Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh

Em hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông. Theo em làm thế nào để khắc phục những điểm yếu đó? là câu hỏi có trong Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THPT, mời các em cùng tham khảo đáp án.

Bài làm:

Mẫu 1

Những điểm mạnh của học sinh trường em khi tham gia giao thông

– Học sinh trường em được nhà trường giáo dục, trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và luật ATGT hiện hành.

– Các học sinh được thực hành, tham gia giao thông dưới sự hướng dẫn, giám sát của cha mẹ, thầy cô và nhà trường.

– Nhiều học sinh chưa nắm được kiến thức về luật ATGT, chưa nhận biết được ý nghĩa của biển báo giao thông. Còn một số trường hợp học sinh chưa đủ tuổi tham gia điều khiển các phương tiện với tốc độ cao như xe máy.

– Một số học sinh chưa nghiêm túc, còn mải nô đùa, nói chuyện với bạn bè khi tham gia giao thông. Đây chính là lứa tuổi chưa đủ nhận thức về hành vi vi phạm giao thông và rất có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

– Các bậc phụ huynh chưa giáo dục, nghiêm khắc với con cái để con nhận thức được hành vi vi phạm giao thông của mình.

– Với các học sinh cấp 2, cấp 3 việc không đội mũ bảo hiểm là do ý thức chấp hành Luật giao thông của các bạn đó còn rất hạn chế.

Đọc thêm:  Các dạng toán phép đối xứng tâm - TOANMATH.com

– Đối với những học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, việc không đội mũ bảo hiểm của các em, phần lớn nguyên nhân do các bậc phụ huynh chưa chú ý và chủ quan khi tham gia giao thông.

– Có một số bạn, nhất là các bạn nam còn hay phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông khác.

Biện pháp khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

Để khắc phục những điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông thì:

* Trước tiên các học sinh cần có trách nhiệm về việc tham gia giao thông:

– Cần chấp hành đúng quy định của các biển báo khi đi đường.

– Lái xe an toàn, phù hợp với lứa tuổi quy định.

– Có ý thức nhường đường, tránh xe đúng quy định.

– Rèn tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hoặc tắc đường.

– Khi tham gia giao thông không gây ồn, mất trật tự, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, mô tô

– Luôn chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông

– Tuyên truyền vận động người thân và mọi người xung quanh thực hiện nghiêm chỉnh khi luật tham gia giao thông.

* Tiếp theo, trách nhiệm thuộc về nhà trường:

– Các đơn vị, nhà trường cần tiến hành giáo dục, tuyên truyền việc chấp hành các quy định pháp luật khi tham gia giao thông đến các học sinh nhiều hơn.

Đọc thêm:  Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương khổ lớn năm 2023 - Invert.vn

– Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động về ATGT trong trường học, vận động các em học sinh và phụ huynh cùng tham gia để từ đó nâng cao nhận thức, giáo dục và hình thành văn hóa giao thông cho các bạn học sinh.

* Tiếp theo nữa, trách nhiệm thuộc về các phụ huynh:

Ngoài sự tuyên truyền của nhà trường, các bậc phụ huynh cần nghiêm khắc và kiên quyết hơn trong việc không để các bạn học sinh điều khiển các phương tiện khi chưa đủ tuổi bằng cách tạo điều kiện cho các em đi học bằng xe đạp, đi xe của trường, xe bus hoặc đi bộ nếu nhà gần. Như vậy, không những đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn giúp các em có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

Mẫu 2

Điểm mạnh:

  • Phát động tháng an toàn giao thông vào đầu năm học nhằm kêu gọi các thầy cô giáo, các em học sinh chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
  • Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề an toàn giao thông.
  • Dán banner, áp phích về an toàn giao thông tại các lớp giúp học sinh nâng cao ý thức về chấp hành an toàn giao thông.

Điểm yếu:

Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, học sinh trong trường vẫn còn tồn động những điểm yếu kém như:

  • Không chấp hành đúng quy định của các biển hiệu khi đi đường.
  • Lái xe không phù hợp với lứa tuổi.
  • Chưa đảm bảo đúng tốc độ.
  • Chưa có ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định.
  • Vượt đèn đỏ
  • Gây mất trật tự khi tham gia giao thông.
  • Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắng máy,mô tô,…
Đọc thêm:  Tốc độ đọc/ghi là gì? Tại sao đây là yếu tố quan ... - Quantrimang.com

Để khắc phục những yếu điểm trên, nhà trường cần sát sao với các thầy cô giáo, cán bộ lớp và phối hợp với phụ huynh để tuyển truyền, giảng dạy để các bạn hiểu và dần dần nâng cao ý thức chấp hành giao thông.

Xem thêm:

  • Em đã và sẽ làm gì để gương mẫu thực hiện và góp phần nâng cao ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn học sinh ở trường em? Hãy phân tích một biện pháp mà em thấy hiệu quả nhất?
  • Theo em, học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông được biểu hiện thông qua những hành vi, việc làm nào?
  • Kể tên một số phương tiện giao thông đường thủy mà em biết. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông đường thủy
  • Em hãy viết một kế hoạch tuyên truyền về An toàn giao thông với chủ đề “Cổng trường an toàn giao thông”
  • Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button