Thế giới phẳng là gì? Thời đại 4.0 của thế giới phẳng | Việt Nam 24h

Cuốn sách Thế giới phẳng của Thomas Friedman – một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times đưa ra những nhận định rất chính xác về xu thế toàn cầu hoá. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “Thế giới phẳng là gì?” qua bài viết này.

Định nghĩa về thế giới phẳng?

Thế giới phẳng là một cuốn sách của nhà báo Thomas L. Friedman, đây là cuốn sách rất đáng đọc với những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa, hay giản dị hơn là những tác động của internet đến cuộc sống thực của mỗi chúng ta.

Thế giới phẳng có nghĩa là mọi thứ đều công khai minh bạch, tương tác hổ trợ để cùng tồn tại và phát triển trong thế giới với tư cách là một hệ thống.

Thế giới phẳng là một quyển sách nổi tiếng hiện nay trên thế giới và được phiên dịch qua tiếng Việt
Thế giới phẳng là một quyển sách nổi tiếng hiện nay trên thế giới và được phiên dịch qua tiếng Việt

Thế giới phẳng là một thế giới mới mà từ đó con người có thể liên hệ, kết nối, hợp tác với nhau. Trong mọi công việc, với mục đích tăng khả năng và sự tác động của mỗi cá nhân lên tầm cao mới.

Nội dung chính của “Thế Giới Phẳng”

Markazine đã tổng hợp và trích dẫn những ý kiến từ các báo và tạp chí về Thế Giới Phẳng.

Đọc thêm:  Interpol là gì? Lệnh truy nã đỏ của Interpol là gì? - QuanTriMang.com

Ba giai đoạn của toàn cầu hóa

“Thế giới phẳng” là một ẩn dụ hàm chứa cả cơ hội lẫn lo âu do toàn cầu hóa đưa lại. Friedman tóm gọn lịch sử thế giới vào ba giai đoạn:

– Toàn cầu hóa 1.0 là từ năm 1492-1800 với động lực chính là cơ bắp và khái niệm quốc gia.

– Toàn cầu hóa 2.0 từ 1800-2000 với những công ty đa quốc gia, nổi lên nhờ chi phí vận chuyển và sau đó là chi phí viễn thông càng giảm.

– Toàn cầu hóa 3.0, bắt đầu từ năm 2000 và sẽ diễn ra trong thế kỷ 21, với một mô hình xã hội, chính trị, kinh doanh hoàn toàn mới, nơi thế giới trở thành một vật thể nhỏ bé, mọi vật kết nối chặt chẽ với nhau. Và đây chính là nội dung chính của “Thế giới phẳng”.

Thế nào là “thế giới phẳng”

– “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”.

– “Phẳng” đến mức những khái niệm “địa kinh tế” hay “địa chính trị” vốn chi phối mọi mối quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh, ngày nay không thích hợp, khó tồn tại nếu không bổ sung thêm nội dung mới, thậm chí trong nhiều trường hợp đã bị thay thế bởi những khái niệm khác.

– Phẳng” với ý nghĩa mọi “mấp mô” thuộc mọi phạm trù biên giới, lãnh thổ, sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị – xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chủng tộc, lịch sử, địa lý…, tất cả phải được duy trì, được bảo vệ, được xử lý theo hướng góp thêm vào cho tính “phẳng” của thế giới – quốc gia nào cũng phải ứng xử như thế nếu như không muốn tự cô lập mình.

Đọc thêm:  Công vụ là gì? Một số vấn đề về chế độ công vụ và trách nhiệm

Những điều rút ra được từ thế giới phẳng

Dưới đây là tổng hợp những điều mình rút ra được từ thế giới phẳng. Tất cả đều là những điều có ích đối với bạn khi đọc quyển sách này.

  1. Bạn nên đầu tư vào đam mê của chính mình

Trong thế giới phẳng thì mọi thứ và mọi khả năng của bạn đều có thể tận dụng được. Nếu bạn có một khả năng đặc biệt nào thì bạn hãy tin rằng đâu đó trên thế giới có người. Đang cần sự giúp đỡ của bạn. Từ đó thì thế giới phẳng sẽ giúp bạn và những người khác liên kết với nhau.

Trong một thế giới mọi thứ đều phẳng thì những công việc thường sẽ nằm ở hướng tốt nhất. Từ đó công việc được chuyển từ những địa chỉ sản xuất có giá thành cao đến thấp nhất. Mà chúng còn chuyển từ những người không đam mê đến những người có nhiệt huyết. Ở trạng thái hợp lý thì thế giới phẳng sẽ chuyển giao những công việc đến người có nhiệt huyết.

Ở thế giới phẳng mọi công việc đều được chuyển giao đến từng người
Ở thế giới phẳng mọi công việc đều được chuyển giao đến từng người

Ở thế giới phẳng thì mọi kỹ năng đều xuất hiện ở mỗi con người. Từ đó chỉ có được đam mê mới là sự khác biệt giữa những con người với nhau.

  1. Bạn nên học cách hợp tác với những người khác

Tại thế giới phẳng thì bạn không thể làm bất cứ việc gì một mình. Mà bạn phải kết hợp với những người khác để có thể đạt được mục đích chung của mọi người.

  • Công nghệ Blockchain 4.0 là gì?
  • Mạng xã hội là gì? Những MXH phổ biến nhất hiện nay.

Thời đại 4.0 của thế giới phẳng

Nhà báo Thomas L. Friedman đã chia sẻ 4 lời khuyên dành cho sinh viên Việt Nam để có thể tồn tại trong thời đại 4.0 có nhiều cạnh tranh như hiện nay.

Đọc thêm:  Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó

– Hãy sống và tư duy như những người dân nhập cư (với khao khát rất lớn về thành công

– Tư duy như những người thợ thủ công (tạo ra sản phẩm đặc biệt và cung cấp các giá trị thặng dư cho chúng)

– Tư duy như những doanh nhân mới thành lập doanh nghiệp (luôn tái suy nghĩ, học tập, thiết kế ra các sản phẩm mới)

– Tư duy như những người phục vụ bàn (vừa cung cấp thêm giá trị vừa “động não” như chính những nhà kinh doanh).

Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh việc xây dựng một hệ thống giáo dục vững mạnh và trong cách mạng công nghệ 4.0, trường học chúng ta không chỉ dạy nghe, nói, đọc, viết… Thay vào đó phải dạy 4 nguyên tắc: sự sáng tạo, sự hợp tác, sự đối thoại, tư duy phản biện và tạo ra môi trường là việc cho người lao động.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thế giới phẳng là gì mà mình muốn chia sẻ đến với các bạn. Cám ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của mình, chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button