Australia – kẻ ở nhờ xưng vương châu Á – Công an Nhân dân

Bóng đá Úc vốn không có đối thủ tại châu Đại Dương – châu lục có nền bóng đá kém phát triển nhất thế giới. Với lối chơi bóng hiện đại nhờ dàn cầu thủ giàu kinh nghiệm chinh chiến ở trời Âu, Úc dễ dàng bỏ túi 4 chức vô địch châu Đại dương trong 6 lần tham dự (hai lần còn lại về nhì). Trong 11 đội bóng còn lại của châu Đại dương (không kể 4 đội dự khuyết) thì chỉ có New Zealand có vai vế một chút, nhưng trước Úc thì đội tuyển áo trắng này cũng chỉ là “đứa em” cần học hỏi hơn là dám căng chân ra đá. Còn lại 10 đội tuyển khác đều đến từ các quốc đảo ít dân, ít có cơ hội giao lưu, rất nhiều đội tuyển đến từ vùng mà bóng đá chỉ là thứ gì đó xa lạ, các cầu thủ đi đá bóng đội quốc gia nhưng nghề chính là nấu ăn hay đánh cá, câu mực ngoài đại dương…

Dù rất cố gắng nhưng Hàn Quốc không thể cản nổi Úc.

Làm vua ở cái vùng mà môn túc cầu hẻo lánh như thế, Úc dù mạnh cũng dễ chán ngán. Cái mà người Úc cần là tấm vé dự vòng chung kết World Cup 4 năm một lần. FIFA cho châu Đại dương nửa vé và nửa vé đó Úc đều dễ dàng có được. Nhưng nửa vé còn lại dù chỉ cách có hai trận đấu nhưng để kiếm được là vô cùng khó khăn khi Úc thường phải thi đấu tranh vé vớt với đội thứ 5 của Nam Mỹ. Lịch sử thật kỳ lạ, trong mấy kỳ tranh vé vớt dự World Cup 1998, 2002, 2006, đội cầm nửa tấm vé Nam Mỹ đều là Urugoay và thế là cuộc so tài giữa “chuột túi” với cựu vô địch World Cup 1930 lặp lại đến 3 lần. Trong hai lần trước đó, do chênh lệch đẳng cấp, Úc đều bị Urugoay dễ dàng hạ gục, họ chỉ một lần may mắn giật được vé từ tay đối thủ để tham dự World Cup 2006.

Đọc thêm:  Ngày Hắc Đạo Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Ngày Hắc Đạo

Thế là cái đơn của vua châu Đại dương kỳ kèo xin gia nhập làng túc cầu châu Á được người Úc rốt ráo xúc tiến. Và họ đã toại nguyện khi năm 2005, Liên đoàn bóng đá châu Á chính thức đồng ý điền tên Úc là thành viên của bóng đá châu lục đông dân nhất thế giới.

Thật ra, không phải vì người Úc yêu gì cái bóng đá Á châu mà bởi họ nhìn thấy FIFA trao cho châu lục này tới 4,5 tấm vé dự World Cup. Mục tiêu của Úc không gì khác là giành lấy 1 trong 4 tấm vé chính thức chứ không phải chờ đến tranh vé vớt, đồng thời có cơ hội tranh đấu với các đối thủ châu Á mà dù thành viên có tới gần 50 nhưng thực lực những “ông anh” đủ trình đọ với Úc cũng chỉ đếm trên vài ngón tay.

Và họ đã làm được dường như tất cả những gì mình muốn. Sau khi được “ở nhờ”, Úc dễ dàng giành vé dự World Cup ở cả hai kỳ liên tiếp (2010, 2014). 4 tấm vé chính thức của châu Á mà FIFA trao đều dễ dàng rơi vào túi Úc một chiếc, ba chiếc còn lại thì Nhật Bản và Hàn Quốc đã giành hai. Thành thử, khu vực Tây Á với những cái tên như Ả rập Xê út, Iran lại rất vất vả để kiếm vé mà đau đớn nhất là tại World Cup 2010, Tây Á không giành được vé nào. Đến 2014, Iran mới nỗ lực giật lại được một chiếc. Rõ ràng, giờ thì các ông kẹ châu Á thấm thía cái giá “cho chuột ở nhờ”, hiển nhiên họ bị mất luôn một vé dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Đọc thêm:  Đồng bào là gì? Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào?

Còn tại Asian Cup – giải đấu lớn nhất châu lục, Úc cũng tỏ ra vượt trội. 3 kỳ dự Asian, họ hai lần vào chung kết. Kỳ Asian Cup đầu tiên, Úc bị loại ở tứ kết. 4 năm sau, họ vào chung kết và chỉ để mất vé trong những phút cuối cùng của 120 phút thi đấu.

Song tại Asian Cup lần này, người Úc đã hoàn toàn tại nguyện. Các cầu thủ xứ “chuột túi” tỏ ra không có đối thủ từ vòng đấu bảng đến tứ kết, bán kết. Họ chỉ một lần gục ngã trước Hàn Quốc ở vòng bảng, nhưng đó là khi mà Úc tung đội hình dự bị vào sân do đã có vé vào vòng trong. Tại tứ kết, Úc dễ dàng loại Trung Quốc – đội bóng rất lên chân, toàn thắng tại vòng bảng. Ở bán kết, Úc cho thấy sự vượt trội, UAE chỉ có thể gây bất ngờ khi loại Nhật chứ không thể tái hiện điều đó lần thứ hai.

Úc chính thức đăng quang ngôi vua châu lục.

Tại trận chung kết, Úc điều tiết trận đấu rất tốt khiến người Hàn vã mồ hôi. Hòa nhau 1-1 sau 90 phút, Hàn Quốc đã không thể làm gì hơn khi chủ nhà một lần nữa chọc thủng lưới để chính thức lần đầu tiên đăng quang giải đấu danh giá nhất châu lục.

Lâu nay, ở châu Á, Úc chỉ thực sự gặp khó khăn khi đối đầu với Nhật, Hàn, Iran. Còn lại, các đội như UAE, Iraq, Uzbekistan, Trung Quốc…, dù chơi rắn cũng chưa đủ tầm cầm chân “chuột túi”.

Đọc thêm:  Mẫu giấy mời tập huấn (Cập nhật 2023) - Luật ACC

Để đăng quang, Úc nên… cảm ơn UAE!

Trong hành trình xưng vương lần này, Úc gặp điều kỳ diệu khi Nhật Bản – ứng viên số 1 cho ngôi vô địch bị loại khỏi tứ kết. Nhật chính là đối thủ lớn nhất của Úc và các chàng trai xứ mặt trời mọc tỏ ra rất kỵ giơ khi đã nhiều lần khiến “chuột túi” ôm hận: loại Úc khỏi tứ kết Asian Cup 2007 và tại chung kết Asian Cup 2011. Nếu như tại giải năm nay, Nhật không bị thua sốc UAE thì trận bán kết sẽ rất khó khăn cho người Úc và cơ hội để họ vượt qua Nhật không cao.

Rõ ràng, trong niềm vui xưng vương châu Á, các chàng trai “chuột túi” nên gửi lời cảm ơn tới UAE – kẻ đã loại “ông anh” Nhật Bản khỏi cuộc chơi, gián tiếp tạo điều kiện Úc thuận lợi hơn trên hành trình đăng quang.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button