Thượng Võ & Tinh Thần Thượng Võ – thaicucthieugia.com
Thượng Võ & Tinh Thần Thượng Võ
Đồ*: Thưa thầy chúng con nghe rất nhiều người nói về Thượng võ và Tinh thần Thượng võ nhưng không thấy ai giải thích cụ thể nghĩa ngữ của các cụm từ này. Xin thầy giải thích cho chúng con được rõ ạ !.
Sư: Thượng võ (尚武) ? Chúng ta nên biết trong Hán tự có hai chữ thượng. Chữ thượng này (上) có nghĩa là ở trên, trước, là hoàng đế, vua, là đi, đến, lên cao, bù thêm vào, chỉ chỗ trung gian như bán lộ thượng (tức giữa đường), chỉ phương diện như lý luận thượng (về phương diện lý luận) v.v. Đôi khi chữ thượng này được đọc là “thướng” tứ lên như cánh thướng nhất tằng lầu; Chữ thượng trong “Thượng võ” mà chúng ta nói đây là chữ thượng尚này, nghĩa của chữ thượng này là đề cao, là tôn sùng, coi trọng, là yêu chuộng như thượng đức tức đề cao những giá trị đạo đức tốt đẹp, là chuộng sự thanh tao cao đẹp… Xưa nay có nhiều người giải thích về cụm từ này nhưng không rõ ràng có lẽ là do nhầm lẫn ở hai chữ thượng này đây. Vậy phải hiểu “Thượng võ” và “Tinh thần Thượng võ” ở đây là gì?
Thượng võ: Chính là sự tôn sùng võ thuật; đề cao võ thuật; yêu chuộng cách hành xử thanh tao, cao cả của giới võ hiệp v.v. Chức năng của võ thuật là để “đánh nhau” nhưng “tôn sùng” võ thuật, “đề cao” võ thuật không có nghĩa là tôn sùng sự đánh nhau, sự hiếu chiến… mà là tôn sùng và đề cao những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp có sẵn trong võ thuật hoặc thông qua rèn luyện võ thuật mà đạt được. Thượng võ được biểu hiện thông qua thái độ, hành vi ứng xử thường ngày như :
Trước tiên là tinh thần Tôn Sư Ái Hữu, ấy là tôn kính người dạy dỗ mình, coi thầy như cha như mẹ “Sự sư như sự phụ”, là “Sư hữu sự, đệ tử phục kỳ nan” (tức lo, san sẻ cái mối ưu lo của thầy) và ngược lại người thầy cũng phải tôn trọng và yêu quí học trò của mình “Ái đồ như ái tử”, coi học trò như con như cháu trong nhà; Phải kính trên nhường dưới, hữu hảo với đồng môn, có tinh thần tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, lúc ốm đau, khó khăn và hoạn nạn.
Học võ là để rèn luyện sức khỏe, để bảo vệ mình, để cứu người do vậy phải biết dùng võ thuật, sử dụng võ thuật và những kiến thức đã được các thầy trang bị vào mục đích “Vệ quốc phòng thân”, “Tế bần phù suy”, chống lại cường quyền, bênh vực lẽ phải, bảo vệ người cô thế v.v. Chính vì cái nhẽ ấy mà người học võ càng học lại càng tỏ ra khiêm nhượng, nhân từ, “khiêm nhượng nhân từ” ở đây không có nghĩa là ươn hèn, nhút nhát; Tuyệt đối không được dùng kỹ năng, kỹ sảo, các tuyệt kỹ đã được truyền dạy vào mục đích không trong sáng như tạo băng kết nhóm quấy phá làng xóm, trộm cắp; không bức hại người, không dồn đối phương vào đường cùng, vào chỗ chết; không dùng võ thuật, các tuyệt kỹ học được để giải quyết các ân oán vì mục đích tư thù, để sát hại người hoặc làm cho đối phương bị què quặt, tàn phế, mang thương tích suốt đời. …
Như vậy, “Thượng võ” trong võ thuật phải hiểu ấy là đề cao những phẩm chất cao thượng, cách hành xử “đẹp”, “công bằng”, “lịch sự” và “văn minh” giống như kiểu tinh thần Fair Play trong thể dục thể thao. Tinh thần Thượng võ: “Tinh thần Thượng võ” trong võ thuật phải được hiểu là còn cao hơn “Thượng võ” kia một bậc. Ví dụ: Ở “Thượng võ” chỉ dừng lại ở hành vi không dồn đối phương (cừu nhân) vào đường cùng, vào chỗ chết, tha cho được sống, để mặc cho đi… trong khi cái “Tinh thần Thượng võ” lại là tiến lên đỡ cừu nhân đứng dậy, bắt tay hóa giải sự hận thù, kết nghĩa “bát bái chi giao”, thậm chí còn thương nhau hơn anh em ruột thịt… Đây chính là những cái kết rất “có hậu”, đậm “tính người”, đầy tính “nhân văn” của người làng võ mà chúng ta vẫn thường thấy được đề cao trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Trong xã hội nhiễu nhương, kim tiền hiện nay, Tinh thần Thượng võ tuy chẳng mấy khi có ai thể hiện nhưng điều đó không có nghĩa là không còn . Tóm lại: Thượng võ hay Tinh thần Thượng võ chính là tinh thần Fair play, là tính “nhân văn” trong võ thuật.
Những điển hình: Xưa, Tề Hoàn công vì không câu nệ đã tha tội chết cho Quản Trọng, kẻ đã từng bắn vào bụng mình và… cuối cùng nhờ Quản Di Ngô mà làm nên nghiệp bá. Hay như Lạn Tương Như không câu chấp lỗi của Đại tướng Liêm Pha đã khiến quân chư hầu mấy chục năm không dám xâm phạm bờ cõi (thành ngữ Phụ Kinh Thỉnh Tội xuất phát từ điển tích này mà ra)…
Bắt tay hóa giải sự hận thù
Dưới đây là 2 câu chuyện cùng có nội dung về đề tài chiến tranh nhưng hành vi đối xử với “tù binh chiến tranh” tức cách thể hiện cái gọi là “Tinh thần Thượng võ” lại hoàn toàn khác nhau. Thầy không giải thích mà chỉ đưa ra để các con tự nhận xét, hiểu và rút ra kết luận. Ok! “Tinh thần Thượng võ” của tiền nhân người “Tàu” Theo Sử ký: Trận Trường Bình là trận đánh lớn giữa nước Tần và nước Triệu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc diễn ra từ năm 262 TCN đến năm 260 TCN. Cả hai bên đều thay chủ tướng chỉ huy quân đội và kết quả quân Tần đánh bại quân Triệu, giết hơn 40 vạn quân Triệu. Đây là một trong những chiến thắng khẳng định sức mạnh của nước Tần, mở ra quá trình thống nhất hoàn toàn Trung Quốc của nước này mà sau này Tần Thuỷ Hoàng hoàn thành vào năm 221 TCN.
Quân Triệu đầu hàng quá đông, Bạch Khởi sợ không kiềm chế được, nên bàn với Vưong Hạt chôn sống hết. Để lừa quân Triệu, ông đem hàng tốt chia làm mười doanh, sai mươi viên tướng thống suất, hợp với quân Tần, đều cho trâu rượu, ăn uống và nói rằng ngày mai Võ An quân sẽ lựa chọn quân Triệu, người nào khoẻ mạnh đánh trận được, thì cấp cho khí giới và đem về nước Tần sai dụng, còn người già yếu hay nhát sợ đều cho về Triệu. Quân Triệu mừng rỡ.
Đêm ấy, Bạch Khởi truyền mật lệnh cho mười viên tướng rằng: Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng, thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi.
Quân Tần theo lệnh, cùng ra tay một lúc. Hàng tốt nước Triệu vì không biết có lệnh ấy, lại không có khí giới, nên đều bó tay chịu chết. Bốn mươi vạn quân Triệu trong một đêm đều bị chém chết cả. Bạch Khởi thu nhặt những đầu lâu quân Triệu, chất đống ở trong luỹ Tần, gọi là núi Đầu Lâu.
Tính ra trong trận Trường Bình, trước sau quân Tần hoặc chém hoặc bắt cộng 45 vạn quân Triệu, kể cả những quân Triệu đầu hàng Vương Hạt trước, đều bị giết sạch cả, chỉ còn 240 người ít tuổi được thả về Hàm Đan để tuyên dương cái oai của nước Tần.
Vụ chôn sống quân Triệu là một trong những vụ thảm sát lớn nhất thời cổ đại của lịch sử Trung Quốc.
“Tinh thần thượng võ” của tiền nhân người Việt: Từng nghe:
http://thaicucthieugia.com/forum/showthread.php?4776-S%C6%B0_%C4%90%E1%BB%93-V%C3%B5-Thu%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A1ch-Tho%E1%BA%A1i-V%E1%BA%A5n-%C4%90%C3%A1p
– * Có ý kiến cho răng nên đổi tựa đề bài viết nhưng Bach_ho chưa chọn được tiêu đề nào cho hợp vậy trước hết cứ tạm gọi là thầy trò hỏi qua hỏi lại có gì tính sau.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!