Cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Thành Long

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thành Long:

Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam, ông có nhiều bút danh như Phan Minh Thảo, Quỳnh Lưu. Quê của ông tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định nhưng ông được sinh ra tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình viên chức nhỏ.

Ông chuyển ra Hà Nội để học vào năm 18 tuổi, đến năm 1943 ông thường viết cho Báo Thanh Nghị. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ từ năm 1946 đến năm 1954, và trong khoảng thời gian này Nguyễn Thành Long bắt đầu viết văn.

Sau năm 1954, khi quân ta được tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Thành Long cũng chuyển về sáng tác và biên tập cho báo chí và nhà xuất bản. Ngoài ra ông còn tham gia dạy ở trường viết văn Nguyễn Du trong một khoảng thời gian. Có thời gian ông còn tham gia dạy ở trường viết văn Nguyễn Du. Ông mắc căn bệnh ung thư đại trực tràng và mất vào ngày 6 tháng 5 năm 1991 tại Hà Nội, khi đó vợ của ông đang đi công tác tại nước ngoài, con lớn đang học ở nước ngoài và con nhỏ đang đi học.

2. Sự nghiệp sáng tác:

– Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút chuyên viết về thể loại truyện ngắn và ký. Trong những tác phẩm truyện ngắn của mình, ông luôn tạo được những nét đặc sắc riêng qua những hình tượng đẹp, ngôn ngữ và giọng văn ngọt ngào, trong trẻo, nhẹ nhàng, nhưng rất gần gũi.

– Những tác phẩm văn xuôi, chủ yếu là thể loại truyện ngắn và bút ký đã được Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản như:

+ Tập truyện ngắn “Ta và chúng nó” được sáng tác năm 1950.

+ Tập truyện vừa “Khúc hát của người cán bộ” được sáng tác năm 1950.

+ Tập bút ký “Bát cơm Cụ Hồ” được sáng tác năm 1952.

+ Tập bút ký “Gió bấc gió nồm” được sáng tác năm 1956.

+ Tập truyện ngắn “Hướng điền” được sáng tác năm 1957.

+ Tác phẩm truyện “Tiếng gọi” được sáng tác năm 1960.

+ Tập truyện ngắn “Chuyện nhà chuyện xưởng” được sáng tác năm 1962.

+ Tác phẩm truyện vừa “Trong gió bão” được sáng tác năm 1963.

+ Tập bút ký “Gang ra” được sáng tác năm 1964.

+ Tập truyện ngắn “Những tiếng vỗ cánh” được sáng tác năm 1967.

+ Tập truyện ngắn “Giữa trong xanh” được sáng tác năm 1972.

+ Tập truyện ngắn “Nửa đêm về sáng” được sáng tác năm 1978.

+ Tập truyện ngắn “Lý Sơn, mùa tỏi” được sáng tác năm 1980.

+ Tập truyện ngắn “Sáng mai nào, xế chiều nào” được sáng tác năm 1984.

– Nổi bật nhất trong số tác phẩm của Nguyễn Thành Long là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, sau chuyến đi thực tế của ông đến tỉnh Lào Cai và sau đó được in trong tập Giữa trong xanh vao năm 1972. “Lặng lẽ Sa Pa” cũng là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của ông. Câu chuyện chính là đại diện cho những con người tốt luôn có mặt tại mọi nơi trên đất nước, họ luôn lao động thầm lặng, và luôn say mê đang hiến cả tuổi trẻ thanh xuân lẫn tình yêu của mình cho đất nước, quê hương thêm giàu đẹp. Ngoài ra, Nguyễn Thành Long còn là dịch giả của 2 tác phẩm “Hoàng tử bé” và “Quê xứ con người” của Antoine de Saint-Exupéry.

Đọc thêm:  Soạn bài: Từ láy (ngắn nhất) | Soạn văn 7 ngắn nhất - Toploigiai

3. Chất thơ trong các sáng tác của Nguyễn Thành Long:

Nhà văn Nguyễn Thành Long và Thạch Lam cũng có phần giống nhau, đó là thứ văn đầy chất thơ, khiến cho người đọc có cảm giác buồn man mác và dễ đi vào lòng người.

Các sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như đều có một nỗi buồn vương vấn, lơ lửng và không thể nào tóm gọn được. Ông cũng có nhiều lần bị hiểu nhầm và bị phê phán bởi trong các sáng tác truyện của ông thường có ít tình huống và các chi tiết xung đột.

Chất thơ của nhà văn xuất phát từ chính cuộc sống bao la và xuất phát từ trong sâu thẳm của lớp vỏ hiện thực đầy đau thương của con người. Các sáng tác và lối văn của nhà văn đẹp và thơ nhất chính là khi ông miêu tả về cảnh sắc và vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là khi Nguyễn Thành Long đặt hết cái tâm của mình vào từng câu văn, khi ấy không có một người nghệ sĩ nào có đủ trình độ và tà năng để làm được như ông.

Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Thành Long đã thả không khí và hơi thở của thiên nhiên vào trong các tác phẩm, không những thế ngòi bút của ông vừa tả cảnh, vừa gợi ra ánh sáng, mùi hương và cả màu sắc của cảnh vật, hiện tượng. Để hiểu và cảm nhận được những trang văn đầy tài hoa của Nguyễn Thành Long, người đọc phải có sự tinh tế trong việc cảm nhận văn học của mình.

Nhà văn Nguyễn Thành Long đặc biết rất chú trọng những chuyến đi thực tế. Điều đó được thể hiện qua nội dung tác phẩm và sâu sắc hơn là nhà văn còn chỉ ra ngày, tháng, năm cũng như địa chỉ một cách rõ ràng trong tác phẩm truyện của mình. Nguyễn Thành Long là một người luôn muốn thâm nhập và hòa mình với cuộc sống của nhân dân. Đối với ông, đó như là một cách để ông trau dồi vốn sống và kinh nghiệm sống, vừa là để tìm kiếm cảm hứng hình mẫu cho các tác phẩm của ông sau này. Cũng chính vì thế mà nhà văn có những tác phẩm rất hay và đặc sắc, mang vẻ đẹp thơ mộng về từng vùng miền của đất nước. Đồng thời ông cũng phát hiện ra vẻ đẹp của sự hi sinh cao cả trong những công việc thầm lặng dù là ở bất kì tầng lớp hay địa vị nào.

4. Nhà văn Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:

“Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long. Bằng tất cả tấm lòng của mình và thái độ trân trọng tác giả rrax viết nên tác phẩm với sự đóng góp thầm lặng của các nhân vật. Mỗi câu văn được viết ra đều mang sự chọn lọc một cách kỹ lưỡng và trau chuốt bởi sự tài năng nghệ thuật của Nguyễn Thành Long. Chính vì vậy mà từng cái ý, cái tình được hoà quyện vào mỗi câu chữ lan toả đến lòng độc giả.

Đọc thêm:  [SGK Scan] Cô Tô - Sách Giáo Khoa

“Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970 trong một chuyến đi thực tế tại Lào Cai của Nguyễn Thành Long và được in trong tập “Giữa trong xanh”. Đây là tác phẩm nổi bật ở trong giai đoạn miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ có tính tình cờ của các nhân vật. Khi chiếc xe dừng lại, ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe đã có cơ hội nói chuyện với anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn. Anh thanh niên đã nói với ông hoạ sĩ giả và cô kĩ sư trẻ về công việc của mình, thái độ và suy nghĩ khi sống và làm việc tại đây nơi. Ông họa sĩ già đã kịp phác hoạ lại bức chân dung của anh thanh niên nhưng anh lại muốn giới thiệu những người xứng đáng hơn đến ông. Sau cuộc nói chuyện đó họ đã tạm biệt nhau trong ngậm ngùi.

Qua đó, nhà văn muốn tôn vinh những con người lao động ở trong giai đoạn xã hội mới. Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công hình tượng của những con người bình dị, trong đó nổi bật là hình tượng nhân vật anh thanh niên khi làm việc một mình tại trạm khí tượng trên đỉnh núi cao. Tác phẩm đã khẳng định nét đẹp cũng như ý nghĩa của những công việc lặng lẽ.

5. Chất thơ trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long:

Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được sáng tác vào năm 1970 trong một chuyến đi thực tế của ông tại Lào Cai. Tác phẩm in trong tập “Giữa trong xanh” vào năm 1972 và được đưa vào trong chương trình môn Ngữ văn 9. “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của nhà văn Nguyễn Thành Long. Chất thơ trong tác phẩm là một trong những giá trị vô cùng đặc sắc đã được thể hiện sinh động trên cả giá trị nội dung lẫn giá trị nghệ thuật.

Chất thơ trong “Lặng lẽ Sa Pa” được biểu hiện quả vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Sa Pa. Trong tác phẩm, tác giả đã đưa người đọc theo chuyến xe của ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên vùng đất Sa Pa với không gian núi rừng Tây Bắc mang nét đẹp thơ mộng và hoang sơ cùng với hình ảnh mây hắt, nắng lèn tới đốt rừng cây, những cây thông đung đưa trong nắng,…. Ở phần cuối truyện, khung cảnh núi rừng Sa Pa lại được nhà văn miêu tả một lần nữa khi ông họa sĩ và cô kĩ sư phải tạm biệt vùng đất Sa Pa với hình ảnh “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn”, “Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ”. Qua lời văn trong sáng cùng với những nét chấm phá của mình tạo nên chất giàu ngôn ngữ, hình ảnh tưởng chừng như có sắc màu, đường nét khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mang nét đẹp trữ tình, trong trẻo ở Sa Pa. Khung cảnh trữ tình ấy đã góp phần làm phông nền cho toàn bộ câu chuyện mang đậm chất thơ, không những vậy mà chất thơ ấy còn được thăng hoa.

Đọc thêm:  Nội dung chính bài Cô bé bán diêm hay, chính xác nhất

Chất thơ trong “Lặng lẽ Sa Pa” còn được thể hiện thông qua vẻ đẹp của con người với những câu chuyện vô cùng cảm động và bình dị. Không một nhân vật phản diện nào xuất hiện trong truyện. Mỗi nhân vật đều có vẻ đẹp và phẩm chất riêng: ông họa sĩ già mang trong mình khát vọng nghệ thuật chân chính, cô kĩ sư trẻ với một lí tưởng có thể cống hiến được tuổi thanh xuân, bác lái xe có khoảng thời gian 30 năm miệt mài, ông kĩ sư vườn rau tại Sa Pa luôn tận tụy với công việc của mình,…. tất cả các nhân vật đều mang vẻ đẹp tâm hồn và cách sống rạng ngời. Họ không hết lòng vì công việc mà còn biết hi sinh sự hạnh phúc riêng tư của mình để vì lí tưởng làm giàu đất nước. Mặc dù bình dị, lặng lẽ nhưng tâm hồn và nhân cách của họ vẫn rạng ngời lấp lánh.

Trong tác phẩm nổi bật hơn cả đó là hình tượng nhân vật anh thanh niên, đó là hình tượng cho vẻ đẹp của con người. Thông qua những lời kể của bác lái xe và sự đánh giá, nhìn nhận của ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ, đặc biệt là thông hành động và ngôn ngữ anh thanh niên với vẻ đẹp, phẩm chất riêng: nếp sống ngăn nắp, có khoa học, rất thơ mộng, vì trồng hoa và đọc sách nên không cảm thấy cô đơn, yêu mến công việc, là người có trách nhiệm, luôn tìm thấy được niềm vui ở công việc, là người cởi mở, chân thành, chu đáo, biết quan tâm đến người khác,…. Có thể khẳng định rằng anh thanh niên hiện lên với vẻ đẹp bình dị, đời thường, cao quý. Anh là chân dung cho những con người lao động mới đang đóng góp sức mình vào trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Từ chính hình tượng nhân vật anh thanh niên đã bừng lên chất thơ trong tác phẩm.

Ở nhiều phương diện hình thức chất thơ trong truyện cũng được thể hiện một cách sinh động. Chắc hẳn độc giả đều có ấn tượng với cốt truyện khá đơn giản, diễn biến của truyện cũng không phức tạp. Tuy trong tác phẩm đôi khi cũng mang giọng điệu sôi nổi nhưng chủ yếu là giọng điệu khoan thai, chậm rãi. Truyện mang ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh biểu cảm qua những từ ngữ chỉ sắc màu, từ láy, nhiều biện pháp so sánh tu từ. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất thơ là một trong các phương diện có ý nghĩa quan trọng trong việc làm nên chất thơ trong tác phẩm.

Nói tóm lại, “Lặng lẽ Sa Pa” là tác phẩm đã rất thành công trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó với chất thơ về cảnh sắc, con người tại Sa Pa đã đem đến cho người đọc những câu chuyện hấp dẫn.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button