Tạ Duy Anh, đôi nét tác giả – tác phẩm – Toquoc.vn

Tạ Duy Anh là một cái tên quen thuộc đối với bạn đọc yêu văn chương, với các bút danh: Chu Quý, Lão Tạ, Quý Anh… Ông tên thật là Tạ Viết Đãng, sinh năm 1959, tại làng Đồng Trưa (tên chữ là Cổ Hiền, sau đổi thành An Hiền), xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp trường trung cấp thí nghiệm đất đá, ông về làm cán bộ giám sát bê-tông các công trình ngầm tại Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Những năm 80 (thế kỷ XX), một số truyện ngắn đầu tay của ông được đăng trên báo Lao động cùng với bút danh Tạ Duy Anh. Sự kiện bước ngoặt đánh dấu việc ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp là trở thành học viên khoá IV (1989 – 1992) trường Viết văn Nguyễn Du. Tạ Duy Anh đã hoàn thành xuất sắc khoá học ở trường với vị trí thủ khoa. Ông được giữ lại trường công tác với vị trí giảng viên Bộ môn Sáng tác tới năm 2000.

Nhà văn Tạ Duy Anh (ảnh Internet)

Trong 20 năm cầm bút, tác giả này đã xuất bản sáu tiểu thuyết và hàng chục tập truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi… Điều đặc biệt làm nên tên tuổi của ông chính là sự kiện ông cho in truyện ngắn

Bước qua lời nguyền và ngay lập tức được giáo sư Hoàng Ngọc Hiến mượn tên truyện này để khái quát: “Có một dòng văn học bước qua lời nguyền”. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, trong trào lưu đổi mới của toàn xã hội, văn học cũng nhanh nhạy xuất hiện những tên tuổi cùng những tác phẩm đáng chú ý. Người ít tuổi nhất trong số các tên tuổi ấy chính là Tạ Duy Anh. Ông làm “cháy” báo Văn nghệ trên tất cả các sạp báo cả nước bằng truyện ngắn Bước qua lời nguyền. Vẫn là mô-tip quen thuộc kiểu Romeo và Juliet với mối thù hai dòng họ trên vai và tình yêu trong tim, tuy nhiên truyện ngắn này thực sự là sự tái hiện bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1950 – 1970 đầy máu và nước mắt. Khác với thời đại của Jomeo và Juliet, tình yêu ở thời đại mới không chấp nhận cái chết. Tình yêu mới giống như thứ nước thánh gột rửa tâm hồn còn người. Những chàng trai như Tư (Bước qua lời nguyền) hay Hai Duy (Lão khổ) đã có lúc phải thốt lên: “… Cha hãy trả lời con, giữa tình yêu và thù hận nên chọn cái nào?… Cha có sức mạnh của quyền lực, nhưng chúng con có sức mạnh của khao khát tự do và chân lý…”.

Đọc thêm:  TOP 26 bài tả em bé tập đi tập nói - Tập làm văn lớp 5 - Download.vn

Sau thành công của Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh tiếp tục khẳng định mình qua tiểu thuyết Lão khổ. Vẫn là chuyện làng quê Bắc bộ (một cái làng nghèo đói và lạc hậu trói vào chân con người những sợi xích của tội ác, sự thù hận), nhưng thời gian rộng hơn, từ những năm trước cách mạng tháng tám tới những năm cải cách ruộng đất và cả về sau đó; và dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn, cộng với sự trưởng thành của nhà văn với sự già dặn từng trải về kỹ thuật viết (nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm) điêu luyện hơn nên Lão Khổ được đồng nghiệp và giới chuyên môn nhìn nhận như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đánh giá: “Đây là một cuốn tiểu thuyết rất quan trọng… thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận người nông dân Việt Nam”. Vậy bản chất và thân phận người nông dân ở đây ra sao? Chúng ta thử điểm qua những mốc quan trọng trong cuộc đời Tạ Khổ để hiểu rõ hơn. Tuổi trẻ của lão là sự in bóng lại hình ảnh của Chí Phèo. Chàng thanh niên khoẻ mạnh với tâm hồn trong trắng, chất phác hiền lành bị đánh thức ước mơ khi đứng trước người con gái. Rồi chỉ sau một đêm, dẫn đầu toán người vùng lên nắm chính quyền, đời lão cứ thế phất lên, tới tận chức chủ tịch xã. Lão mơ màng hoang tưởng tìm cách đưa mọi người tới Thiên Đường. Lão làm việc tốt, nhưng cũng không ít lần lão hành động như một kẻ cố chấp và nuôi dưỡng niềm thù hận. Lão thanh trừng Tạ Bổng. Lão đẩy cả một chi họ của Tư Vọc đi đến sụp đổ, khiến họ phải tha hương chờ ngày rửa hận. Lão làm cho Tạ Tư bị cô lập và ruồng bỏ… Lão làm tất cả những việc ấy mà không hề biết rằng mình đang đi trên con đường thành quỷ dữ địa ngục, xuất phát từ chính trái tim con người lão. Lão trở thành một cái máy cứng nhắc của thể chế mới mong muốn mặc đồng phục cho tất cả mọi người. Ở đây nhà văn đã dùng lịch sử để biện minh cho số phận và bản chất con người. Con người số phận bị nhào nặn bởi lịch sử, là nạn nhân của lịch sử, chứ không phải là kẻ sáng tạo ra lịch sử. Nhà văn Tạ Duy Anh đã vượt lên trên lịch sử, để phán xét và nhìn nhận bản chất người đúng đắn hơn.

Đọc thêm:  Soạn bài Tình thái từ ngắn gọn - Lớp 8 - VnDoc.com

Là một nhà văn viết sung sức, trung thực với nhiều tìm tòi đổi mới, Tạ Duy Anh không lúc nào không nghĩ về sự “thay đổi”, thay đổi để tiếp tục sáng tạo, dù có gặp những sự bài xích đi chăng nữa, để rồi mỗi cuốn sách lại có một cuộc đời riêng có với cách cấu trúc và ngôn ngữ của mình. Năm 2002, Đi tìm nhân vật, một cuốn tiểu thuyết phá cách về mặt cấu trúc của ông, hoàn thành sau bốn năm làm việc. Và một cuốn sách khác, thành công về mặt doanh số của ông là tiểu thuyết Thiên thần sám hối, in năm 2004 với bốn lần tái bản trong không đầy nửa năm, gần 20.000 bản in. Cuốn tiểu thuyết chỉ hơn một trăm trang, kể chuyện ba ngày cuối cùng trong bụng mẹ của một bào thai sắp chào đời. Cách viết thô nhám mô tả cuộc sống gần như lạnh lùng gai người của ông đẩy con người đến gần cái xấu, cái ác và bóng tối, rồi phải tự mình nhận thức lại mình. Kết cấu chặt chẽ và ngắn gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt, Việt Hoài bình luận trên tạp chí Tuổi trẻ Cuối tuần: “Thiên thần sám hối khiến ai đọc nó cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã, ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật, người đọc một lối thoát lương tâm”. Khi mọi người cứ nghĩ ông đã có thể tự mãn với một thành tựu không hề nhỏ, thì hoá ra ông lại luôn không bằng lòng với mình. Ngoài Giã biệt bóng tối – cuốn tiểu thuyết kỳ lạ nhất của Tạ Duy Anh và gây sóng gió cũng không giống bất cứ cuốn sách nào và gần đây nhất là tập truyện ngắn Lãng Du – theo chỗ chúng tôi được biết, ông vẫn còn tới ba bản thảo nữa chưa in, với số trang lên tới hàng ngàn.

Đọc thêm:  Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) - VietJack.com

Qua hơn 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh vẫn luôn luôn trăn trở tìm cách đổi mới tư duy, quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung tới hình thức, từ ngôn ngữ tới cấu trúc. Chính những điều đó khiến các tác phẩm của ông lúc ra đời, đi vào cuộc sống chưa bao giờ chấm dứt tranh cãi. Ông từng tâm sự: “Thật tình mỗi lần cho ra đời một cuốn sách, tôi luôn phấp phỏng lo sợ không khéo mình đang làm người khác mệt mỏi”. Tuy nhiên, với một người “không bao giờ cho phép mình ngồi vào bàn viết mà lại thiếu sự nghiêm túc, tỉnh táo… chú ý từng chữ một” như ông thì những cuốn sách ấy có khiến người khác mệt mỏi hay không lại cần câu trả lời từ chính những độc giả chúng ta.

Vương Quốc Hùng

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button