Thuật ngữ là gì? Đặc điểm và cách sử dụng đúng thuật ngữ?

Theo như trong tiếng Việt thì các thuật ngữ được cấu tạo để biểu thị các khái niệm về khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ. Các thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau. Để rõ hơn về thuật ngữ là gì? Đặc điểm và cách sử dụng đúng thuật ngữ? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết nhé.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Thuật ngữ là gì?

Thuật ngữ là một khai niệm rất quen thuộc những cũng rất khó đê hiểu, Kết quả khảo sát và thống kê thuật ngữ tiếng Việt cho phép khẳng định rằng các thuật ngữ tiếng Việt có nguồn gốc thuần Việt, Hán – Việt và Ấn – Âu. Tuy nhiên, trong từng ngành khoa học cụ thể, trong từng lĩnh vực khác nhau, số lượng thuật ngữ có nguồn gốc khác nhau trong các lĩnh vực khoa học khác nhau là không như nhau.

Dựa vào kết quả điều tra, khảo sát và thống kê thuật ngữ tiếng Việt thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau do dự án Điều tra các ngôn ngữ ở Việt Nam tiến hành trong thời gian 2001-2005 và dựa vào kết quả nghiên cứu thuật ngữ của một số luận văn, luận án mà chúng tôi có được, có thể khẳng định rằng, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các thuật ngữ chính trị – xã hội, thuật ngữ các ngành khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu được tạo thành từ các ngữ tố có nguồn gốc Hán – Việt, tiếp đến là các thuật ngữ thuần Việt, còn các thuật ngữ có nguồn gốc Ấn – Âu chiếm tỉ lệ rất thấp, số lượng vô cùng ít ỏi.

Trong khi đó, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, các yếu tố Hán – Việt vẫn đóng vai trò chính trong cấu tạo thuật ngữ. Bên cạnh đó số lượng các ngữ tố có nguồn gốc Ấn – Âu được dùng để cấu tạo thuật ngữ trong tiếng Việt ngày càng gia tăng. Có thể nêu ra một vài số liệu để chứng minh cho nhận xét trên đây.

Trong 23.985 thuật ngữ tin học – viễn thông, số lượng các thuật ngữ có nguồn gốc thuần Việt chiếm một tỉ lệ không lớn, khoảng 11,45% (2.746/23.985): đèn, đầu vào, chuột, tệp, ổ, cắt, khoá, dây trời, dây nói, nén…

Đọc thêm:  Mã ZIP Gia Lai - Bảng mã bưu điện/bưu chính Gia Lai 2023 - Invert.vn

Số lượng các thuật ngữ được tạo thành từ các ngữ tố có nguồn gốc Hán – Việt tuy có ít hơn so với số lượng thuật ngữ thuộc các ngành khoa học xã hội, song vẫn chiếm tỉ lệ đáng kể, khoảng 68,74% (16.487/ 23.985) tổng số thành tố được khảo sát theo từ điển chuyên ngành, ví dụ: nam châm hội tụ, hệ số biến áp, siêu dẫn, hữu tỉ, khuếch đại, đẳng tín hiệu, mã vĩ mô…

Hiện nay để biết rõ về khái niệm thuật ngữ chúng ta hãy xem tại sách giáo khoa ngữ văn 9 đó là: các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Ví dụ:

– Các định nghĩa về Lực là gì, thế nào là trọng lực, Lực ma sát… là các khái niệm trong Vật Lý

– Các khái niệm trong địa lý như: Xâm thực, Dân số, Cơ cấu…

2.Thuật ngữ tiếng Anh là gì?

Thuật ngữ tiếng Anh là ” terms”.

3. Đặc điểm của thuật ngữ:

Thuật ngữ được xét dưới rất nhiều dạng khác nhau và đối với mỗi thuật ngữ chúng ta hiểu là nó chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Trong sinh học thuật ngữ nhiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào bị ăn màu bằng chất nhuộm kiềm tính, được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới. Như vậy thuật ngữ nhiễm sắc thể chỉ biểu thị một khái niệm chứ không biểu thị nhiều khái niệm khác nhau.

Thuật ngữ cũng có những đặc điểm rất riêng của nó đó là k mang tính hình tượng mà nội dung biểu thị là đặc trưng giải thích của thuật ngữ đó. Thuật ngữ cung cấp tri thức nhất định cho chúng ta. Cụ thể trong tin học thuật ngữ thư mục được giải thích như sau: Thư mục là vị trí ảo, nơi các tệp tin, các thư mục khác, hoặc các chương trình máy tính được lưu trữ. Đó là phương tiện để lưu trữ một hoặc nhiều tệp kỹ thuật số trên máy tính.

Không chỉ vậy, sự thú vị của thuật ngữ nữa đó là nó không có tính biểu cảm. Tức thuật ngữ nhằm đưa ra giải thích chứ không mang tính bộc lộ cảm xúc qua thuật ngữ. Thuật ngữ viêm phổi dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng gây viêm túi khí ở một bên phổi. Khác với cách bày tỏ cảm xúc khi nói chuyện chỉ một đứa trẻ bệnh viêm phổi sẽ xót xa còn thuật ngữ chỉ giải thích như nào là viêm phổi chứ không hề có cảm xúc trong thuật ngữ.

Đọc thêm:  Xe máy chuyên dùng có được tham gia giao thông không?

Bên cạnh đó ta thấy có các thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau đây cũng là điểm rất đặc biệt khi tìm hiểu về thuật ngữ, có nghĩa là thuật ngữ mang tính quốc tế và biểu thị chung cho toàn cầu lấy ví dụ gần nhất đối với chúng ta hiện nay. Ví dụ về đại dịch corona đưa ra như sau: Virus Corona 2019 là nhóm các virus thuộc phân họ Coronavirinae trong họ Coronaviridae, của bộ Nidovirales. Coronavirus là hệ gen ARN dương sợi đơn kèm nucleocapsid đối xứng xoắn ốc. Bộ gen của Coronavirus lớn khoảng từ 26 – 32 kilo base.

Từ các phân tích nêu trên và từ thực tế sử dụng có thể đưa ra khẳng định rằng thuật ngữ tiếng Việt có cấu tạo đa dạng về hình thức, phong phú về kiểu cấu tạo. Đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ trong tiếng Việt là ngữ tố. Đó là đơn vị giới hạn cuối cùng khi phân tích thành tố trực tiếp trong tiếng Việt. Kết quả thống kê thuật ngữ trong nhiều ngành khoa học khác nhau cho thấy, về mặt hình thức cấu tạo, có thể phân ra thành thuật ngữ có hình thức cấu tạo là từ (chỉ gồm một ngữ tố) và thuật ngữ có hình thức cấu tạo là ngữ định danh (là cụm từ được từ vựng hoá gồm từ hai ngữ tố trở lên).

4. Cách sử dụng đúng thuật ngữ:

Các thuật ngữ đều có những quy tắc riêng đảm bảo sự chính xác, duy nhất trong các ngành nghề khoa học, công nghệ.

– Tính chính xác: 1 thuật ngữ sẽ biểu thị cho 1 khái niệm duy nhất, vì vậy sẽ không có sự đồng âm, nhiều nghĩa.

– Tính quốc tế: các thuật ngữ có thể sử dụng ở bất kì đâu trên thế giới, đơn giản vì thuật ngữ có tính quốc tế.

– Tính hệ thống:

+ Nội dung: 1 thuật ngữ tương ứng với 1 khái niệm, chúng còn có quan hệ với thuật ngữ khác.

+ Hình thức: Phải có kết cấu hoàn chỉnh (ví dụ từ loại một nghĩa, dấu câu chuẩn)

Các lưu ý:

– Mặc dù mang ý nghĩa đặc biệt và tính khoa học, nhưng nó vẫn nằm trong hệ thống ngôn ngữ chung, vì vậy có vốn từ vựng chung và có thể chuyển hóa qua lại với các lớp nghĩa khác.

Đọc thêm:  8 app chuyển ảnh thành anime dành cho mangaka chân chính

– Thường thì thuật ngữ chỉ dùng trong các ngành đặc thù nhưng vẫn có nhưng thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Và cũng có những từ ngữ đang dùng trong cuộc sống hàng ngày trở thành thuật ngữ.

Ví dụ:

+ Com-pu-ter hay internet là những thuật ngữ trong ngành công nghệ thông tin nhưng lại được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

+ Các từ thông thường trong ngôn ngữ hàng ngày như nước, muối, không khí lại được đưa vào như một thuật ngữ trong ngành hóa học.

– Không phải một thuật ngữ chỉ dùng cho một lĩnh vực, mà còn có thể dùng cho nhiều ngành khác nhau. Thậm chí là có thể mượn thuật ngữ của một ngành khác để biểu thị một định nghĩa mới.

Ví dụ: Vi-rút là thuật ngữ dùng trong ngành sinh học chỉ một dạng cá thể sống gây bệnh. Ngoài ra nó còn được dùng trong tin học chỉ những chương trình hay mã đoạn lây nhiễm từ ổ, file…

– Thuật ngữ yêu cầu tính chính xác phải tuyệt đối cao nên cần lưu ý khi sử dụng, phải nắm được khái niệm trong từng lĩnh vực cụ thể, tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu.

Các ví dụ về thuật ngữ

Học sinh có thể tìm thêm nhiều hơn các ví dụ về thuật ngữ trong sách giáo khoa, sách tham khảo. Một vài ví dụ như sau:

Hoán dụ được định nghĩa là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ hoặc có điểm tương đồng với nhau với mục đích giúp cho sự biểu đạt, diễn tả cảm xúc tốt hơn.

=> Hoán dụ là thuật ngữ trong môn Ngữ Văn.

Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước, axit có đặc trưng bởi vị chua, viết công thức tổng quát là HxA.

=> Axit thuật ngữ môn Hóa học.

Số thực bao gồm tập hợp các số vô tỉ với tập hợp số hữu tỉ.

=> Số thực là thuật ngữ môn toán học.

Xentimét là đơn vị đo khoảng cách thường dùng, 1 xentimet bằng 1/100 mét.

Xentimet là thuật ngữ toán học.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Thuật ngữ là gì? Đặc điểm và cách sử dụng đúng thuật ngữ” Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button