lam – Nốt trầm văn chương nhẹ nhàng mà tinh tế
  • Nguyễn Bính – Nhà thơ của hồn quê, tình quê thiết tha, sâu thẳm
  • Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

1. Tiểu sử

Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, (năm 2008 thuộc vùng Hà Nội). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,…) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.

Đọc thêm:  Nội dung chính bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX

Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn.

Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.

Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962)

2. Phong cách sáng tác

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ thế nên sở trường của ông là viết về nông thân và những người nông dân. Ông có phong văn giản dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn, ngôn ngữ phong phú, sống động. Rất gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp đời thường thế nên nó mang đậm màu sắc của nông thôn.

Mặc dù sự nghiệp sáng tác không đồ sộ thế nhưng những tác phẩm mà ông để lại đều thành công và gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Những gì còn đọng lại trong lòng bạn đọc có lẽ là chất dân giã, bình dị với người lao động ở vùng quê Việt Nam.

Đọc thêm:  Giải thích câu “Học, học nữa, học mãi” của Lênin (5 mẫu) – vietjack.me

Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Trong đó tiêu biểu có tác phẩm “Vợ nhặt”, đây là bức tranh nạn nghèo đói thảm khốc năm 1945, ông khắc họa cận cảnh điều đó qua từng con chữ và cảm nhận của mình. Điển hình là nhân vật vợ nhặt của Tràng, tuy cô không có tên nhưng dưới ngòi bút sắc sảo của Kim Lân thì hình tượng người vợ được hiện lên rõ nét. Trong cảnh nghèo đói người nông dân nghèo vẫn giữ được trái tim thanh khiết, vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp chính là điều mà Kim Lân gửi gắm trong tác phẩm.

3. Sự nghiệp diễn xuất

Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến:

Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy

Lý Cựu trong phim Chị Dậu

Lão Pẩu trong phim Con Vá

Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can

Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm

Bủ vả trong phim Vợ Chồng A Phủ

Vai ông bố làm vàng mã trong phim Những giấc mơ bằng giấy

4. Vinh danh

Năm 2001 được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

5. Những nhận định về Kim Lân và tác phẩm của ông

Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. – Nguyên Hồng

Đọc thêm:  Cách học phiên âm tiếng trung Pinyin bảng chữ cái tiếng Trung đầy đủ

Nhà văn dùng “Vợ nhặt” để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng. – Nhà giáo Trần Đồng Minh

Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc. – Hà Đức Minh

Thành công của Kim Lân, ngoài ý thức nghiêm túc về lao động nghệ thuật, chủ yếu là do năng khiếu bẩm sinh, và một vốn sống tự nhiên của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. – Tiến sĩ Trần Đăng Suyền

Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết. – Tâm sự của chính nhà văn Kim Lân về cuộc đời của mình.

Trên đây là cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Kim Lân, cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader!

Đánh giá bài viết