Quy trình đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Quy trình đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động
1. Mục đích
Quy định trình tự, cách thức, thời gian giải quyết việc đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở LĐTBXH.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện dịch vụ hành chính công.
3. Tài liệu viện dẫn
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội;
4. Thuật ngữ, ký hiệu
– UBND: Ủy ban nhân dân
– TTHC : Thủ tục hành chính
– GCN : Giấy chứng nhận
– ISO : Hệ thống quản lý chất lượng – TCVN ISO 9001:2008
– LĐTBXH : Lao động – Thương binh và Xã hội
– BTXH : Bảo trợ xã hội
5. Nội dung quy trình
5.1
Điều kiện thực hiện TTHC
Không
5.2
Thành phần hồ sơ
Bản chính
Bản sao
– Tờ khai đăng ký thành lập;
– Phương án thành lập cơ sở;
– Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở;
– Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (hoặc hợp đồng thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất);
– Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên;
– Thẻ căn cước công dân (hoặc CMND). Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài: hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
– Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền;
– Thẻ căn cước công dân (hoặc giấy CMND, hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác) của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức. Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
x
x
x
x
x
x
x
x
5.3
Số lượng hồ sơ
01 hồ sơ
5.4
Thời gian xử lý
05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5.5
Nơi tiếp nhận và trả kết quả
Bộ phận “Một cửa” Sở LĐTBXH
5.6
Lệ phí (nếu có)
Không
5.7
Quy trình giải quyết công việc
TT
Trình tự
Trách nhiệm
Thời gian
Biểu mẫu/
kết quả
B1
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại “Bộ phận một cửa” Sở LĐTBXH.
Tổ chức, cá nhân
B2
Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện. Sau đó chuyển cho Phòng BTXH.
Bộ phận “Một cửa” Sở LĐTBXH
1 ngày
B3
Phòng BTXH thẩm định hồ sơ, dự thảo Giấy chứng nhận (Nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc soạn thảo văn bản trả lời (nếu không hợp lệ) trình Phó giám đốc Sở.
Phòng BTXH
2 ngày
B4
Phó giám đốc Sở ký Giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời sau đó chuyển lại cho Phòng BTXH
Phó giám đốc Sở
1/2 ngày
B5
Phòng BTXH lưu trữ hồ sơ, chuyển Giấy chứng nhận hoặc văn bản trả lời cho Bộ phận “Một cửa” vào số, đóng dấu.
Phòng BTXH
1/2 ngày
B6
Bộ phận “Một cửa” trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
Bộ phận “Một cửa” Sở LĐTBXH
1 ngày
6. Biểu mẫu
– BM-BTXH 01.01: Tờ khai đăng ký thành lập (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP).
– BM-BTXH 01.02: Quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội (Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP).
7. Hồ sơ
TT
Tên hồ sơ
Nơi lưu
Thời gian lưu
1.
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Phòng BTXH
Lâu dài
2.
Hồ sơ đề nghị thành lập (Gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định)
Phòng BTXH
Lâu dài
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!