Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thơ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng mọi người dân miền Nam trong thời kỳ nước mất nhà tan. Dưới ách thống trị tàn bạo của Ngô Đình Diệm và lũ tay sai bán nước của Đế quốc Mỹ. Hãy Reader cùng tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải trong bài viết dưới đây nhé!
- Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thế Lữ
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng
1. Tiểu sử
Thanh Hải (1930-1980), tên thật Phạm Bá Ngoãn là một nhà thơ Cách mạng Việt Nam.
Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông xuất thân trong một gia đình trí thức, nhưng nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em. Hai em của ông là Phạm Bá Chất và Phạm Bá Liên đều đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều như người anh của mình. Ông là người con yêu gia đình, một nhà thơ yêu nước vì cuộc sống nên khi Thanh Hải 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng ở huyện Hương Thủy làm chính trị viên Đoàn Văn công Thừa Thiên Huế
Vào năm 1954 – 1964, ông ở lại quê hương hoạt động, làm cán bộ tuyên huấn tỉnh. Trong các năm 1964 – 1967, ông phụ trách báo Cờ giải phóng của thành phố Huế. Sau đó, ông làm Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội phó chi Hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.
Từ sau năm 1975, ông làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Sống được 5 năm trong hòa bình thì ông bị bệnh hiểm nghèo xơ gan cổ trướng, phải nằm Bệnh viện Trung ương Huế. Khi đó, ông viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Chẳng bao lâu sau khi viết bài thơ này, nhà thơ Thanh Hải qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1980. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được in trong tập thơ “Huế mùa xuân”
2. Phong cách sáng tác
Thanh Hải là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Thanh Hải giàu ngôn ngữ trong sáng, cảm xúc tha thiết chân thành và lắng đọng. Thơ của ông luôn bình dị, nhẹ nhàng nhưng lại thấm đẫm triết lý sống, thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
Bên cạnh đó, trong thơ ca của ông còn có hình ảnh người phụ nữ, đó là những cô thiếu niên xung phong, người mẹ, người vợ, anh em liên giao. Người mẹ trong thơ ca của ông được hiện lên rất đẹp. Người mẹ trong kháng chiến của ông không phải là người giữ vai trò hậu phương vững chắc mà người mẹ ấy trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Thanh Hải là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, lúc này ông đang vật lộn trên giường bệnh, một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ mang một triết lý sống sâu sắc, không khô khan như những lời giáo huấn đạo lí mà Thanh Hải viết nó bằng chính cảm xúc thực của mình. Giọng thơ nhẹ nhàng và hình ảnh rất dỗi bình dị thế nên nó cũng rất dễ đi vào lòng người, thức tỉnh được những ước mơ, cách sống đẹp của mỗi một con người. Mùa xuân nho nhỏ giống như một ước nguyện của chính tác giả đó là được hòa mình vào mùa xuân của đất nước, vào mùa xuân bất tận của đất trời.
3. Những tác phẩm tiêu biểu
Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 6 tập thơ:
Những đồng chí trung kiên (1962)
Dấu võng Trường Sơn (1977)
Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) tập thơ
Mùa xuân nho nhỏ (11/1980), khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời. Lúc đó ông đang ốm nặng và phải điều trị ở bệnh viện Bạch Mai
Ánh Mắt (1956)
Mưa xuân đất này (1982) tập thơ
4. Vinh danh
Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu (1965)
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000, truy tặng)
Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1959).
Giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Thống nhất (1962).
5. Nhận định
Cuộc đấu tranh bền bỉ, anh dũng của nhân dân miền Nam, của nhân dân Thừa Thiên, là nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải. Sau năm 1975, thơ ông càng chín hơn. Bài “Mùa xuân nho nhỏ” (1980, làm trên giường bệnh trước khi mất không lâu) là thành công tiêu biểu hơn cả.
Nói chung, thơ ông chân thật, bình dị, đôn hậu và chân thành. Tuy nhiên, ông ít đổi mới trong phong cách, nhiều khi có hiện tượng tự lập lại mình. Đối với nền thơ chống Mỹ của miền Nam, Thanh Hải là một trong những cây bút có nhiều đóng góp…
(Trần Hữu Tá – nhà nghiên cứu Văn học)
Mặc dù hoạt động văn học không lâu thế nhưng những đóng góp của nhà thơ Thanh Hải cho sự nghiệp văn học nước nhà là rất to lớn. Những sáng tác của ông vẫn được rất nhiều độc giả đón đọc và nó vẫn lưu lại nhiều cảm xúc cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh Hải. Hãy tiếp tục ủng hộ Reader ở những bài viết và chuyên mục khác bạn nhé, thân!