Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần

Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? đây là câu hỏi môn Sinh học lớp 7.

Đáp án:

Trong quá trình lớn lên, tôm phải lột xác nhiều lần vì đặc điểm của tôm là có lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi, không lớn lên cùng cơ thể, ngăn cản sự lớn lên. Vì vậy muốn lớn lên chúng phải lột xác để thay đổi lớp vỏ kitin phù hợp với hình dạng mới hơn.

Giải thích tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần

– Phân biệt tôm cái và tôm đực:

Đặc điểmTôm đựcTôm cái

– Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì tôm có lớp vỏ kitin cứng, lớp vỏ cứng đó không lớn lên cùng với cơ thể được → lột xác nhiều lần, để lớn lên.

– Tôm cái ôm trứng có tác dụng bảo vệ trứng.

Ấu trùng tôm là gì?

Tôm post hay còn gọi là tôm ấu trùng, tôm giống thông thường, kích cỡ của tôm post quy định ngày tuổi của chúng. Ví dụ như PL 10 là con giống đã trải qua giai đoạn biến thái hoàn chỉnh, tôm post lúc này là 10 ngày tuổi. Trong thời gian này con giống đã hoàn thành quá trình phát triển hình thái và sinh lý của ấu trung tôm. Quá trình ương tôm post chuẩn sẽ được hoàn tất.

Đọc thêm:  Đại lễ Phật Đản: Ý nghĩa ngày Phật đản sanh, tổ chức ngày âm lịch

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tôm post với 2 yếu tố chính như chất lượng đàn tôm bố mẹ, thông qua thời gian, kỹ thuật sinh sản, nuôi ương tôm và cả quá trình vận chuyển giống. Để có thể duy trì, đồng thời nâng cao chất lượng tôm post trước hết cần có những hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng nhằm điều khiển hoặc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố này.

Tại sao tôm phải lột xác?

Phải lột xác nhiều lần bởi vì lớp vỏ có chất kitin cứng rắn bao bọc không lớn lên cùng cơ thể được.

Tôm phải lột xác nhiều lần vì:

  1. Lớp vỏ kitin rất nặng và cứng khiến cơ thể tôm khó di chuyển.
  2. Lớp vỏ không lớn lên cùng cơ thể.

Quá trình lột xác của tôm diễn ra như thế nào?

Quá trình lột xác của tôm có ý nghĩa rất quan trọng đối với tôm nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể. Đối với tôm sự lột xác ở giai đoạn tôm nhỏ diễn ra nhiều lần mỗi lần cách nhau một thời gian ngắn, khi tôm lớn dần thời gian lột xác giữa các lần sẽ lâu hơn.

+ Quá trình lột xác của tôm xảy ra khi tôm lột xác lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực tôm rút ra trước, sau đó là phần bụng và các phần phụ phía sau. Tôm tút ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong mình toàn cơ thể, đối với những con tôm khỏe thì sự lột xác rất nhanh chỉ cần 5-7 phút. Lớp vỏ mới sẽ cứng lại sau 1-2 ngày đối với tôm lớn và từ 1-2 giờ đối với tôm nhỏ.

Chu kỳ lột xác của của loài tôm sẽ khác nhau

  • Tôm thẻ chân trắng khi nhiệt độ nước khoảng 28 độ C, khoảng 30 đến 40 giờ tôm nhỏ sẽ lột xác một lần. Khi tôm phát triển lớn thì khoảng 15 ngày mới lột vỏ một lần.
  • Tôm càng xanh: Từ ấu trùng đến khi thành tôm bột sẽ có 11 lần lột xác, từ tôm bột đến 2g thì 2-8 ngày lột vỏ một lần, sau đó chu kỳ lột vỏ sẽ lâu hơn.
Đọc thêm:  083 là mạng gì? Ý nghĩa của đầu số 083 và cách đặt mua tại nhà

Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm?

Hình ảnh khi tôm lột xác

1. Yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tôm khó lột xác. Khi tôm bị thiếu chất dinh dưỡng sẽ không đủ chất làm đầy vỏ nên vỏ tôm sẽ không bị đứt ra để lột xác. Để tôm lột xác thành công, lượng thức ăn phải cung cấp đủ hàm lượng đạm từ 32-45%.

Cho ăn đủ lượng thức ăn tùy vào từng giai đoạn cũng làm cho tôm phát triển nhanh, nên quá trình lột xác của tôm cũng sẽ diễn ra theo đúng quy trình. Trong những ngày đầu mới nuôi nên cho lượng thức ăn từ 8-10 % tổng trọng lượng đàn tôm nuôi và những tháng tiếp theo cho ăn với lượng 5-7%. Bà con phải thường xuyên theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng để có biện pháp điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Ngoài ra, bà con nên cung cấp thêm các khoáng chất cần thiết giúp tôm lột xác tốt hơn, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng. Bà con nên cho tôm ăn thêm một số loại như Canxi, Vitamin, men tiêu hóa,… để tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh hơn.

2. Môi trường nuôi của tôm giúp kiểm soát quá trình lột xác của tôm

Môi trường nuôi không tốt làm chậm quá trình lột xác của tôm. Vì vậy người nuôi cần chủ động điều tiết các thông số môi trường nước như độ pH, độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ nước,….Ngoài ra trước khi tôm được thả nuôi bà con cần chú ý đến việc cải tạo ao, xử lý môi trường nước, gây màu nước cho tốt, nuôi đúng thời vụ.

3. Do ảnh hưởng của một số bệnh lý

Trong quá trình nuôi tôm bị mắc một số bệnh như nấm, đóng rong,…. sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm bị chậm hoặc không thể lột vỏ. Cách phòng bệnh tốt nhất là bà con nên quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn cung cấp đủ oxy cho tôm cũng như là chất lượng thức ăn đảm bảo cho quá trình phát triển của tôm.

Đọc thêm:  Ngày 28/4 (April 28): Ngày này năm xưa (On this day)

Tôm lột xác như thế nào – video cận cảnh tôm lột xác

Những câu hỏi liên quan đến vấn đề ấu trùng tôm lột xác

Hỏi : Vỏ cơ thể tôm cấu tạo như thế nào?

Trả lời : Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp.

Hỏi: Vỏ cơ thể tôm có nhiệm vụ gì?

Trả lời : Che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển.

Hỏi: Tôm Sông có cấu tạo ngoài và di chuyển như thế nào ?

Trả lời : Vỏ cơ thể tôm sông có cấu tạo bằng kitin ngấm canxi nên cứng cáp. Làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển.

Hỏi: Vì sao màu sắc của tôm sống trong những môi trường nước khác nhau?

Giải đáp: Vì vỏ cơ thể tôm có chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường. Khi tôm sống, sắc tố đó là cyanocristalin. Khi tôm chết dưới tác động của nhiệt độ như phơi hoặc rang. Sắc tố đó biến đổi thành zooêrytrin có màu hồng.

Hỏi: Tôm ăn gì (thực vật, động vật hay mồi chết) ?

Giải đáp: Tôm hoạt động vào lúc chạng vạng tức lúc chập tối, khi đó tôm bắt đầu đi kiếm ăn. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật, mồi sống lẫn mồi chết (ăn tạp). Dựa vào khả năng khứu giác phát triển của tôm. Thính có mùi thơm lan tỏa đi rất xa vì thế thu hút tôm đến chỗ câu hay chỗ cất vó tôm.

Hỏi: Sự bắt mồi và tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?

Giải đáp: Tôm dùng đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền thức ăn. Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày và được hấp thụ ở ruột.

Hỏi: Tôm hô hấp nhờ bộ phận nào?

Giải đáp: Tôm hô hấp bằng mang. Bài tiết qua tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2. Hỏi: Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?

Giải đáp: Tôm đực có kích thước lớn và đôi kìm to và dài.

Hỏi: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?

Giải đáp: Tập tính ôm trứng có ý nghĩa bảo vệ cho trứng khỏi bị kẻ thù ăn mất.

Hỏi: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Trả lời : Ấu trùng phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng bao bọc không lớn theo cơ thể được.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button