Đề bài: Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
Bài văn mẫu Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con
“Công cha như núi thái sơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Công cha, nghĩa mẹ lớn hơn núi, rộng hơn dòng sông, tưởng chừng như không có gì có thể so sánh được. Đó là những con người đã dành cả cuộc đời mình để yêu thương con. Người cha, người mẹ là người dẫn dắt, xác định chí hướng cùng con, luôn cho con những lời khuyên tốt đẹp nhất. Y Phương một nhà thơ người dân tộc Tày, cũng là một người cha có tấm lòng vô cùng rộng lớn, ông đã đưa ra những tâm tình, những lời tâm sự từ tận sâu trong tim để gửi tới người con của mình. Và “Nói với con” chính là một tác phẩm đầy tình yêu mà mang tính giáo dục cao đối của người cha dành cho con của mình.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi cho người đọc một hình ảnh của một gia đình đầy hạnh phúc:
“Chân phải bước tới chaChân trái bước tới mẹMột bước chạm tiếng nóiHai bước tới tiếng cười.”
Chắc hẳn âm vang đâu đây, ta có thể cảm nhận rõ những tiếng cười nói vui tươi giòn giã của một gia đình có đầy đủ người cha, người mẹ và đứa con bé bỏng. Bằng biện pháp liệt kê cùng với phép điệp ngữ, Y Phương muốn nói với con về gia đình của mình. Con được sinh ra và lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, từng bước chân đầu đời của con, cha mẹ nâng niu, tập bước cùng con. Từng âm thanh, giọng nói của con cất lên là những tiếng bi bô nhưng nó đã mang đến niềm vui cho cả gia đình vì có thành viên mới. Ta có thể thấy Y Phương quả là một người cha yêu thương con, luôn quan tâm đến con của mình. Ông còn kể cho con nghe về mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng con người ta khôn lớn:
“Người đồng mình yêu lắm con ơiĐan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hátRừng cho hoaCon đường cho những tấm lòngCha mẹ mãi nhớ về ngày cướiNgày đầu tiên đẹp nhất trên đời..”
Không chỉ nhắc tới gia đình, ông muốn nhấn mạnh với người con về mảnh đất nơi đây, nơi có những người dân lao động cần cù chịu khó. Ngày ngày tận tâm với công việc của mình “đan lờ”, “cài nan hoa”. Cuộc sống luôn đầy niềm vui, nhà nhà, xóm làng đắm mình trong những câu hát của quê hương. Quê hương mang cho con những điều tốt đẹp, “rừng cho hoa”, “con đường cho những tấm lòng”, quê hương luôn ôm con, luôn che chở và bảo vệ con. Cha luôn nhớ về ngày cưới của mình, bởi đó là ngày đánh dấu có sự hiện diện của con, là ngày mà cha cảm thấy “ngày đầu tiên hạnh phúc nhất trên đời”.
Không chỉ kể cho con nghe về cội nguồn của mình, Y Phương còn muốn nhấn mạnh với con về ý chí, về con người của quê hương:
“Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọc
“Người đồng mình” từ gọi nghe thật thân thương. Tác giả là một người yêu quê mình da diết mới có thể cảm nhận từng nhịp đập của cuộc sống tại quê mình. Tác giả đã dùng “cao” và “xa” để đo ý chí và khó khăn. Nỗi buồn nó cao lắm nhưng ý chí của con người càng giàu hơn. Phép liệt kê kết hợp với phép ẩn dụ, người cha đã cho con biết về mảnh đất của mình “sống trên đá”, “sống trong thung”. Mảnh đất của con đang sống đầy khó khăn và vất vả, nhưng người cha muốn nhấn mạnh rằng, dù sống trong hoàn cảnh nào thì hãy mạnh mẽ vượt qua, không than thở, trách móc, mà phải từ đó mà phấn đấu vượt qua. Tác giả đã chỉ cho con một con đường, về cuộc sống sau này của mình “sống như sông như suối”, sông suối là hình ảnh của thiên nhiên, chúng luôn sống hết mình, ngày ngày chuyển mình trong làn nước mang nước đến cho con người, vạn vật xung quanh. Vì vậy mà người cha mong con hãy như sông như suối dù có phải “lên thác xuống ghềnh” thì vẫn bước tiếp mà “không lo cực nhọc”. Dù sống trong mảnh đất nghèo khó nhưng “người đồng mình” luôn chung tay xây dựng quê hương:
“Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu conNgười đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tụcCon ơi tuy thô sơ da thịtLên đườngKhông bao giờ nhỏ bé đượcNghe con
“Người đồng mình” là những người dân lao động chất phác, ngày ngày trèo đồi, lội suối, không quản nắng mưa. Nhưng trong tâm họ là cả một tình yêu quê hương vô cùng lớn. Họ là những con người có chí lớn, bề ngoài giản dị vậy nhưng “không hề nhỏ bé”, bởi chính họ là những người “tự đục đá kê cao quê hương”, họ là những người đã góp sức cho mảnh đất con đang sống. Còn quê hương của con, đó là tiền đề nuôi nấng con, là nơi con lớn lên với bao phong tục. Người cha luôn tự hào về con người, quê hương mình và không quên nhắc nhở con về hành trình của cuộc đời. Dù mình có nghèo khó, “thô sơ da thịt” nhưng “không bao giờ nhỏ bé được” hãy nối tiếp truyền thống của quê hương mình mà bước tiếp trên con đường trưởng thành của mình. Sau này rồi con cũng lớn, có những quyết định riêng của mình, hai từ “nghe con” sao mà da diết nó như tiếp sức thêm nhiều sức mạnh cho con, rằng con sẽ luôn có sự cổ vũ, động viên của cha bên mình.
“Nói với con” một bài thơ thật thiết tha mộc mạc trong từng câu chữ. Bởi tác giả là người dân tộc, nên thơ ông đậm chất với lời ăn tiếng nói của quê hương, ta càng cảm thấy một tình yêu bao la của ông dành cho quê mình. Không chỉ vậy, với thể thơ tự do, không gò bó nó như là một dòng sông, dòng suối mát lành, chảy trôi qua tâm hồn con. Cùng với đó là các biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc trưng như so sánh, ẩn dụ, tục ngữ… đã góp phần làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn, mãi in sâu trong lòng người.
Lời tâm sự của người cha thật mộc mạc nhưng rất chân thành. Qua bài thơ “Nói với con” đầy ý nghĩa, ta càng cảm nhận được một tình yêu vô bờ bến của người cha dành cho người con. Y Phương muốn người con của mình trở thành một con người tốt, luôn nhớ tới cội nguồn của mình, nhớ những điều mà đã làm nên con của ngày nay. Những lời tâm sự ấy, Y Phương không chỉ muốn gửi gắm tới người con của mình mà còn muốn gửi tới toàn thế hệ trẻ của quê hương, hãy luôn nỗ lực phấn đấu, có ý chí kiên cường để xây dựng đất nước một tươi đẹp hơn.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/tam-su-cua-nguoi-cha-noi-voi-con-trong-bai-tho-noi-voi-con-46000n.aspx Bài Nói với con có lời thơ tựa như những tiếng thủ thỉ, tâm tình của người cha với đứa con bé nhỏ của mình. Trong bài Tâm sự của người cha nói với con trong bài thơ Nói với con trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tâm sự của người cha với con, để khám phá thêm những đặc sắc của bài thơ, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương, Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong bài thơ Nói với con, Cảm nhận về tình cha con trong bài thơ Nói với con, Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương.