Nội dung Bài thơ: Đại cáo Bình Ngô – VietJack.com

Bài thơ: Đại cáo Bình Ngô (Bình ngô đại cáo) – Ngữ văn lớp 10

Bài giảng: Đại cáo bình ngô – Phần 1: Tác giả – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Nội dung Bài thơ: Đại cáo Bình Ngô

I. Đôi nét về tác giả

Xem thêm: Tác giả Nguyễn Trãi

II. Đôi nét về tác phẩm Đại cáo Bình Ngô

1. Hoàn cảnh ra đời

– Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

– Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428)

2. Thể cáo

– Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

– Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

– Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

3. Bố cục (4 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “chứng cớ còn ghi”): Luận đề chính nghĩa (Tiền đề lí luận)

– Phần 2 (tiếp đó đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù. (Soi chiếu lí luận vào thực tiễn)

– Phần 3 (tiếp đó đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn

– Phần 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập

4. Giá trị nội dung

Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Đọc thêm:  Nghị luận lòng kiên trì (Sơ đồ tư duy + 17 mẫu) - Văn 9 - Download.vn

5. Giá trị nghệ thuật

– Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

– Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

– Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….

III. Dàn ý phân tích Đại cáo Bình Ngô

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một sự nghiệp văn học vĩ đại

– Giới thiệu khái quát về thể cáo: Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết

– Khái quát về Đại cáo bình Ngô: Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô. Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập.

II. Thân bài

1. Luận đề chính nghĩa

a) Tư tưởng nhân nghĩa là tiền đề cơ sở lí luận cho cuộc kháng chiến

– Nhân nghĩa có nghĩa thương người mà làm theo lẽ phải. (nhân là lòng thương người, nghĩa là lẽ phải)

– Nhân nghĩa trong tư tưởng của Nguyễn Trãi:

+ Yên dân: nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc trong một đất nước độc lập

+ Trừ bạo: diệt kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn tham tàn trong nước

⇒ Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa là lấy dân làm gốc, vì dân mà diệt trừ bọn tàn bạo.

b) Chân lí về độc lập dân tộc

– Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt

⇒ Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.

Đọc thêm:  Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca

– Thái độ của tác giả:

+ So sáng các triều đại của Việt Nam với các triều đại của Trung Hoa

+ Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”

⇒ Thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả

2. Tội ác của kẻ thù

– Giặc minh xâm lược, cai trị nước ta và gây ra biết bao tội ác:

+ Lừa dối nhân dân ta

+ Tàn sát dã man những người vô tội

+ Bóc lột nhân dân ta bằng chế độ thuế khóa nặng nề

+ Bắt phu phen, phục dịch

+ Vơ vét của cải

+ Hủy hoại nền văn hóa Đại Việt

– Thái độ căm phẫn của nhân dân:

+ Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.

+ Câu hỏi tu từ “lẽ nào…chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc

⇒ Bản cáo trạng đanh thép về tội ác dã man của giặc minh, đồng thời là thái độ căm phẫn, tức giận khôn cùng của nhân dân ta

3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

a) Hình ảnh người anh hùng Lê Lợi

– Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

– Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”

– Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống…”

– Có lí tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước…dành phía tả”.

– Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc…nếm mật nằm gai…suy xét đã tinh”.

⇒ Lê Lợi vừa là người bình dị vừa là anh hùng khởi nghĩa

b) Cuộc khởi nghãi Lam Sơn

– Buổi đầu gian khổ:

+ Những thiếu thốn về quân trang và lương thực: binh yếu, có khi lương cạn, nhân tài ít

+ Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điển tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

⇒ Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.

Đọc thêm:  Bài văn Tả cái ao làng em, văn mẫu lớp 5, hay, hấp dẫn - Thủ thuật

– Giai đoạn phản công và thắng lợi của ta:

+ Những trận tiến quân ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

+ Chiến dịch diệt chi viện: trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

⇒ Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê trề của địch.

– Thất bại của giặc Minh:

+ Nghệ thuật cường đại, nói quá miêu tả những thất bại thảm hại của giặc.

+ Binh lính cởi áo giáp xin hàng

+ Tướng giặc tham sống sợ chết cởi áo giáp xin hàng

– Khí thế và cách ứng xử của quân, dân ta:

+ Nghệ thuật cường điệu: Gươm mài đá, đá núi phải mòn….

+ Cách ứng xử vừa khôn khéo vừa nhân nghĩa của nghĩa quân: “Thần vũ chẳng giết hại … nghỉ sức”

⇒ Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử

4. Lời tuyên bố độc lập:

– Giọng điệu trang trọng, hào sảng cho thấy niềm tin và những suy tư sâu lắng của tác giả

– Sử dụng những hình ảnh về tương lại đất nước như “xã tắc từ đây vững bền, giang sơn từ đây đổi mới, thái bình vững chắc”, các hình ảnh của vũ trụ “kiền khôn, nhật nguyệt, ngàn thu sạch làu”

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài cáo

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay khác:

  • Tựa “Trích diễm thi tập”
  • Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  • Hồi trống Cổ Thành
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều

Săn SALE shopee tháng 6:

  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button