Bài thơ Phú sông Bạch Đằng – nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác
Bài thơ: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) – Ngữ văn lớp 10
Bài giảng: Phú sông Bạch Đằng – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
Nội dung Bài thơ: Phú sông Bạch Đằng
I. Đôi nét về tác giả
– Trương Hán Siêu hiện chưa rõ năm sinh, mất năm 1354, tự là Thăng Phủ
– Quê quán: làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình)
– Ông là môn khách (khách trong nhà) của Trần Hưng Đạo, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Hàn lâm học sĩ (dưới đời Trần Anh Tông), Tham tri chính sự. Khi mất, ông được vua tặng tước Thái bảo, Thái phó và được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội).
– Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
– Sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm của ông hiện còn lại không nhiều, trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng.
II. Đôi nét về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra Biển Đông, nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi ghi dấu nhiều chiến công lịch sử giữ nước của dân tộc.
– “Phú sông Bạch Đằng” được viết từ cảm hứng hào hùng và bi tráng. Trương Hán Siêu trong một lần dạo chơi đã viết bài phú này. Chưa rõ bài phú được viết năm nào, có lẽ khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi.
2. Thể phú
– Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời…
– Một bài phú thường có bố cục 4 phần: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.
– Phú được chia làm hai loại là phú cổ thể và phú đường luật.
3. Bố cục (4 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “luống còn lưu”): Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.
– Phần 2 (tiếp đó đến “nghìn xưa ca ngợi”): Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
– Phần 3 (tiếp đó đến “chừ lệ chan”): Suy ngẫm, bình luận của các bô lão về những chiến công xưa.
– Phần 4 (còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người.
4. Giá trị nội dung
Qua những hoài niệm về quá khứ, Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
5. Giá trị nghệ thuật
– Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn với bố cục chặt chẽ.
– Lời văn linh hoạt.
– Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa có giá trị gợi hình vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
– Ngôn từ trang trọng, tráng lệ, lắng đọng và giàu suy tư.
– Điển cố được sử dụng chọn lọc, giàu sức gợi.
III. Dàn ý phân tích Phú sông Bạch Đằng
I. Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Trương Hán Siêu: Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.
– Giới thiệu khái quát về thể phú: Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời…
– Khái quát về “Phú sông Bạch Đằng”: Phú sông Bạch Đằng ra đời khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên dành thắng lợi. Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sán ngời của dân tộc VN. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.
II. Thân bài
1. Cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng.
– Nhân vật “khách”: là sự hóa thân của tác giả, tạo nên lối đối đáp chủ – khách thường có trong thể phú.
– Tấm thế dạo chơi, ngắm cảnh ung dung, phóng khoáng: “Giương buồm…chơi vơi….mải miết”
– Những địa danh mà nhân vật khách đã tới:
+ Địa danh Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng,
→ Khách là người đi nhiều, biết rộng, mang tráng chí làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết.
+ Địa danh Việt Nam: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng
→ Những địa danh gắn với non sông, đất nước, với lịch sử dân tộc. Qua đó cho chúng ta thấy tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào dân tộc của nhân vật khách.
– Cảnh sắc thiên nhiên sông Bạch Đằng:
+ Bát ngát sóng kình muôn dặm
+ Thướt tha đuôi trĩ một màu.
+ Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu.
+ Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
→ Cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng nhưng cũng ảm đạm và hiu hắt.
– Tâm trạng của nhân vật khách:
+ Vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ
+ Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào giờ đìu hiu hoang quạnh.
+ Lúc tiếc thương những người anh hùng đã khuất.
→ Tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc
2. Lời của các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
– Hình ảnh các bô lão: đó có thể là những hình ảnh có thật, cũng có thể là sự phân thân của tác giả để kể với nhân vật khách vê những chiến công trên sông Bạch Đằng
– Thái độ của các bô lão đối với nhân vật khách: nhiệt tình, hiếu khách và trân trọng khách.
– Cảnh chiến đấu trong lời kể của các bô lão:
+ Lực lượng với quy mô hùng hậu, khí thế dũng mãnh, quyết liệt: thuyền tàu muôn đội, gươm giáo sáng chói.
+ Thái độ của giặc kiêu ngạo, khoác lác: những tưởng…một lần, quét sạch…bốn cõi.
+ Kết quả: Hung đồ hết lối, khác nào…chết trụi.
→ Mượn tích xưa để nói sự thất bại nhục nhã, ê chề của kẻ thù và chiến thắng oanh liệt của ta.
3. Suy nghĩ, bình luận của các bô lão về những chiến tích xưa.
– Nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của ta và thất bại của địch:
+ Trời đất cho nơi hiểm trở
+ Nhân tài giữ cuộc điện an
→ Nhấn mạnh yếu tố làm nên thắng lợi là thiên thời – địa lợi – nhân hòa, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố con người
4. Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người
– Lời ca của các bô lão:
+ Bất nghĩa: tiêu vong
+ Anh hùng: lưu danh
→ Tuyên ngôn, chân lí vĩnh hằng, bất biến, là quy luật từ ngàn đời xưa đến nay.
– Lời hòa ca của khách:
+ Anh minh hai vị thánh quân
+ Bởi đâu, …cốt đức mình cao
→ Khẳng định nguyên nhân chiến thắng là lẽ sống, đạo đức, là khát vọng hòa bình và đường lối giữ nước tài tình của nhà Trần.
⇒ Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
III. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú: Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Bài phú đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng và ca ngợi truyền thống của đất nước.
Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay khác:
- Đại cáo Bình Ngô
- Tựa “Trích diễm thi tập”
- Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Hồi trống Cổ Thành
Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Săn SALE shopee tháng 6:
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- La Roche-Posay mua là có quà:
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!