Bật mí ý nghĩa & nguồn gốc của ngày Thất tịch – VinID

Hẳn là nhiều bạn cũng đã biết đến ngày Thất tịch nhưng chắc vẫn có bạn xa lạ về ngày lễ này. Lễ Thất tịch cũng là một ngày lễ có ý nghĩa khá sâu sắc và cảm động. Trong bài viết dưới đây, VinID sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch nhé.

1.​​ Thất tịch là ngày gì?

Văn hoá phương Đông có một ngày đặc biệt dành cho tình nhân đó là ngày Thất Tịch tức ngày 7 tháng 7 âm lịch. Ngày lễ Thất Tịch phổ biến ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc…Đây được xem là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” hay ngày mà Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.

Lễ Thất tịch sẽ thường diễn ra vào ngày 7.7 âm lịch hằng năm
Lễ Thất tịch sẽ thường diễn ra vào ngày 7.7 âm lịch hằng năm

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thất tịch

Ý nghĩa của Thất tịch ở Trung Quốc

Lễ Thất tịch ở mỗi đất nước sẽ có một chút khác trong phong tục, nhưng Thất tịch bắt nguồn là từ Trung Quốc gắn liền với sự tích Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là chàng trai chăn trâu nhà nghèo nhưng tốt tính, hiền lành đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ – con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Đọc thêm:  Tuesday là gì? Tuesday là ai? Đọc ngay bài viết sau để kịp thời cập

Hai người đã nên duyên vợ chồng, cùng nhau trải qua những tháng ngày hạnh phúc và có với nhau được 2 người con, một trai, một gái.

Nhưng những ngày hạnh phúc cũng chớm tàn, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng bị chặn ở con sông Thiên Hà, nơi ranh giới giữa hai cõi.

Ngưu Lang vẫn kiên trì chờ đợi, không chịu rời đi. Cũng từ đó ở cạnh sông Thiên xuất hiện thêm một vì sao, người ta gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của đôi uyên ương, Vương Mẫu đồng ý cho họ mỗi năm gặp nhau 1 lần vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch).

Mỗi khi đến lễ Thất tịch ở Trung Quốc, vào đêm mùng 7.7 âm lịch những người phụ nữ sẽ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Còn ngày nay các cô gái trẻ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạ để cầu mong lấy được chồng tốt.

Ngưu Lang - Chức Nữ là hai nhân vật chính trong truyền thuyết ngày Thất tịch
Ngưu Lang – Chức Nữ là hai nhân vật chính trong truyền thuyết ngày Thất tịch

Ý nghĩa của Thất tịch ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản ngày lễ Thất tịch được gọi là lễ Tanabata, vào ngày này người Nhật sẽ viết những mong muốn, ước nguyện của bản thân vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku. Sau đó treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, như ý, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng.

Các bạn trẻ ở Nhật cũng tới các đền thờ trong lễ Tanabata để cầu nguyện, mong sớm tìm được nửa kia.

Đọc thêm:  Bảo đảm nguồn nhân lực và tài chính cho nhiệm vụ biên phòng như
Lễ Thất tịch hay còn gọi lễ Tanabata ở Nhật bản
Lễ Thất tịch hay còn gọi lễ Tanabata ở Nhật bản

Ý nghĩa của Thất tịch ở Hàn Quốc

Trong văn hoá của người Hàn Quốc lễ Thất tịch được gọi là lễ Chilseok. Các hoạt động và ý nghĩa của Chilseok cũng sẽ có khác biệt so với văn hoá Trung Quốc.

Vì thời gian lễ Chilseok diễn ra sẽ vào lúc thời tiết nóng nực đi qua và mùa mưa đã đến nên những hạt mưa rơi trong ngày này được gọi là nước Chilseok. Trong lễ hội cũng sẽ có thêm rất nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu.

Người Hàn sẽ thường tắm trong ngày lễ này với mong muốn đem lại sức khỏe tốt và ăn bánh mì nướng trong ngày lễ Chilseok.

Sự khác biệt văn hóa trong lễ Thất tịch (Chilseok) ở Hàn Quốc
Sự khác biệt văn hóa trong lễ Thất tịch (Chilseok) ở Hàn Quốc

Ý nghĩa của Thất tịch ở Việt Nam

Lễ Thất tịch ở Việt Nam hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Sở dĩ gọi như vậy vì trời thương mưa rả rích trong ngày này nên người ta gọi là mưa ngâu.

Tương truyền rằng mưa ngâu chính là những giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau, dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” là vì lẽ đó.

Hằng năm vào ngày 7.7 âm lịch, trọng lễ được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ cầu tình duyên, con đàn cháu đống và gia đình hạnh phúc. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm 7.7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Đọc thêm:  Mẫu Bản tường trình tai nạn giao thông mới nhất 2023
Những người độc thân sẽ thường đi chùa trong lễ Thất tịch để cầu duyên
Những người độc thân sẽ thường đi chùa trong lễ Thất tịch để cầu duyên

3. Giải đáp: Vì sao ăn chè đậu đỏ ngày Thất tịch

Theo quan niệm xa xưa ở nhiều nước phương Đông, đậu đỏ mang lại sự may mắn bởi màu đỏ đặc trưng cho sự tốt lành, tấn tới. Truyền thuyết cho rằng những người ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch nếu độc thân sẽ nhanh chóng tìm được người yêu, còn đã có đôi thì sẽ bên nhau trọn đời trọn kiếp.

Tuy không biết chắc rằng truyền thuyết có thật hay không nhưng ăn chè đậu đỏ đã trở thành trào lưu của giới trẻ mỗi khi đến ngày 7.7 âm lịch, đây được xem là “cơ hội ngàn vàng” cho hội FA thoát ế, tìm được nửa kia đúng theo ước nguyện.

Ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch là trào lưu thoát ế của giới trẻ ngày nay
Ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch là trào lưu thoát ế của giới trẻ ngày nay

Trên đây là những thông tin thú vị về ngày Thất tịch mà có thể bạn chưa biết và nhớ lưu lại để đọc mỗi khi cần gì đó nhé, đừng quên ghé qua https://vinid.net/blogs/ để đọc thêm nhiều bài viết với đa dạng chủ đề khác nhé.

Banner CTA Blog

>>> Nguồn gốc ngày quốc tế nam giới <<<

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button