TÂN NGỮ TRONG TIẾNG ANH – Phân biệt, cách dùng và bài tập chi

Tân ngữ là gì? Tân ngữ có quan trọng trong tiếng Anh? – Tân ngữ trong tiếng Anh (Object) là thành phần quan trọng có trong câu. Tân ngữ trong nhiều trường hợp sẽ bắt buộc phải có. Muốn hiểu về câu bị động trong tiếng Anh thì bạn phải hiểu về tân ngữ.

Trong bài này, Langmaster sẽ hệ thống lại kiến thức về tân ngữ trong tiếng Anh đầy đủ, chi tiết nhất cùng bài tập để bạn thực hành ngay. Chuẩn bị giấy bút và cùng nhau học ngay bạn nhé!

1. Tân ngữ là gì?

1.1. Tân ngữ trong tiếng Anh là gì?

Tân ngữ trong tiếng anh (Object) là các từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ trong câu. Trong 1 câu có thể có xuất hiện 1 hoặc nhiều tân ngữ khác nhau, nói về các đối tượng khác nhau.

Ví dụ:

– I love chicken nuggets very much. (Tôi rất thích món gà viên không xương.)

– Ronaldo wants to play football with Messi. (Ronaldo muốn chơi bóng đá cùng Messi.)

– I was given the guidebook so that I can understand how the machine works.

Xem thêm: MỌI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG ANH

1.2. Tại sao tân ngữ trong tiếng Anh lại quan trọng?

Trong tiếng Anh, chúng ta có nhiều loại động từ, trong đó có ngoại động từ và nội động từ. Hiểu đơn giản, ngoại động từ là loại động từ mà nó gây ra ảnh hưởng, tác động đến 1 sự vật, sự việc khác. Ngược lại, nội động từ không gây ảnh hưởng tới sự vật, sự việc khác.

– Ngoại động từ: play, send, give, love, break, eat, fix, read,…

– Nội động từ: run, sleep, cry, fall, die,…

Với những câu sử dụng ngoại động từ, các transitive verbs, bắt buộc phải có tân ngữ để đảm bảo đúng ngữ pháp cũng như hoàn thiện ý nghĩa của câu.

Ví dụ:

– I eat chicken noodle soup for breakfast. (Tôi ăn mì gà vào bữa sáng.)

– My dad bought me a new motorbike yesterday. (Hôm qua bố mua cho tôi 1 cái xe máy mới.)

– Cats love to play with their tails. (Lũ mèo thích chơi với đuôi của chúng.)

Với những câu sử dụng nội động từ, các intransitive verbs, có thể có hoặc không có sự xuất hiện của tân ngữ.

Ví dụ:

– I ran 3 miles this morning. (Tôi chạy bộ 3 dặm vào buổi sáng nay.)

– I often sleep at 12 and wake up at 8. (Tôi thường đi ngủ lúc 12h và thức dậy lúc 8h).

– I cried because I failed twice in a row. (Tôi khóc vì mình đã thất bại 2 lần liên tục.)

null

1.3. Vị trí và cách nhận biết tân ngữ.

Vì tân ngữ trong tiếng Anh là sự vật, sự việc chịu tác động của hành động trong câu, nên tân ngữ sẽ thường đứng ngay sau động từ hoặc giới từ đi kèm động từ đó.

Ví dụ:

– I eat fish for dinner. (Tôi ăn món cá vào bữa tối.)

– My mom bought me a new shirt yesterday. (Hôm qua mẹ mua cho tôi 1 cái áo mới.)

– I play the ukulele very well. (Tôi chơi đàn ukulele rất giỏi.)

Để xác định tân ngữ, ngoài việc quan sát các từ đứng sau động từ, chúng ta có thể đặt câu hỏi liên quan đến hành động xảy ra trong câu. Việc trả lời các câu hỏi này giúp bạn nhận biết đúng và đủ lượng tân ngữ có trong câu, vì câu có thể có nhiều tân ngữ.

Đọc thêm:  120 Phrasal Verb trong tiếng Anh thông dụng nhất định phải biết

Với các câu ví dụ trên, chúng ta có thể đặt các câu hỏi

– “eat”: tôi ăn cái gì? tôi ăn vào lúc nào?

– “bought”: mẹ mua cái gì? mẹ mua cho ai?

– “play”: tôi chơi cái gì?

2. Phân biệt dễ dàng 3 loại tân ngữ trong tiếng Anh

Dựa vào các vị trí đứng cũng như cách nhận biết ở trên, chúng ta sẽ có tương ứng 3 loại tân ngữ trong câu: tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp và tân ngữ của giới từ.

2.1. Tân ngữ trực tiếp (direct object)

Tân ngữ trực tiếp hay Direct object là đối tượng chịu tác động đầu tiên của động từ. Nếu trong câu chỉ có một tân ngữ thì đó chính là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

– I love chicken nuggets. (Tôi thích món gà viên không xương.)

– I play the ukulele very well. (Tôi chơi đàn ukulele rất giỏi.)

– I will write the essay tonight. (Tôi sẽ viết bài luận vào tối nay.)

2.2. Tân ngữ gián tiếp (indirect object)

Tân ngữ gián tiếp hay Indirect object là đối tượng nhận kết quả từ hành động của động từ lên tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ gián tiếp sẽ xuất hiện trong các câu có 2 tân ngữ trở lên.

Tân ngữ gián tiếp thường sẽ theo sau tân ngữ trực tiếp và nối với nhau bởi 1 giới từ. Trong trường hợp câu không có giới từ, tân ngữ gián tiếp có thể đứng trước tân ngữ trực tiếp. Giới từ thường gặp là for, to hoặc with.

Ví dụ:

– My mom bought me a new shirt yesterday. (Hôm qua mẹ mua cho tôi 1 cái áo mới.)

→ “me” là tân ngữ gián tiếp – người nhận kết quả từ hành động “bought”

→ “a new shirt” là tân ngữ trực tiếp – chịu tác động đầu tiên của hành động “bought”

– They gave the guidebook to me 2 days before. (Họ cho tôi quyển sách hướng dẫn 2 ngày trước.)

→ “the guidebook” là tân ngữ trực tiếp – chịu tác động đầu tiên của hành động “gave”

→ “me” là tân ngữ gián tiếp – chịu kết quả thứ 2 của hành động “gave”

null

2.3. Tân ngữ của giới từ

Tân ngữ của giới từ có thể coi là loại tân ngữ dễ nhận biết nhất, đây chính là các từ đứng ngay phía sau giới từ trong câu.

Ví dụ:

– Ronaldo wants to play football with Messi. (Ronaldo muốn chơi bóng đá cùng Messi.)

→ Messi là tân ngữ của giới từ with.

– John wants to hang out with you. (John muốn đi chơi cùng với bạn.)

→ you là tân ngữ của giới từ with

– I eat chicken noodle soup for breakfast. (Tôi ăn mì gà vào bữa sáng.)

→ breakfast là tân ngữ của giới từ for

3. Hình thức của tân ngữ trong câu

Tân ngữ trong tiếng Anh có thể là danh từ, cụm danh từ; đại từ nhân xưng; động từ ở dạng nguyên thể; danh động từ V_ing hoặc một mệnh đề. Hãy cùng xem các phân tích cụ thể dưới đây để hiểu hơn về từng trường hợp.

3.1. Danh từ hoặc cụm danh từ

Danh từ hoặc cụm danh từ có thể làm tân ngữ trong câu ở cả 2 dạng: tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp.

Ví dụ:

– My friends and I watched a movie last night. (Bạn tôi và tôi đi xem phim vào tối qua.)

– My dad will help my mom do the housework. (Bố tôi sẽ giúp mẹ tôi làm việc nhà.)

– I use my laptop to write my essays. (Tôi dùng máy tính xách tay để viết các bài luận của mình.)

Xem thêm: TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH BẠN CẦN BIẾT

3.2. Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh bao gồm: Đại từ chủ ngữ, các Subject pronouns với chức năng chủ ngữ và Đại từ tân ngữ, các Object pronouns, với chức năng làm tân ngữ.

Đọc thêm:  Lắt léo chữ nghĩa: "Bịt" chứ không phải là “bịch” - Thanh Niên

Chỉ các đại từ tân ngữ mới được đặt làm tân ngữ trong câu, chúng không thể làm chủ ngữ. Ngược lại, chỉ các đại từ chủ ngữ mới được đặt làm chủ ngữ trong câu, chúng không thể làm tân ngữ.

Ví dụ:

– I fancy him for a long long time. (Tôi si mê anh ấy lâu lắm rồi.) (đúng)

→ him là đại từ tân ngữ, làm tân ngữ trong câu

→ I là đại từ chủ ngữ, làm chủ ngữ trong câu.

– Him fancy I for a long long time. (Tôi si mê anh ấy lâu lắm rồi.) (Sai)

Xem thêm: ĐẠI TỪ LÀ GÌ? TRỌN BỘ KIẾN THỨC VỀ ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG ANH

null

3.3. Động từ

Động từ có thể làm tân ngữ trong câu ở dạng động từ nguyên thể Verb hoặc dạng danh động từ V-ing. Cùng Langmaster phân tích kĩ hơn 2 trường hợp này nhé.

3.3.1. Động từ nguyên mẫu làm tân ngữ

Thực ra, động từ làm tân ngữ bạn đã gặp rất nhiều, chúng chính là các động từ xuất hiện trong các cấu trúc dạng V + to V.

Ví dụ:

– I tend to write my essays at late night. (Tôi thường viết bài luận của mình vào lúc đêm muộn.)

– My brother used to ride a pink bicycle to school. (Anh trai tôi đã từng đi 1 chiếc xe đạp màu hồng để tới trường.)

– My teammate’s trying to win the football game. (Các đồng đội của tôi đang cố gắng để thắng trận bóng đá.)

Các động từ có dạng V to V thường gặp:

– afford – đủ khả năng

– agree – đồng ý

– appear – xuất hiện

– arrange – sắp xếp

– ask – hỏi, yêu cầu

– beg – nài nỉ, van xin

– care – chăm sóc

– claim – đòi hỏi, yêu cầu

– consent – bằng lòng

– decide – quyết định

– demand – yêu cầu

– deserve – xứng đáng

– expect – mong đợi

– fail – thất bại

– hesitate – do dự

– hope – hy vọng

– learn – học

– manage – sắp xếp

– mean – ý định

– need – cần

– offer – đề nghị

– plan – lên kế hoạch

– prepare – chuẩn bị

– pretend – giả vờ

– promise – hứa

– refuse – từ chối

– seem – dường như

– struggle – đấu tranh

– swear – xin thề

– threaten – đe doạ

– volunteer – tình nguyện

– wait – đợi

– want – muốn

– wish – mong

– try – cố gắng

– forget – quên

3.3.2. Động từ thêm đuôi -ing (V-ing) làm tân ngữ

Tương tự, các cấu trúc dạng V + V-ing sẽ chứa các V-ing với chức năng là tân ngữ.

Ví dụ:

– I love writing my essays at late night. (Tôi thích viết bài luận của mình vào lúc đêm muộn.)

– My brother tries riding a pink bicycle to school. (Anh trai tôi thử việc đi chiếc xe đạp màu hồng tới trường.)

– My teammate’s imagine winning the football game. (Các đồng đội của tôi đang mơ mộng sẽ thắng trận bóng đá.)

Các động từ có dạng V + V-ing thường gặp:

– allow – cho phép

– begin – bắt đầu làm cái gì

– consider – xem xét đến khả năng

– dislike – không thích

– dread – sợ phải

– endure -: chịu đựng phải

– finish – hoàn thiện

– imagine – tưởng tượng làm cái gì

– involve – có liên quan tới việc

– miss – bỏ lỡ làm việc gì

– postpone – trì hoãn

– practice – thực hành, luyện tập

– quit – từ bỏ làm cái gì

– recommend – gợi ý

– regret – hối tiếc làm cái gì

– remember – nhớ đã

– resent – ghét

– risk – mẹo hiểm

– spend time – bỏ thời gian

– stop – dừng lại

– would you mind – có làm phiền

null

3.4. Mệnh đề danh từ

Mở rộng và phức tạp hơn 1 chút, tân ngữ trong tiếng Anh có thể là 1 mệnh đề danh từ.

Ví dụ:

– I can’t understand how the machine works. (Tôi không hiểu cách cái máy hoạt động.)

Đọc thêm:  Hướng dẫn tạo tài khoản IOE thi tiếng Anh trên mạng - Download.vn

– We should ask him what he wants. (Chúng ta nên hỏi hắn xem hắn muốn gì.)

– I don’t know why my ex broke up with me. (Tôi không hiểu tại sao người yêu cũ lại chia tay tôi).

Xem thêm: MỌI ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ MỆNH ĐỀ DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH!

4. Dùng tân ngữ trong câu bị động (Passive voice)

Việc hiểu rõ và xác định đúng tân ngữ trong câu sẽ giúp bạn chinh phục kiến thức về câu bị động trong 1 nốt nhạc. Nguyên lý cơ bản của câu chủ động – câu bị động là biến tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động.

Các bước để viết câu bị động như sau:

– Xác định tân ngữ trong câu gốc

– Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ của câu mới

– Chuyển động từ trong câu sang to be + P2

– Đưa chủ ngữ ở câu gốc xuống cuối câu bị động làm tân ngữ dạng by + O

Ví dụ:

– I will write the essay tonight. (Tôi sẽ viết bài luận vào tối nay.)

The essay will be written by me tonight.

– My mom bought me a new shirt yesterday. (Hôm qua mẹ mua cho tôi 1 cái áo mới.)

The new shirt was bought to me by my mom yesterday.

– They gave me the book 2 days before. (Họ cho tôi quyển sách hướng dẫn 2 ngày trước.)

→ I was given the book 2 days before.

5. Bài tập tân ngữ trong tiếng Anh

Các bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản chưa? Cùng làm nhanh các bài tập dưới đây cùng Langmaster nhé.

Bài tập 1: Xác định tân ngữ có trong các câu sau

1. Henry will feed some fishes to the cat.

2. Tien is in love with Tien.

3. I lent my brother my car.

4. My dad cooked dinner last night.

5. Have you received my e-mails?

6. Do you know where Thomas went?

7. I often buy comic books.

8. Langmaster teaches you English for free.

9. Lazy people don’t like walking.

10. We must help the poor and the homeless.

Bài tập 2: Viết đại từ tân ngữ tương ứng cho các từ sau

1. I →

2. You →

3. We →

4. They →

5. He →

6. She →

7. It →

Bài tập 3: Chuyển các câu sau thành dạng câu bị động

1. The dentist checked my tooth carefully.

2. Who did they give the 1st prize to?

3. The Math teacher sent him out of the classroom.

4. Somebody stole Janet’s car last week.

5. Has anyone collected the trash yet?

6. You must wash colored clothes separately.

7. People plant a lot of trees every year.

8. Langmaster will teach you English for free.

9. They are building a new library at the moment.

10. You must repair this washing machine.

Xem thêm: BỎ TÚI CÁC LOẠI CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT

Đáp án

Bài tập 1:

1. fishes, the cat

2. Tien

3. my brother, my car

4. my e-mails

5. dinner

6. where Thomas went

7. comic books

8. you, English

9. walking

10. the poor and the homeless

Bài tập 2:

1. I → me

2. You → you

3. We → us

4. They → them

5. He → him

6. She → her

7. It → it

Bài tập 3:

1. My tooth was checked carefully by the dentist.

2. Who was the 1st prize given to?

3. He was sent out of the classroom by the math teacher.

4. Janet’s car was stolen last week.

5. Was the trash collected yet?

6. Colored clothes must be washed separately.

7. A lot of trees are planted every year.

8. You’ll be taught English for free by Langmaster.

9. A new library is being built at the moment.

10. This washing machine must be repaired.

Hy vọng bài viết từ Langmaster đã giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về tân ngữ trong tiếng Anh. Bạn muốn tìm hiểu nội dung nào tiếp theo, hãy tìm kiếm trên kênh Youtube Học tiếng Anh Langmaster hoặc để lại bình luận để Langmaster hỗ trợ bạn nhé.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button