Lý do có ngày Thần tài và nên chọn vị Thần Tài nào để thờ cúng

Thần Tài theo truyền thuyết là vị thần quản lý tiền bạc trên trời. Trong một lần dạo chơi, Thần Tài đã lạc xuống trần gian. Đến ngày 10 tháng Giêng Âm lịch Thần Tài mới tìm đường bay về trời. Từ đó ngày 10 tháng giêng âm lịch hằng năm được gọi là ngày Thần Tài hoặc ngày Vía Thần Tài (năm nay vào ngày 31.1.2023 Dương lịch).

Tượng ông Thần Tài ở công viên Lê Thị Riêng (TP.HCM)

Thời điểm và lễ vật cúng Thần Tài

Ở Trung Quốc, người dân thương cúng Thần Tài vào buổi tối, còn ở Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2023 thì giờ tốt để cúng Thần Tài là vào buổi sáng (9 giờ – 11 giờ hoặc 11 giờ – 13 giờ), còn buổi chiều thì trong khoảng thời gian 15 giờ – 17 giờ. Bàn thờ Thần Tài đặt trên mặt đất, nơi trang nghiêm, sáng sủa, hướng về cửa chính. Lễ vật cúng gồm có:

Bộ tam sên: 1 miếng thịt heo luộc (khoảng vài trăm gam, gồm thịt nạc, mỡ và da), 2 hoặc 3 quả trứng luộc, vài con tôm; mâm ngũ quả (chuối, cam, quýt, táo, bưởi) hoặc những thứ khác như đu đủ, nho, sung, mãng cầu, xoài… (chọn loại tươi ngon, không cúng trái cây giả); đặt chén gạo, chén muối và chén nước giữa tượng Thần Tài và Thổ Địa. Tùy địa phương, có thể trưng bày bình hoa, cúng tiền vàng mã; 2 ly rượu, 3 ly nước; đốt lư hương và đèn cầy…

Đọc thêm:  Nhớ đồng - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 11

Một vị Tài Thần của Trung Quốc

Chú ý, ở Trung Quốc một số địa phương không cúng đồ mặn, chua, đắng hoặc chát. Họ chỉ cúng đồ ngọt và hoa quả. Thông thường họ cúng từ 3 đến 5 loại quả, mỗi loại theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9, ví dụ như chùm nho, 3 quả cam, 5 quả chà là… Các loại kẹo và bánh quy cho tết Nguyên đán như bánh ngọt, bánh bao, nhãn, chà là đỏ, kẹo lạc đều phù hợp; sắp xếp chúng thành “hình tròn” để tăng may mắn trong năm nay.

Có bao nhiêu loại Thần Tài?

Thông thường, có hai nhóm chính là Văn Tài Thần và Võ Tài Thần.

Văn Tài Thần gồm có Tài Bạch Tinh Quân (Tăng Phúc Thần Tài), Tỷ Can (Thủ Tài chân quân), Phạm Lãi (Đào Chu Công), Phúc Lộc Thọ Tam Tinh (Tam Đa) và Tài Hòa Hợp nhị tiên (hai nữ thần tài của người sản xuất đồ gốm sứ, chạm khắc gỗ, thợ nung vôi và người bán quạt)…

Võ Tài Thần gồm có Quan Thánh Đế quân, tức Quan Vũ hay Quan Vân Trường và Triệu Công Minh (Huyền Đàn nguyên soái)…

Người Việt thường thờ cúng Thần Tài chung với Thổ Địa

Triệu Công Minh (Huyền Đàn nguyên soái) là một vị Võ Tài Thần

Ngoài ra còn có nhóm Thiên Tài Thần (bao gồm Ngũ Hiển Tài Thần và Ngũ Lộ Tài Thần), Chuẩn Tài Thần (Lưu Hải Thiềm) và các Tài Thần trong Phật giáo Mật tông như Hoàng Tài Thần, Tài Nguyên Thiên Mẫu, Ngũ Tính Tài thần (còn gọi là Ngũ sắc tài thần)…

Đọc thêm:  Cảm nhận khi đọc cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Chọn Thần Tài nào để thờ cúng?

Tùy theo vùng miền và nghề nghiệp mà ta chọn Thần Tài để thờ cúng. Xin lưu ý, có những Thần Tài thuộc nhóm dân sự hoặc quân sự, phụ trách các chức nghiệp khác nhau. Những ngành nghề nào liên quan với văn hóa, giáo dục, tài chính, thậm chí là công chức, nghệ sĩ giải trí đều thuộc thẩm quyền của các vị Văn Tài Thần; còn các ngành liên quan đến quân sự thì thuộc Võ Tài Thần.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button