Tháng 11 có ngày lễ gì? Những ngày lễ tháng 11 quan trọng 2023

Các ngày lễ trong năm luôn là điều khiến rất nhiều người quan tâm. Không chỉ ở Việt Nam và các ngày lễ trên thế giới đều phân bố rộng khắp 12 tháng trong năm. Vậy tháng 11 có ngày lễ gì cần quan tâm nhất năm 2023? Cùng Chanh Tươi điểm danh ngay các ngày lễ tháng 11 như sự kiện, lễ kỷ niệm, dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam và Thế Giới trong đáng lưu tâm nhất ngay nhé.

Các ngày lễ trong tháng 11 của Việt Nam

1. Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Nguồn gốc lịch sử

  • Tại Việt Nam, ngày 09/11/1946 là ngày đánh dấubản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau hiến pháp năm 1946, nước ta có hiến pháp 1959, 1980 và hiến pháp 1992. Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta.
  • Vì vậy, ngày 9 tháng 11, ngày ban hành Hiến pháp năm 1946, được nước ta ấn định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Ngày Pháp luật”). Theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nêu rõ: “Ngày 09/11 là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ý nghĩa

  • Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với việc phát huy các giá trị pháp lý trong nhà nước pháp quyền và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia có hành vi, thái độ đúng đắn đối với pháp luật.
  • Nâng cao nhận thức, niềm tin pháp luật, từng bước hình thành và củng cố các giá trị văn hóa pháp luật trong đời sống xã hội.
  • Ngày Pháp luật cũng là dịp để vận động, cổ vũ, kêu gọi nhân dân cả nước đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, phát huy toàn diện tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức tích cực vì sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

Hoạt động diễn ra

  • Hàng năm, vào ngày Pháp luật Việt Nam thì các tổ chức, chính quyền địa phương và đơn vị sẽ tổ chức các chương trình tôn vinh Hiến pháp, pháp luật. Ở các trường học thì sẽ có các cuộc thi đố vui pháp luật cho các em học sinh

2. Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11

Nguồn gốc lịch sử

Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, các lãnh đạo Đảng đã quyết định sẽ thành lập một tổ chức ngoại biên là Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm tập hợp và lãnh đạo quần chúng nhân dân.

Ngay khi phong trào Xô Viêt Nghệ Tĩnh nổ ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng vào ngày 18 tháng 11 năm 1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất

Sau này, ngày 18/11 trở thành ngày kỷ niệm truyền thống, còn gọi là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ý nghĩa

Ngày 18/11 hằng năm là dịp để dịp để cùng nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sự đóng góp xương máu, công sức, trí tuệ của các thế hệ cha ông để dành được sự độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ngoài ra đây còn là dịp để vinh danh sự cống hiến của những cá nhân, những gia đình cho mặt trận dân tộc; tôn vinh các tập thể, cá nhân có những công trình, mô hình, sáng kiến trong xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc

Đọc thêm:  Hướng dẫn tìm và thay thế văn bản trong Word - Fptshop.com.vn

Hoạt động diễn ra

Vào ngày 18/11, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động sẽ phát động phong trào xoay quanh nhằm phát huy cao độ tiềm năng, sức sáng tạo trong lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh của nhân dân; phát huy mạnh mẽ nội lực, ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

3. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nguồn gốc lịch sử

Vào ngày 20/11/1958, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức và hưởng ứng “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” lần đầu tiên trên toàn miền Bắc.

Mãi cho đến ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước. Từ đó, Đảng và nhà nước ta đã lấy ngày này làm ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam và được tổ chức mỗi năm trên khắp cả nước.

Ý nghĩa

Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức long trọng hằng năm nhằm tôn vinh những thầy những cô giáo – người làm công tác trồng người. Đây chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Hoạt động diễn ra

Trong ngày 20/11, các học sinh, cựu học sinh thường tặng món quà nhỏ cho thầy cô giáo đã hoặc đang dạy mình để bày tỏ lòng thành biết ơn, sự tri ân đối với các thầy cô.

Ngoài ra đối với các thầy cô giáo thì 20/11 là ngày truyền thống ngành Giáo dục nên ngoài các sự kiện chào mừng, đây cũng là dịp để đánh giá lại các hoạt động giáo dục trong thời gian qua, khen ngợi những thành tích tốt và chỉ ra thiếu sót cần khắc phục, lên kế hoạch nâng cao chất lượng của ngành, của nơi công tác.

4. Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam 23/11

Nguồn gốc lịch sử

Ngày 23/11/1946, Đại hội đại biểu Hồng Thập tự Việt Nam lần thứ nhất diễn ra tại Đình làng Thanh Ấm, Ứng Hòa, Hà Tây, TP Hà Nội đã quyết định thành lập Hội Hồng thập tự Việt Nam .

Mãi đến năm 1957, tổ chức được công nhận là thành viên của phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế. Đến Đại hội đại biểu Hồng Thập tự Việt Nam được tổ chức lần thứ ba (1965) thì đổi tên thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ý nghĩa

Mục tiêu ban đầu của hội là chăm lo hỗ trợ về đời sống vật chất và tinh thần cho người khó khăn, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai, thảm họa; Hội còn tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức như hiến máu nhân đạo, quyên góp…

Xa hơn mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hướng tới hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hoạt động diễn ra

Các hoạt động diễn ra phổ biến trong ngày kỷ niệm thường là Tổ chức tập huấn chăm sóc sức khỏe, cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo, sơ cấp cứu ban đầu; Hiến máu nhân đạo; Vinh danh, nhớ ơn những người hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; Tuyên truyền các giá trị nhân đạo,…

Ngày quốc tế đàn ông là ngày nào tại Việt Nam và thế giới

Các ngày lễ trong tháng 11 trên thế giới

1. Ngày khoa học thế giới vì hòa bình và phát triển (10/11)

Nguồn gốc lịch sử

  • Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển có tên quốc tế là World Science Day for Peace and Development. Ngày này được tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày 10 tháng 11 hàng năm.
  • Ngày này được đã UNESCO đề xuất và công nhận trong Nghị quyết C/Resolution 20. Nhằm để tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nhận thức. Và vì hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.
Đọc thêm:  Lập Nguyên là ai? Hot tiktoker triệu view "đốn tim" với bản rap cực

Ý nghĩa

  • Tăng cường nhận thức của cộng đồng về những vai trò của khoa học đối với một xã hội hòa bình
  • Thúc đẩy sự đoàn kết của các quốc gia và quốc tế vì khoa học chung giữa các quốc gia
  • Đổi mới các cam kết quốc gia và quốc tế về việc sử dụng khoa học vì lợi ích của xã hội
  • Thu hút những sự chú ý đến những thách thức mà khoa học phải đối mặt. Và nâng cao sự ủng hộ cho nỗ lực khoa học thế giới

Hoạt động diễn ra

  • Mỗi năm sẽ đưa ra một chủ đề hoạt động riêng. Chẳng hạn chủ đề của Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển 2021 là “Xây dựng các cộng đồng sẵn sàng với khí hậu”.
  • Sự kiện sẽ tập trung vào những phát hiện từ Báo cáo Khoa học của UNESCO và sẽ bao gồm một sự kiện ảo có tiêu đề “Xây dựng cộng đồng thích ứng với khí hậu.

2. Ngày Bệnh đái tháo đường Thế giới 14/11

Nguồn gốc lịch sử

Ngày 14/11/1991 là ngày Đái tháo đường thế giới được tổ chức lần đầu tiên. Và đây cũng chính là ngày sinh của Frederick Banting – người đã cùng Charles Best đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra insulin, một phương pháp điều trị giúp cứu sống bệnh nhân đái tháo đường.

Vì vậy, mỗi năm vào ngày 14/11, IDF và WHO đã lấy ngày này làm ngày hưởng ứng ngày đái tháo. Đến năm 2016, đã có hơn 230 tổ chức thành viên của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) ở hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tổ chức và hưởng ứng sự kiện này.

Ý nghĩa

Ngày kỷ niệm hằng năm nhằm tưởng nhớ Frederick Banting và những cống hiến của ông. Bên cạnh đó Liên Hợp Quốc (WHO) lấy ngày 14/11 hàng năm làm ngày Bệnh đái tháo đường thế giới còn nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó.

Hoạt động diễn ra

Trong ngày lễ này, cơ quan, tổ chức y tế, công ty tổ chức sẽ phát động chương trình tầm soát đái tháo đường, chiến dịch phát thanh, truyền hình, sự kiện thể thao với thông điệp như không hút thuốc lá; hạn chế uống cà phê, bia rượu và các đồ uống có cồn; rèn luyện thể lực 30 phút mỗi ngày,… và được đông đảo mọi người hưởng ứng.

3. Ngày quốc tế khoan dung (16/11)

Nguồn gốc lịch sử

Ngày 16/11/1995, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của LHQ (UNESCO) đã thông qua Ngày Quốc tế Khoan dung (International Day of Tolerance) và lấy ngày này hàng năm làm Ngày Quốc tế Khoan dung dưới sự đồng thuận của 185 quốc gia thành viên.

Ý nghĩa

  • Ngày lễ với nghĩa nâng cao nhận thức cộng đồng về những nguy cơ của việc thiếu lòng bao dung giữa người với người, giữa các quốc gia, các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau.
  • UNESCO kêu gọi các quốc gia công nhận thực tế: dù con người khác nhau về ngoại hình, địa vị, cách ứng xử và hệ giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình với nguyên bản sắc của mình.

Hoạt động diễn ra

  • Mỗi năm 2 lần sẽ có đợt trao giải thưởng UNESCO-Madanjeet Singh cho việc thúc đẩy khoan dung và không bạo lực
  • Giải thưởng có thể được trao cho các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, những người có đóng góp đặc biệt và hiệu quả trong việc thúc đẩy khoan dung và không bạo lực.

4. Ngày Quốc tế Nam giới 19/11

Nguồn gốc lịch sử

Tiến sĩ Jerome Teeluck Singh – một vị lãnh đạo tư tưởng về vấn đề giới tính ở Trinidad và Tobago đã đề xuất tổ chức Ngày Quốc tế Nam giới 19/11 vào năm 1999. Đề xuất này đã được WHO ủng hộ. Hiện tại, đã có trên 170 quốc gia khắp thế giới hưởng ứng Ngày Quốc tế Nam giới này.

Đọc thêm:  Sổ tặng Huy hiệu Đảng - Mẫu 5-HHĐ theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW

Ý nghĩa

Ngày Quốc tế Nam giới ra đời với mục đích chăm cho sức khỏe của nam giới và đặc biệt là các trẻ em nam. Ngoài ra, ngày này còn làm cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và nhấn mạnh vai trò của nam giới trong xã hội.

Hoạt động diễn ra

Tại Việt Nam, ngày quốc tế nam giới vẫn còn khá xa lạ và chưa có nhiều hoạt động được diễn ra. Đối với các nước hưởng ứng ngày này thì hoạt động Ttêu biểu nhất là quyên góp vào quỹ từ thiện của nam giới, tặng quà và kể chuyện về những đóng góp to lớn của đàn ông.

Ngoài ra còn tổ chức các hội thảo, các chương trình phát thanh và truyền hình, các cuộc biểu tình hòa bình, triển lãm nghệ thuật về cánh mài râu trong ngày này.

5. Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11

Nguồn gốc lịch sử:

Sự kiện ba nhà hoạt động chính trị nữ (chị em nhà Mirabal) đã bị sát hại dã man theo lệnh của Tổng thống độc tài Dominica Rafael Trujillo vào năm 1960 tại Cộng hòa Dominica là tiền đề xuất hiện Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11)

Kể từ sự kiện trên các nhà hoạt động vì nữ quyền đã coi ngày 25/11 là ngày chống lại bạo lực nữ giới. Tuy nhiên, cho đến ngày 7/2/2000, ngày lễ này mới chính thức được WHO thông qua và công nhận ngày 25/11 hàng năm sẽ là ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Ý nghĩa

Lễ kỷ niệm nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người về các vấn đề cơ bản và ý nghĩa việc phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình; tiếp tục tuyên truyền thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ phụ nữ

Hoạt động diễn ra

Ở Việt Nam vào ngày Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11 sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra còn kết hợp tuyên truyền các chức năng gia đình vào các tiêu chí gia đình văn hóa, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, phát huy các giá trị truyền thống gia đình, xây dựng và củng cố gia đình văn hóa ở khu dân cư gắn kết trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

Các ngày lễ trong tháng 11 khác bạn cần biết

  • 02/11: Ngày Quốc tế về Chấm dứt quyền miễn trừ đối với tội ác chống lại các nhà báo (International Day to End Impunity for Crimes against Journalists).
  • 06/11: Ngày Quốc tế Phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang (International Day for Preventing the Exploitation of the Environment in War and Armed Conflict).
  • 10/11: Ngày Khoa học Thế giới vì hòa bình và phát triển (World Science Day for Peace and Development).
  • 14/11: Ngày Bệnh đái tháo đường Thế giới (World Diabetes Day).
  • 16/11: Ngày Khoan dung Quốc tế (International Day for Tolerance).
  • 18/11: Ngày Triết học Thế giới (World Philosophy Day)*, ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • 19/11: Ngày Toilet Thế giới (World Toilet Day).
  • 20/11: Ngày Thiếu nhi Thế giới (Universal Children’s Day).
  • 21/11: Ngày Thế giới Tưởng niệm nạn nhân giao thông đường bộ (World Day of Remembrance for Road Traffic Victims).*
  • 21/11: Ngày Truyền hình Thế giới (World Television Day).
  • 25/11: Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (International Day for the Elimination of Violence against Women).
  • 29/11: Ngày Quốc tế Đoàn kết với nhân dân Palestine (International Day of Solidarity with the Palestinian People).

Trên đây là tất tần tật các ngày lễ tháng 11 này, hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thời gian thu xếp cũng như chuẩn bị các kế hoạch cho gia đình hoặc kế hoạch công việc. Ngoài ra việc biết và ghi nhớ các ngày lễ cũng giúp bạn linh động chuẩn bị quà cho các người thân yêu của mình.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button