Tại sao mắt động vật lại sáng rực dưới ánh đèn? – KhoaHoc.tv

Trong đêm tối, nếu tình cờ cầm đèn pin và rọi thẳng vào mắt của chó hoặc mèo, chắc chắn bạn sẽ thấy khá ngạc nhiên khi đôi mắt của chúng lại sáng rực. Vậy tại sao mắt của động vật như chó, mèo,… lại có khả năng đặc biệt này còn mắt người thì không?

Sở dĩ đôi mắt sáng rực đặc trưng của chó, chó sói, gấu trúc Bắc Mỹ, cá sấu cùng với nhiều loài khác là do “tapetum lucidum” – một lớp tế bào có tác dụng giống như chiếc gương nằm phía sau võng mạc. Cấu trúc này được tìm thấy chủ yếu ở các loài động vật chuyên kiếm ăn về đêm, đóng vai trò như một bộ máy khuếch đại ánh sáng. Thường thì võng mạc thu nhận một phần ánh sáng đi vào mắt, nhưng lại để một phần khác đi qua. Lớp gương tapetum lucidum sẽ phản xạ phần lọt qua này trở lại võng mạc, khiến cho động vật có cơ hội “nhìn thấy” nó lần thứ hai. Chính thứ ánh sáng này đã khơi nguồn cho bao câu chuyện kinh dị gây sợ sệt cho người những người mê tín.

Tại sao mắt động vật lại sáng rực dưới ánh đèn?

Vậy còn con người? Khả năng nhìn trong bóng tối của con người ra sao? Như các bạn biết, mèo thích nghi tốt hơn chúng ta trong điều kiện ánh sáng yếu. Chúng có giác mạc và đồng tử rộng hơn của con người, vì vậy thu nhận được nhiều ánh sáng hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng. Chúng cũng có chiếc gương tapetum giúp phản xạ ánh sáng trở lại mắt. Bằng cách này, võng mạc của chúng có 2 cơ hội tiếp cận với cùng 1 photon ánh sáng. Tapetum của mắt mèo phản xạ ánh sáng 130 lần, mạnh hơn mắt người. Đó là lý do vì sao mắt mèo rực sáng trong bóng tối trên các bức ảnh.

Đọc thêm:  Vi phạm hợp đồng là gì? các dạng vi phạm hợp đồng thường gặp

Đọc đến đây, các bạn có thể tự hào rằng tuy con người không phải là những động vật chuyên nhìn trong bóng đêm, nhưng chúng ta ắt phải có tầm nhìn ban ngày tốt nhất. Tuy nhiên về điều này, chúng ta lại thua xa đại bàng. Mắt đại bàng có kích thước và trọng lượng gần giống mắt người. Nhưng chúng có hình dạng khác hẳn. Phía sau mắt chúng phẳng hơn và rộng hơn mắt chúng ta, tạo cho nó một trường quan sát lớn hơn nhiều.

Phía sau mắt người có một vùng đặc biệt trên võng mạc gọi là fovea – nơi có mật độ lớn các tế bào thị giác. Fovea của người có khoảng 200.000 tế bào hình nón trên mỗi milimét, một con số đáng kinh ngạc. Nhưng chưa thấm vào đâu so với đại bàng. Fovea của chúng có khoảng 1 triệu tế bào hình nón trên mỗi milimét. Nó cho phép đại bàng có thể nhìn thấy một con chuột ở cách xa 1,6km. Đó là điều vượt xa khả năng của con người.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button