Thị thực là gì? Toàn bộ quy định cần biết về thị thực (visa)

1. Thị thực là gì?

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (theo giải thích tại khoản 11 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014).

Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi 2019 quy định:

Về hình thức: Thị thực được cấp vào hộ chiếu, được cấp rời hoặc được cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực được cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử.

Thị thực cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:

– Cấp thị thực theo cha/mẹ/người giám hộ cho trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha/mẹ/người giám hộ;

– Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho:

  • Người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào tham quan nội địa, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức;

  • Thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tàu, thuyền neo đậu.

Về giá trị sử dụng:

– Thị thực có giá trị 01 lần hoặc nhiều lần;

– Thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nêu trên thì có giá trị 01 lần.

Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp:

– Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư/người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Có giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;

– Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

– Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Phân loại thị thực theo ký hiệu

Thị thực được cấp cho nhiều đối tượng khác nhau và được phân biệt bằng các ký hiệu riêng. Để hiểu tường tận thị thực là gì thì cần nắm được các ký hiệu cho từng loại thị thực cụ thể.

Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định về ký hiệu thị thực như sau:

STT

Ký hiệu

Đối tượng được cấp

1

NG1

Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm:  Sự khác nhau giữa Lightroom và Photoshop mà bạn cần biết

2

NG2

Thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3

NG3

Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

4

NG4

Người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi.

Người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

5

LV1

Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6

LV2

Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

7

LS

Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.

8

ĐT1

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.

9

ĐT2

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.

10

ĐT3

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

11

ĐT4

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

12

DN1

Người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

13

DN2

Người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đọc thêm:  SEM là gì? SEM thực sự bao gồm những công cụ nào? - BICTweb

14

NN1

Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

15

NN2

Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

16

NN3

Người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

17

DH

Người vào thực tập, học tập.

18

HN

Người vào dự hội nghị, hội thảo.

19

PV1

Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.

20

PV2

Phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.

21

LĐ1

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

22

LĐ2

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.

23

DL

Người vào du lịch.

24

TT

Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

25

VR

Người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

26

SQ

Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại.

Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

27

EV

Thị thực điện tử

3. Thời hạn của thị thực bao lâu?

Xoay quanh chủ đề thị thực là gì, thời hạn của các loại thị thực cũng được rất nhiều người quan tâm.

Cụ thể, Thời hạn thị thực được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Ký hiệu thị thực

Thời hạn

SQ, EV

Không quá 30 ngày

HN, DL

Không quá 03 tháng

VR

Không quá 06 tháng

NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT

Không quá 12 tháng

LĐ1, LĐ2

Không quá 02 năm

ĐT3

Không quá 03 năm

LS, ĐT1, ĐT2

Không quá 05 năm

4. Điều kiện để được cấp thị thực như thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, điều kiện được cấp thị thực Việt Nam gồm:

– Có hộ chiếu/giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

– Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

– Các trường hợp đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

  • Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

  • Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

  • Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

  • Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Đọc thêm:  Điều kiện và thủ tục xin cấp chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo

5. Hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào?

Thị thực và hộ chiếu là hai loại giấy tờ hoàn toàn khác nhau.

Hộ chiếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Còn thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

6. Việt Nam miễn thị thực cho những nước nào?

7. Câu hỏi thường gặp về thị thực

7.1 Visa và thị thực khác nhau như thế nào?

Thị thực khi dịch sang tiếng anh là “visa”. “Visa” là từ được dùng phổ biến và được nhiều người biết đến hơn so với thuật ngữ thị thực quy định trong Luật.

Như vậy, visa và thị thực là một loại giấy tờ, chỉ khác về cách gọi.

7.2 Thị thực nhập cảnh là gì? thị thực quá cảnh là gì?

– Thị thực nhập cảnh là một bằng chứng hợp pháp xác nhận được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản hoặc bằng một con dấu xác nhận vào trong hộ chiếu.

– Thị thực quá cảnh là loại thị thực được sử dụng để quá cảnh tại một quốc gia trước khi tiếp tục đi đến quốc gia tiếp theo. Hình thức thị thực này thường được cấp cho những người đi du lịch hoặc công tác.

7.3. Miễn thị thực là gì?

Miễn thị là việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không cần phải xin cấp thị thực.

Theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các trường hợp được miễn thị thực gồm:

– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Người nước ngoài đang sử dụng thẻ thường trú, tạm trú tại Việt Nam;

– Người nước ngoài đi vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

– Người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định;

– Trường hợp Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân của một số nước;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến thị thực là gì. Nếu còn vấn đề vướng mắc về thị thực, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button