Thế nào là thềm lục địa? Phạm vi và chế độ pháp lý?

Hiện nay, khái niệm thềm lục địa đã trở nên quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên không phải mọi vấn đề liên quan đến khái niệm này đã được sáng tỏ. Thềm lục địa là gì? Phạm vi thềm lục địa được xác định như thế nào? Thềm lục địa có phải là bộ phận lãnh thổ quốc gia ven biển không?…

Bản đồ thể hiện thềm lục địa.

Khái niệm thềm lục địa xuất hiện trong khoa học pháp lý quốc tế là kết quả của thành tựu khoa học kỹ thuật biển từ hơn nửa thế kỷ đến nay. Kết quả cho phép con người có khả năng khám phá được bí mật của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Chính vì vậy đã thôi thúc nhân loại tìm mọi cách làm chủ và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đó để phục vụ cho đời sống và phát triển trong hoàn cảnh khó khăn do bùng nổ dân số và tài nguyên trên đất liền bị khai thác cạn kiệt.

Năm 1942, lần đầu tiên trong lịch sử, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong vịnh Pariat nằm ngoài giới hạn lãnh hải mà trước đó luôn được coi là bộ phận của biển cả (biển quốc tế, biển công), đã được hai nước Anh và Venezuela phân chia cùng với sự thừa nhận các quyền thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia đối với vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tương ứng. Năm 1945, Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Harry Truman về “Chính sách của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” đã thừa nhận thềm lục địa là sự mở rộng lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển nên thuộc quyền của quốc gia đó. Bắt đầu từ thời điểm này, học thuyết về thềm lục địa bắt đầu phát triển và đi vào cuộc sống của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên đến năm 1958, người ta mới thành công trong việc pháp điển hóa khái niệm thềm lục địa trong luật biển quốc tế bằng việc thông qua Công ước Genève về thềm lục địa cùng với 3 công ước khác. Điều 1 Công ước Genève về thềm lục địa đã định nghĩa thềm lục địa pháp lý như sau: “…thuật ngữ “Thềm lục địa” được sử dụng để chỉ (a) đáy và lòng đất dưới đáy của khu vực ngầm dưới biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200m nước; hoặc vượt ra ngoài giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được tài nguyên thiên nhiên của các khu vực ngầm dưới biển đó; (b) để chỉ đáy và lòng đất dưới đáy biển của khu vực ngầm dưới biển tương tự tiếp giáp với bờ của đảo”. Điều 76 Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 định nghĩa thềm lục địa pháp lý như sau: “Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”. Đối với các đảo xa bờ của quốc gia ven biển nếu thích hợp cho con người sinh sống và có đời sống kinh tế riêng thì mới có vùng thềm lục địa riêng của các đảo đó. Tuy vậy, các khoản tiếp theo trong điều 76 của Công ước cũng quy định trong trường hợp khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý, như đã nói ở trên, thì quốc gia ven biển này có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý, với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước và phù hợp với các kiến nghị của Ủy ban ranh giới thềm lục địa được thành lập theo Phụ lục II của Công ước. Chế độ pháp lý của thềm tục địa được thể hiện qua các quyền của quốc gia ven biển. Đó là việc thực hiện quyền chủ quyền thông qua việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa. Ngoài ra, quốc gia ven biển còn có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa của mình; quyền đối với các đảo nhân tạo các thiết bị, công trình trên thềm lục địa; quyền bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quốc gia khác có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa (điều 79) và cần được sự thoả thuận của quốc gia ven biển. Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là quan trọng nhất, thể hiện ở chỗ: Đây là quyền chủ quyền của quốc gia ven biển (không phải chủ quyền) trên chính thềm lục địa của mình. Quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là “trường hợp quốc gia ven biển không thăm dò hoặc không khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thoả thuận của quốc gia đó” (khoản 2 điều 77). Quyền này tồn tại đương nhiên và ngay từ đầu, quốc gia ven biển không cần phải chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa và không cần phải tuyên bố. Phù hợp với các quy định của Công ước, Điều 17 Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định: Thềm lục địa Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 3 50 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m. Điều 18 Luật Biển Việt Nam quy định rõ chế độ pháp lý thềm lục địa Việt Nam như sau: 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm tục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Đọc thêm:  Testing as a Service (Taas) là gì? - Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button