Thiết quân luật là gì? Quy định về lệnh giới nghiêm và thiết quân luật?

Quân luật là quy chế pháp luật đặc biệt. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh thiết quân luật. Tại bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật quốc phòng về thiết quân luật và lệnh giới nghiêm.

Căn cứ pháp lý:

– Luật quốc phòng 2018.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Thiết quân luật là gì?

Căn cứ Điều 21 Luật quốc phòng 2018 quy định:

Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.

Như vậy, thiết quân luật là sự áp đặt kiểm soát quân sự trực tiếp đối với các chức năng dân sự thông thường hoặc đình chỉ luật dân sự của chính phủ, đặc biệt là để đối phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời khi lực lượng dân sự bị áp đảo, hoặc trong một lãnh thổ bị chiếm đóng.

Thiết quân luật tiếng Anh là: “Martial law”.

2. Lệnh giới nghiêm là gì?

Giới nghiêm là Sự hạn chế hoặc cấm tự do đi lại trong những thời gian, ngày, giờ nhất định để xiết chặt sự kiểm soát tình hình nhằm mục đích đề phòng nguy cơ mất an ninh xã hội hoặc để lập lại trật tự an ninh khi có sự bất ổn xã hội xảy ra. Giới nghiêm được thiết lập bởi bệnh của quan chức có thẩm quyền, được ban bố bằng các phương tiện thông tin đại chúng và được duy trì bằng những lực lượng đặc nhiệm có vũ trang.

Lệnh giới nghiêm là một lệnh quy định thời gian áp dụng các quy định nhất định. Thông thường, nó đề cập đến thời gian mà các cá nhân được yêu cầu quay trở lại và ở trong nhà của họ. Một lệnh như vậy có thể được các cơ quan công quyền mà còn bởi chủ sở hữu của một ngôi nhà ban hành cho những người sống trong gia đình.

Lệnh giới nghiêm tiếng Anh là “Curfew”.

3. Quy định về lệnh giới nghiêm và thiết quân luật:

3.1. Quy định về lệnh giới nghiêm:

Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đọc thêm:  Xâm hại trẻ em là gì? Các quy định về hành vi xâm hại trẻ em?

Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.

Thẩm quyền ban bố lệnh

Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:

– Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã.

– Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.

Nội dung của lệnh giới nghiêm

Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:

– Khu vực giới nghiêm.

– Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm.

– Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới.

– Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm.

– Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

Biện pháp áp dụng trong thời gian giới nghiêm

Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:

– Cấm tụ tập đông người.

– Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định.

– Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định.

– Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát.

– Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.

Những điểm khác biệt trong quy định về lệnh giới nghiêm theo Luật quốc phòng 2005 và 2018

– Luật quốc phòng 2018 đã bổ sung quy định về trường hợp ban bố lệnh giới nghiêm so với Luật quốc phòng 2005, cụ thể đã bổ sung trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng mà được công liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng

Đọc thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Ta-go

– Luật quốc phòng 2018 quy định hiệu lực về thời hạn của lệnh giới nghiêm là 24 giờ nhưng bổ sung nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới khi lệnh ban bố cũ hết hiệu lực.

– Bổ sung thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm, cụ thể là Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn

– Bổ sung quy định về các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm và nội dung lệnh giới nghiêm; trong đó, các biện pháp áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:

+ Cấm tụ tập đông người.

+ Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định.

+ Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định.

+ Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát.

+ Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.

Đối với tình hình thế giới hiện nay khi dịch bệnh viêm phổi Covid-19 đang lan rộng, đã có rất nhiêu quốc gia như Mỹ hay Iraq ban bố lệnh giới nghiêm như một biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Hy vọng Việt Nam chúng ta sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh như tình hình hiện tại để không phải ban bố lệnh giới nghiêm.

3.2. Quy định về thiết quân luật:

– Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

– Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.

– Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đọc thêm:  Mental breakdown là gì? Hội chứng thường thấy trong công việc

– Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.

– Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt quy định tại Khoản 6 Điều này và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

– Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:

+ Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng.

+ Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người.

+ Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định.

+ Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.

– Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.

– Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

– Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button