Tất Tần Tật về Kanji – Cách học Kanji cho từng trình độ

Bài viết là chia sẻ cách học Kanji dành cho những người mới bắt đầu học Kanji, chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Vả cả những trình độ cao hơn đang thấy rằng Kanji là “khó nuốt” nhất!

1. Nhập môn về Kanji cho người mới bắt đầu:

Kanji là gì? tại sao cần học Kanji?

Tư duy cần biết khi mới học tiếng Nhật:

Thứ nhất: Cần bao lâu để học hết Kanji tiếng Nhật?

Thứ hai: Bạn cần phân biệt giữa “nhận ra” và “nhớ ra”

Thứ ba: Các âm đọc trong chữ Kanji

2. Cách học Kanji cho từng trình độ:

Học Kanji Sơ Cấp (trình độ N5, N4)

Học Kanji Sơ – Trung cấp (trình độ N3)

Học Kanji Trung – Cao cấp (trình độ N2, N1)

Đã có rất nhiều người học tiếng Nhật hỏi các Sempai của Sách 100 rằng “học Kanji như thế nào?” “Có cách nào nhớ được Kanji nhanh không?” “Có cần học bộ thủ Kanji không?”.

Bài viết này là chia sẻ của một Sempai đã từng “học dốt” Kanji, đã từng “choáng váng” không biết mình phải học từ đâu, đã từng lên mạng lùng sục những kiến thức về Kanji, sau đó từng bước đi qua từng giai đoạn của một người học Kanji từ con số 0 lên bậc 1, 2 , 3,…

Vậy nên bài chia sẻ này sẽ là những chia sẻ kinh nghiệm để giúp bạn không thể một bước “master” Kanji nhưng bạn sẽ có thêm động lực học tiếng Nhật.

“Vì không có lối tắt hay cách nhanh nhất để học nhanh. Chỉ có nỗ lực và tâm thế đúng mới mang lại thành công thôi!”

1. Nhập môn về Kanji cho người mới bắt đầu:

Kanji là gì?

Kanji – chữ tượng hình mượn từ chữ Hán được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại cùng với Hiragana (chữ mềm) và Katakana (chữ cứng).

Tại sao lại phải cần đến Kanji?

Bảng chữ cái Hiragana hoặc Katakana không biểu thị nghĩa mà chỉ biểu thị âm đọc. Nhưng Kanji thì có thể biểu thị nghĩa.

Có chữ Kanji cũng sẽ làm cho câu ngắn gọn hơn, dễ đọc hơn và làm cho câu văn dễ đọc hơn, nghĩa rõ ràng rành mạch hơn, vì đã có sự phân cách giữa các từ, câu văn không còn bị rối. Nhờ có Kanji mà ta biết được, từ nào có vai trò là Từ vựng, từ nào là Trợ từ.

Tư duy ban đầu cần biết khi mới học tiếng Nhật:

Thứ nhất: Cần bao lâu để học hết Kanji tiếng Nhật?

Người Nhật thường dành rải rác từ cấp 1 đến cấp 3 để học 2000 chữ Kanji. Tuy nhiên thực tế, có rất nhiều học sinh tiểu học có thể viết được hơn 2000 chữ Kanji, Rất nhiều bé tự học tại nhà, học tại Juku hay đơn giản các bé đọc nhiều sách nên lượng chữ Kanji tự nhớ tăng lên.

Vậy nên với những bạn nào mà học cực nhanh, siêu nhanh thì sẽ mất 1 năm để học được hết Kanji của N1, người học khá sẽ mất khoảng 3 năm và người bình thường sẽ khoảng 5 năm để học Kanji từ N5 đến N1.

Đọc thêm:  Đạt Cỏ - Chàng trai được nhiều người yêu mến qua đời - Vietnamnet

>> Xem thêm: Sổ tay tổng hợp 2154 Kanji từ N5 đến N1 độc quyền

Dĩ nhiên còn tùy vào thời gian ưu tiên của bạn nữa, bạn mất 6 7 năm không có nghĩa là bạn học kém, nó còn tùy vào mức độ ưu tiên và thời gian bạn dành cho nó nữa.

Và điều quan trọng hơn, không phải là bạn đã học được 2000 chữ Kanji thì bạn có thể viết và hiểu hoàn toàn hơn 2000 chữ này. Bạn có thể không nhớ ra hết cách đọc, cách viết, nhưng bạn đã học qua rồi nên bạn có thể biết “đại khái” chữ này có nghĩa là gì, đọc nó trong hoàn cảnh này như thế nào cho đúng.

Đó là sự khác biệt giữa “nhận ra” và “nhớ ra”.

Thứ hai: Bạn cần phân biệt được “nhận ra” và “nhớ ra”

✔ Nhớ ra: có nghĩa là bạn có thể nghĩ đến một chữ nào đó, và viết được nó ra luôn.

Ví dụ như bạn viết ra được thì bạn cần có khả năng ghi nhớ tốt

✔ Nhận ra: là bạn nhìn thấy chữ đó, và bạn nhớ ra nó có nghĩa là gì.

Ví dụ khi bạn dùng điện thoại để nhắn tin với người Nhật, bạn gõ Romaji của chữ đó, và chữ đó thể hiện trên màn hình, thì đó là nhận ra chứ không phải nhớ ra.

Việc nhận ra thực ra khá đơn giản, vì chữ Kanji khi bạn học đủ lâu và đủ sâu, thì bạn sẽ thấy, nó không hề trông giống nhau, nó đều có điểm khác nhau. Nhưng mà có một số chữ, bạn sẽ bắt đầu lẫn lộn chúng với nhau nếu bạn không có khả năng nhớ ra tốt.

>>Xem thêm: Những chữ Kanji dễ nhầm lẫn trong tiếng Nhật

Vậy nên nếu bạn đang không phân biệt được các chữ gần giống nhau hoặc có 1 bộ thủ giống nhau, bộ còn lại khác nhau. Thì là do khả năng nhận ra của bạn tốt hơn khả năng nhớ ra.

Và giờ làm sao để nâng cao khả năng nhớ ra hơn khả năng nhận ra? Thì bạn cần học các phần nhỏ cấu thành nên chữ đó. Ở đây có nghĩa là học bộ thủ đó ạ!

>> Xem thêm: 214 bộ thủ trong tiếng Nhật và cách nhớ

Thứ ba: Các âm đọc trong chữ Kanji

Mình khuyên các bạn nên học tất cả các âm Onyomi (âm Hán – Nhật), Kunyomi (âm thuần Nhật), âm Hán – Việt và đương nhiên, cả ý nghĩa của nó nữa.

Chữ Hán có 2 âm đọc là âm On và âm Kun, giải thích nhanh thì:

  • Onyomi (hay âm Hán – Nhật) là cách đọc của tiếng Trung được mang vào, tương tự như âm Hán Việt của người Việt vậy.
  • Kunyomi (hay âm thuần Nhật) là cách cách đọc do người Nhật tự sáng tạo.

>> Xem thêm: Phân biệt và quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On, Kun trong Kanji

2 âm đọc này trong tiếng Nhật thường gây khá nhiều khó khăn cho người học bởi một chữ sẽ có nhiều cách phát âm (chứ không phải chỉ là 2 cách đọc thôi đâu nha).

Ngoài ra các bạn chắc chắn nên học cả âm Hán – Việt bởi tiếng Việt sử dụng đến 70% âm Hán mượn từ tiếng Trung. Và cách đọc của âm Hán Việt có sự tương đồng rất nhiều với âm Hán – Nhật (Onyomi):

2. Cách học Kanji:

Thường có 2 cách học mà mình thấy được áp dụng nhiều nhất:

? Cách 1: Học theo bộ thủ

? Cách 2: Học kiểu freestyle

2 cách này tùy thuộc vào khả năng và tính cách sẽ phù hợp với từng người khác nhau. Không hề có cách nào đúng hay sai. Chỉ có phù hợp với bạn hay không mà thôi. Vì bạn cần phải cảm thấy thoải mái khi học và có thể áp dụng được nó lâu dài trong cả chặng đường học tiếng Nhật nữa.

Đọc thêm:  Cà thơi tiếng Thái nghĩa là gì ? - We Escape

Chữ Hán có thể phân thành 2 loại:

? Loại 1: là những chữ cơ bản như みみ、言う

? Loại 2: là những chữ phức tạp được ghép lại bởi nhiều chữ đơn giản

Thực ra mình thấy 2 cách học này về cơ bản đều giống nhau. Đều là học từ những chữ cơ bản, đơn giản nhất (hoặc học từ bộ thủ trước), sau đó những chữ khó hơn cũng chỉ là ghép lại của những chữ cơ bản mà thôi.

Học các chữ Kanji cơ bản (cho N4, N5)

Đầu tiên, trong 6 tháng đầu, bạn cần học được khoảng 300 chữ Kanji cơ bản. Những gì cơ bản phải là những chữ chắc chắn nhất.

Cách học thì cách dễ nhất vẫn là phải tập viết nhiều, nhưng mình sẽ chỉ cho các bạn cách viết đúng, chứ không phải chỉ viết như một thói quen đâu nhé, việc đó chỉ làm bạn tốn thời gian thôi.

Nguyên lý cơ bản của việc nhớ gì đó đến từ việc dùng trí não. Thực ra, việc viết đi viết lại 5 – 10 lần chữ Hán là việc không cần dùng đến trí não, nó như là phản xạ, và bạn sẽ quên nó rất nhanh thôi.

1️⃣ Đầu tiên, bạn nhìn vào chữ Hán

2️⃣ Tiếp theo bạn hãy nhớ hình dạng của nó, đây giống như một cách não bộ đang chụp ảnh lại chữ đó, mô phỏng chữ đó trong đầu bạn.

3️⃣ Sau đó bạn hãy viết mà không nhìn theo chữ đó.

Nếu bạn có thể viết đúng theo cách này thì bạn có thể nhớ được nó rồi đấy. Vì khi bạn vừa nhắm mắt vừa viết, nghĩa là bạn đang vừa tưởng tượng vừa viết ra. Và đó là mấu chốt của việc viết chữ bằng trí não.

Sách mà mình đã sử dụng trong cấp độ này để học, chắc chắn phải kể đến là cuốn “Kanji Look and Learn” – cuốn sách quốc dân dành cho những người mới.

Các bạn có thể tham khảo cách học cuốn sách này chuẩn chỉnh tại đây:

>>Xem thêm: Cách học cuốn sách Kanji Look and Learn

Học Kanji Sơ – Trung cấp (trình độ N3)

Sau khi học xong 300 chữ Hán cơ bản, đến lúc nâng cấp lên 500 chữ, 700 chữ. Bạn vẫn có thể học tiếp bằng cuốn Kanji Look and Learn hoặc bạn có thể chuyển sang cuốn sách khác, mình chuyển sang cuốn 留学生のため漢字の教科書中級700 – Cuốn sách nổi danh như một cuốn cẩm nang dành cho các bạn du học sinh, với những thông tin cực kỳ hữu ích về lối sống văn hóa, tác phong con người Nhật Bản.

Ở giai đoạn này, độ khó của chữ đã bắt đầu cao hơn chút, đòi hỏi các bạn cần phải vừa phải viết, vừa tra từ xem từ này có nghĩa là gì, tra các cách đọc của từ, âm On, âm Kun âm Hán Việt.

Đây cũng là giai đoạn, bạn có thể áp dụng tốt nhất cách ghép các chữ Hán (hoặc bộ thủ) đơn giản để nhớ các chữ Hán phức tạp hơn. Sau đó bạn có thể kể hợp nó với một câu chuyện hoặc bất kỳ thứ gì khiến bạn liên tưởng để nhớ từ đó lâu hơn.

Trong giai đoạn này, từ điển Mazii sẽ là bạn đồng hành đáng tin cậy nhất. Tại đây, bạn có thể tra mọi từ mà lại có khá nhiều cách ghi nhớ khá hay ho từ những người cùng học tiếng Nhật.

>> Xem thêm: Tuyển tập sách học Kanji hiệu quả nhất cho mọi trình độ

Học Kanji Trung – Cao cấp (trình độ N2, N1)

Lên một trình độ cao hơn, 1000 – 1200 chữ. Ở giai đoạn này không có nhiều khác biệt lắm so với giai đoạn trước, bạn sẽ vẫn phải làm bạn với từ điển. Nhưng đạt đến 1000 chữ, bạn đã có một lượng kiến thức chữ Hán khá cơ bản trong đầu.

Đọc thêm:  Đãi ngộ quốc gia là gì? Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia bao gồm các

Cuốn sách mình sử dụng cho trình độ này và cả các trình độ sau là cuốn Kanji masuta N2. Cuốn sách này có điểm đặc biệt nhất mà mình thấy đó là, tỉ lệ “trúng tủ” khi đi thi JLPT là rất cao, vì sách tổng hợp chữ Hán cho từng trình độ rất sát với đề thi.

>> Xem Thêm: Kanji Master N2 – Dịch tiếng Việt (Kanji Masuta N2)

Kanji masuta N1 (Kanji Master N1) – Dịch tiếng Việt

Đã đến trình độ này, thì việc học các chữ trong sách cũng không còn quá quan trọng. Bạn cần học nhiều hơn các chữ Hán xuất hiện xung quanh bạn. Những chữ Hán cần trong thực tế sử dụng của bạn. Bởi không phải bạn sẽ dùng hết tất cả những từ trong cuốn sách, thay vì để nó rơi rụng đi thì hãy cố học chắc những chữ Hán phổ biến trong thực tế môi trường của bạn.

Tự tập thói quen nhìn từ, nghe từ và liên tưởng chữ Hán của nó. Bạn sẽ không còn viết nhiều ra giấy nữa, mà chủ yếu viết trong đầu. “Memo” lại và để nó luôn xuất hiện trong tầm mắt, nhìn đi nhìn lại nhiều lần, chúng ta sẽ có được cảm giác của chữ. Có thể bạn không viết được nó chính xác, nhưng cũng đủ để bạn “nhận ra” và tưởng tượng được các nét của nó lên xuống, trái phải như thế nào.

Đỉnh cao của học chữ Hán sẽ là bạn có thể học chữ Hán qua phim, nghe thời sự được luôn. Lợi thế đã có lượng từ vựng và chữ Hán chắc chắn, hãy bật Netflix hoặc NHK lên để luyện đọc nhanh, luyện nghe bắt chữ và đọc theo chữ Kanji của phụ đề Nhật.

Sách 100 đã có bài viết hướng dẫn xem phim qua Netflix và Youtube, bạn có thể tham khảo tại link dưới nhé!

>> Xem thêm: Cách xem phim và vẫn học giỏi qua Netflix và Youtube

Tổng kết lại có 4 level mà các bạn có thể sẽ cần trải qua trong quá trình học Kanji.

Sự thật là việc học Kanji thực sự khó và việc thành thạo được nó mất rất nhiều thời gian. Bạn sẽ cần nỗ lực nhiều để đạt được trình độ viết, đọc như người bản xứ. Thật sự mình cũng không biết cách nào để học giỏi được Kanji, nhưng mình biết bí quyết để giỏi được Kanji. Đó là nghiêm túc với nó, dành cho nó thời gian trong cuộc sống của bạn!

Có thể cách học trên phù hợp với tôi, nhưng không phù hợp với bạn. Bạn chính là người đánh giá tốt nhất phương pháp học này có phù hợp với bạn hay không.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi có thể phần nào giúp bạn vạch ra một định hướng học Kanji cho riêng mình. Bạn không đơn độc, vì Sách 100 sẽ luôn đồng hành cũng bạn! ?

Chúc các bạn thành công trên con đường Nhật ngữ!

? CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT “KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT”

? TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>> List sách luyện đề thi năng lực tiếng Nhật JLPT tất cả cấp độ

>>> Tổng hợp các trang đọc manga Nhật Bản FREE

>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100 <<<

? Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

? FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

? Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản…)

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button