Thuyết minh về cải lương – nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam

Đề bài

Thuyết minh về cải lương – nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam Bộ

Lời giải chi tiết

Những bài bản được nghe trong tuồng cải lương đều phát xuất từ dân ca nhạc miền Nam phần lớn, và những làn điệu trong nhạc đàn tài từ, một loại nhạc thính phòng miền Nam. Có thể phân loại một số bài bản thông dụng. Từ những điệu ca dân gian như những điệu Lý (chẳng hạn từ điệu Lý ngựa ô biến thành điệu cải lương Ô Mã 18 câu nhịp đôi). Từ những bài nhạc lễ đình trong hát bội sau được cải biên dùng trong cải lương như Vũ Biển Đôi, Nam Xuân, Nam Ai, Nam Đào, Ngũ Đôì Thượng, Ngũ Đối Hạ, Đăng, Tiếu Khúc, v.v… Từ những sáng tác mới sau này khi có ca ra bộ, hát lương như Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Trường Tương Tư, Lưu Trường, Ái Tử Kê, Vọng Cổ, vv… Từ những điệu hát lấy từ nhạc nước người nhất là từ Trung Quốc, nhạc Quảng Đông xuyên qua các bài Xang Xù Lâu Khốc Hoàng Thiên, Liễu Xuân Nương, Bán Tiểu, Lạc Âm Thiều, v.v.

Đã nói đến sân khấu Cải lương, không thể nào không nói đến bản “đinh” trong các vở. Đó là bản vọng cổ. Có người cường điệu “không có bản vọng cổ không thể trở thành một đêm hát cải lương… “Lời khẳng định trên có phần hơi quá, nhưng nghĩ kỹ lại cũng không sai. Tính hấp dẫn của một đêm diễn Cải lương không thể không nói tới sức thu hút kỳ diệu của bản vọng cổ. Được biết vào năm 1918 ông Cao Văn Lầu đã sáng tác bản Dạ Cố Hoài La sau này trở thành bản vọng cổ. Dạ Cổ Hoài Lang tiền thân của bản vọng cổ để tạo ra một không khí mới cho nền ca nhạc cổ miền Nam. Từ đó trở đi, bất kỳ trong một vở Cái lương nào, bản vọng cổ vẫn là bản nhạc chủ đạo, thể một cách đa dạng qua tất cả tình huống, trong một vở Cải lương.

Đọc thêm:  Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt

Nhìn lại nghệ thuật sân khấu Cải lương, chúng ta không thể nào quên những nghệ sĩ lão thành có mặt từ đầu bộ môn nghệ thuật này, như kép Bảy Thông, đào Năm Thoàn trong gánh Cải Lương của Thầy Năm Tú ở tại Mỹ Thuận như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phi, Báy Nam, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Út Trì Ôn… Những người nghệ sĩ này đã truyền nghề cho một thế hệ không kém nổi tiếng mà ngày nay không ai là không biết đến như: nghệ sĩ ưu tú Kim Cương nghệ sĩ Duy Lân, nghệ sĩ Thành Được nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Hùng Phước, nghệ sĩ nhân dân Thanh Tòng, nghệ sĩ Việt Hùng… Sau nữa còn nghệ sĩ Hùng Cường, nghệ sĩ ưu tú Bạch Tuyết, nghệ sĩ Thanh Sang, nghe ưu tú Ngọc Giàu, nghệ sĩ ưu tú Lệ Thuý, nghệ sĩ Mộng Tuyển, nghệ sĩ Đỗ Quyên, nghệ sĩ Hoài Thanh… Và tiếp theo sau là thế hệ mới ngày nay người không thế quên có một Hương Lan (con gái nghệ sĩ Hữu Phước), Vũ Linh, Tài Linh, Ngọc Huyền, Kim Tử Long… Bây giờ đã có Quê Trân (con gái nghệ sĩ Thanh Tòng), Thi Trang, Lê Tứ… trong số nghệ sĩ lão thành và trẻ tuổi khỏi thế kể hết.

Ngày nay người ta vẫn yêu mến bộ môn này bởi vì bên cạnh những sân khấu kịch nghệ, sân khấu ca nhạc trẻ, sân khấu nghệ thuật. Cải lương đã luôn hình trong lòng khán giả và còn tiếp tục đi tới trong việc bảo tổn, lưu giữ. Trong mấy năm sau này, những nghệ sĩ như Thanh Tòng, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết… có tổ chức những đêm Cải lương diễn lại trích đoạn của nhiều tuồng đã được khán giả yêu chuộng và đã thu hút rất nhiều khán giả hâm mộ Cải lương. Những chương trình truyền hình như Cánh chim không mỏi, Vầng trăng Cổ nhạc được đông đảo khán giả theo dõi. Hai đài truyền hình HTV7 và HTV9 thường xuyên phát sóng nhiều vở tuồng Cải lương mới, cũ. Có dịp ra ngoài, người ta vẫn nghe tiếng hát cùa các nghệ sĩ trẻ Việt kiều hát Cải lương hoặc bà con ở hải ngoại sẵn sàng bỏ một buổi làm việc để mua cho được ở phòng vé một chỗ xem trình diễn “Cải lương” mà nghệ sĩ từ Việt Nam qua diễn. Đặc biệt bên Pháp và bên Mỹ, Cải lương rất thịnh hành. Nhiều nghệ sĩ cải lương tại hai nước đó, chẳng những diễn lại những vờ tuồng xưa mà gần đã dàn dựng những vở mới.

Đọc thêm:  Viết một đoạn văn ngắn nói về nội dung bài thơ Đôi que đan

Như thế “Cải lương” quả đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cải lương cũng đã được thay đổi qua nhiều thế hệ, chịu thử thách với thời với nhiều thử nghiệm. Tuy sinh sau đẻ muộn, so với hát chèo, hát bội (hát tuồng), hát cải lương trong một thời gian ngắn đã đi một bước rất dài, đi vào trong lòng người dân Nam bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung và trở thành một truyền thống vững chắc trong kịch nghệ Việt Nam.

Xemloigiai.com

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button