Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương

Đề bài: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương

gioi thieu mot danh lam thang canh cua dat nuoc que huong

3 Bài văn mẫu Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh đạt điểm cao

I. Dàn ý Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương

1. Mở bài

– Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:- Vị trí địa lí, địa chỉ- Diện tích- Phương tiện di chuyển đến đó- Khung cảnh xung quanh…(Còn tiếp)

>> Xem dàn ý Giới thiệu một danh lam thắng cảnh chi tiết tại đây.

II. Bài văn mẫu Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương

1. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh – Vịnh Hạ Long

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: ” Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.

Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến mà tận hưởng những gì là tạo hóa ban tặng, những gì là mẹ thiên nhiên.

-HẾT BÀI 1-

Tạo hóa ưu ái cho đất nước Việt Nam ta có rất nhiều những thắng cảnh đẹp, bên cạnh những danh lam thắng cảnh được giới thiệu trong bài học ngày hôm nay, để học tốt nội dung văn thuyết minh và mở rộng vốn hiểu biết về vẻ đẹp non sông gấm vóc, các em có thể tìm đọc thêm: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương, Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An,Thuyết minh về khu danh thắng Tây Thiên, Thuyết minh về danh lam thắng cảnh núi Voi.

Đọc thêm:  Phù hiệu xe tải là gì? Thủ tục cấp phù hiệu xe mới nhất - LuatVietnam

2. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hàm Rồng

Du khách đi bằng đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu cua con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, niềm tự hào của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.

Hàm Rồng trở thành bất tử với những chiến công oanh liệt và cảnh trí nên thơ. Nhưng hai chữ Hàm Rồng (tên chữ là Long Hàm hay Long Đại) vốn là tên riêng của một ngọn núi hình đầu rồng với cái thân uốn lượn như một con rồng từ làng Ràng (Dương Xá) theo dọc sông Mã lên phía bờ Nam. Trên núi Rồng, còn có động Long Quang, hang ăn thông sang bên kia như hai mắt rồng, được rọi là hang Mắt Rồng (cho nên còn có tên gọi là núi Mắt Rồng). Truyền thuyết kể lại, con rồng đang vờn hạt ngọc ở phía bên kia sông bỗng bị trúng mũi tên độc vào mắt phải nên gục ở bên sông. Mắt phải có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. Ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô lên, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đàng trút nước, nên có tên chữ là Long Hạm, gọi nôm na là Hàm Rồng.

Bên kia sông, có hòn núi Ngọc, tên chữ là Hỏa Châu Phong hay còn gọi là núi Nít, ngọn núi này tròn trăn, các lớp đã chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là Hỏa Châu Phong.

Chín mươi chín ngọn bên đôngCòn hòn núi Nít bên sông chưa về.

Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như Ngũ Hoa Phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy, có hang Tiên với các nhũ đá mang nhiều vẻ kì thú: hình rồng hút nước, hình các vị tiên.., có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt trên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vũng Tao Ta có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi Con Mèo, núi Cánh Tiên đều có hình thù như tên gọi.

Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: Lí Thường Kiệt, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thi Sĩ, Nguyễn Thượng Hiền, Tản Đà,… Ở động Long Quang vẫn còn một số bài thơ khắc trên vách đá.

Hàm Rồng không những có cảnh đẹp thiên nhiên mà còn có bề đày lịch sử hàng trăm thế kỉ, đó là khu di tích núi Đọ (cách Hàm Rồng 4km về phía Bắc) tiêu biểu cho thời đại đá cụ Và từ núi Đọ đi xuống phía Đông Nam, cách Hàm Rồng 1 km là khu di chi Đông Sơn, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc thời kì đồng thau.

Hàm Rồng còn là nơi ghi dấu nhiều chiến tích lịch sử. Tại đây, vào thế kỉ XIII, Chu Nguyên Lương – một nhà nho – đã hưởng ứng khí thế Diên Hồng, chiêu tập dân làng và học trò của mình thành đội quân, lập nên chiến công oanh liệt ở Vạn Kiếp.

Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, quân và dân Hàm Rồng đã viết nên trang sử hào hùng. Với quyết tâm cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này của ta, Bộ Quốc phòng Mĩ đã trực tiếp chi đạo phương án đánh phá Hàm Rồng, chúng đã huy dộng 121 đợt không kích với 2.924 lượt máy bay đánh phá 1.096 trận, ném 71.600 tấn bom phá với 11.526 quả, 99 bom nổ chậm, bắn 600 tên lửa, 2.840 quả rốckét, 2.178 quả đạn pháo kích, hàng trăm tấn bom bi và thủy lôi. Tính bình quân mỗi người dân ở đây phải chịu đựng 5 tấn bom đạn của địch. Chỉ riêng trong trận đánh đầu tiên ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 đã diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đã Xuất kích 174 lần, 453 lượt máy bay, ném 350 quả bom từ 500-1000 kg, bắn hàng trăm quả tên lửa. Nhưng cũng trong hai ngày này, quân và dân Hàm Rồng đã chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Và trong hai lần chống, chiến tranh phá hoại, Hàm Rồng đã hạ 116 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái, trong đó có 2 pháo đài bay B52, giữ vững cầu, lập nên một kỉ lục bảo vệ cầu chưa từng có trong lịch sử thế giới, đem lại niềm tự hào cho dân tộc, bạn bè khắp thế giới khâm phục, ngợi ca. Cũng trên mảnh đất rực lửa anh hùng này, đã sản sinh nhiều tập thể anh hùng và những chiến sĩ anh hùng: Đại đội 4 pháo cao xạ, Đồn công an nhân dân Hàm Rồng, Phân đội 3 công an nhân dần vũ trang, Đại đội dân quân tiểu khu Nam Ngạn, Nhà máy điện 4-4, Đội cầu phà 19-5, các anh hùng Ngô Thị Tuyển, Đỗ Chanh, Lê Kim Hồng…

Hàm Rồng, nơi tụ hội những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

3. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Hương

Trên mảnh đất hình chữ S nối dài hai đầu Tổ quốc không thiếu gì những danh lam thắng cảnh đẹp. Đó có thể là danh lam thắng cảnh tự nhiên nhưng cũng có thể là do bàn tay con người tạo nên, dù là bằng gì đi chăng nữa chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều đó là thiên nhiên vô cùng ưu ái cho thiên nhiên con người Việt Nam. Trong những danh thắng nổi tiếng đó sẽ thật thiếu xót nếu bạn bỏ qua di tích chùa Hương. Một địa điểm văn hóa tâm linh không chỉ khiến khách du lịch trong nước mà ngay cả khách du lịch quốc tế cũng phải trầm trồ ca ngợi.

Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km về phái tây nam. Từ thủ đô bạn đi qua thị xã Hà Đông rồi đến thẳng bến đục thì dừng lại. Du khách xuống đò sẽ được hành hương dọc theo suối Yến Vĩ giữa hai cánh đồng lúa mênh mông. Một bức tranh phong cảnh như hoa như ngọc hiện lên với dãy núi trùng điệp trước mắt và cảnh trời mây giao hòa.

Điều đặc biệt đó là bức tranh thiên nhiên này được vun đắp nên từ bàn tay kì công của con người cùng với sự khéo léo của mẹ tạo hóa. Những ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi thấp thoáng giữa không gian rừng xanh thẳm. Từ chân núi đi lên theo hàng ngàn bậc đá cheo leo bạn sẽ đến khu đền chùa với những tên gọi vô cùng độc đáo như: Chùa Giải Oan, Chùa Thiên Mụ với động Hinh Bồng và Động Hương Tích. Ngôi chùa nào ở đây cũng có nên đại lâu năm không giấu đi vẻ cổ kính và huyền bí lẫn trong một làn sương mờ ảo vô cùng linh thiêng. Đến đây bạn như được bỏ xuống tất cả những vướng bận phiền nhiễu đời thường tâm hồn vì thế cũng trở nên trong trẻo an tĩnh đến lạ thường.

Đọc thêm:  Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lưu Quang Vũ - Reader

Chùa Hương có rất nhiều những cảnh đẹp những không gian đẹp tuy nhiên nổi tiếng nhất có lẽ chính là động Hương Tích. Leo đến đây bạn sẽ thấy thật thoải mái thanh tịnh. Hoa mơ nở trắng như tuyết, hương thơm thoang thoảng trong gió, hòa với tiếng suối chảy róc rách vui tai. Từ trên cửa động bạn sẽ được hít thở bầu không khí vô cùng thanh sạch và thu trọn vào tầm mắt không gian cảnh vật nơi đây.

Động Hương Tích đã từng được chúa Trịnh Xâm ngợi ca như một “Nam thiên đệ nhất động”. Bên ngoài vào cửa động có hình như một con rồng khổng lồ ăn sâu trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa đến mấy trăm người. Ánh đèn lung linh huyền ảo với muôn vàn hình nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng lấp lánh như ánh sáng cầu vồng.

Khác với động Hương Tích, động Hinh Bồng lại khiến con người như được lạc vào một thế giới một xứ sở thần tiên với tiếng gió tiếng suối du dương trầm bổng khoan thai. Trên đỉnh núi này có một tảng đá lớn tương truyền đó chính là bàn cờ tiên. Mỗi năm nơi đây các vị tiên ông thường ngự để so tài cao thấp. Ngoài ra đến với chùa Hương bạn sẽ được lắng nghe rất nhiều những truyền thuyết vô cùng linh thiêng của một nơi phong cảnh huyền bí này.

Để dạo chơi thăm thú hết chùa Hương bạn phải bỏ rất nhiều thời gian vì không gian chùa vô cùng rộng lớn và có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi du khách đến đây ngoài việc cầu nguyện một năm mới an lành may mắn còn được đắm chìm trong một bức tranh thiên nhiên hữu tình. Du khách đến với chùa Hương khi quay gót ra về đều phải ngoái đầu nhìn lại và càng thêm tự hào vì một mảnh đất linh thiêng ngàn năm văn hiến nơi đây.

4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương: Thuyết minh về chùa Một Cột

Thủ đô Hà Nội vốn đã nổi danh ngàn năm là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu của nước ta. Xa xưa đã được Lý Công Uẩn hết mực cất nhắc, xem trọng, ra chiếu dời đô từ Đại La về để ổn định đất nước sau 1000 năm loạn lạc, đồng thời về sau nơi đây cũng trở thành đế kinh nơi cư ngụ của đế vương nước ta nhiều đời. Chính vì thế mà mảnh đất có thế “rồng cuộn hổ ngồi” này đã mang trong mình nhiều dấu tích lịch sử đáng quý, tiêu biểu cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước ở nhiều lĩnh vực. Trong đó ở lĩnh vực văn hóa, sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo cũng để lại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, tiêu biểu nhất phải kể đến chùa Một Cột.

Chùa Một Cột hay còn có các tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự, là một trong những công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo nhất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay (đã trải qua một lần đại tu vào năm 1955 sau trận đánh phá của Pháp). Hiện nay chùa tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên. Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất…(Còn tiếp)

>> Xem bài văn mẫu đầy đủ Thuyết minh về chùa Một Cột tại đây.

5. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An

Dọc theo dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta, mỗi tỉnh thành của đất nước chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh khác nhau. Thủ đô Hà Nội có Hồ Hoàn Kiếm, Ninh Bình có chùa Bái Đính, Tràng An, về Nghệ An, chúng ta lại được về thăm Nam Đàn quê Bác và khi nhắc tới Quảng Nam – mảnh đất đầy nắng và gió, chúng ta sẽ nhớ ngay tới Phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh, một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Như chúng ta đã biết, Phố cổ Hội An là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một đô thị cổ nằm ở hạ nguồn của dòng sông Thu Bồn, nằm cách xa thành phố Đà Nẵng khoảng 30 ki-lô-mét về phía Nam. Nhìn lại chặng đường ra đời, xây dựng và phát triển của Phố cổ Hội An chắc hẳn mọi người sẽ không khỏi ngỡ ngàng. Vào những năm thế kỷ 17 và 18, Phố cổ Hội An là một trong số những trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước, là một thương cảng quốc tế – nơi gặp gỡ, giao lưu, buôn bán của các thương lái Trung Quốc, Nhật Bản và cả các nước phương Tây…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An tại đây.

6. Thuyết minh về vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du ngoạn và trong số đó không thể không nhắc tới vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi đây đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Như chúng ta đã biết, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong số những vườn quốc gia lớn nhất của Việt Nam, thuộc phía Bắc của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, nằm ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây cách xa thủ đô Hà Nội khoảng tầm 500 ki-lô-mét về phía nam và nằm tiếp giáp với Lào ở phía tây, phía đông của nó cách biển Đông khoảng 42 ki-lô-mét. Tên gọi vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của tên gọi này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều thống nhất rằng, tên gọi vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng xuất hiện chính là sự kết hợp giữa động Phong Nha và tên của khu rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Đồng thời, trước khi trở thành vườn quốc gia vào năm 2001, nơi đây là một khu bảo tồn thiên nhiên.

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích rộng lớn với hơn 100000 ha. Nơi đây mang trên mình những đặc trưng cơ bản của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm với nhiệt độ trong năm dao động trong khoảng từ 23-25 độ C…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Thuyết minh về vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại đây.

7. Thuyết minh về chùa Thiên Mụ

Mảnh đất cố đô Huế thâm trầm, sâu lắng ghi dấu về triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta với những công trình lăng tẩm, đền đài và nền nhã nhạc cung đình Huế. Khi nhắc đến thời kì hưng thịnh của Phật giáo Đàng trong, người ta thường gợi nhớ đến ngôi chùa Thiên Mụ – một vẻ đẹp thanh tịnh bên dòng sông Hương thơ mộng.

Đọc thêm:  Voyeur là gì? Tìm hiểu ý nghĩa thật sự của Voyeu và Voyeur - 2momart

Chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi (đồi Hà Khê) bên phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Theo truyền thuyết khi chúa Nguyễn Hoàng đi dọc bờ sông Hương xem xét địa thế nơi đây để chuẩn bị cơ đồ nghiệp lớn, xây dựng giang sơn đã nhìn ra ngọn đồi Hà Khê với thế đất hình con rồng quay đầu nhìn lại, Chúa đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, hướng về phía sông Hương đặt tên là “Thiên Mụ”. Năm Tân Sửu 1601 chùa Thiên Mụ chính thức được khởi công xây dựng dưới thời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng, giai đoạn 1691 – 1725 chùa được xây dựng quy mô hơn và trùng tu với nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… còn rất nhiều công trình không giữ được đến ngày nay. Đến năm 1844 chùa lại được kiến trúc lại với ngôi tháp bát giác Phước Duyên, đình Hương Nguyện. Trận bão lịch sử năm 1904 quét qua đã tàn phá chùa với nhiều công trình hư hỏng mãi đến năm 1907 mới được xây dựng lại nhưng không được như trước…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Thuyết minh về chùa Thiên Mụ tại đây.

8. Thuyết minh về Cố đô Huế

“Tứ bề núi phủ mây phong, mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”, chính là ý văn phù hợp nhất khi nói về cố đô Huế, về quần thể di tích với tuổi đời hàng trăm năm. Nơi đã từng chứng kiến một thời vàng son huy hoàng rực nhất của triều đại nhà Nguyễn, đồng thời cũng là chứng nhân cho sự kết thúc của chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử phong kiến kéo dài suốt mấy ngàn năm của Việt Nam ta. Với dáng vẻ cổ kính và là nơi hội tụ nhiều những công trình kiến trúc độc đáo, cố đô Huế là nơi cuối cùng còn thể hiện được gần như hoàn chỉnh lối sống của các bậc vua chúa xưa. Ngày nay, cố đô Huế là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng và thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước.

Cố đô Huế là một quần thể di tích lớn nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng, ngay giữa trung tâm thành phố Huế với diện tích khoảng hơn 500 ha. Ban đầu Huế được chọn làm kinh đô của nhà Tây Sơn trong khoảng 14 năm, sau khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thì Huế trở thành kinh đô của nhà Nguyễn và kéo dài suốt 142 năm sau đó. Sau khi chọn Huế làm kinh đô, các thời vua Nguyễn liên tục xây dựng và trùng tu nhiều công trình kiến trúc, tạo nên một tổng thể kinh thành đồ sộ và tráng lệ, vẻ vang soi bóng bên dòng sông Hương dịu hiền…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài văn mẫu Thuyết minh về Cố đô Huế tại đây.

9. Thuyết minh về chùa Trấn Quốc

Nhắc đến chùa Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Trấn Quốc – một trong những ngôi chùa cổ lịch sử lâu đời nhất nơi đây. Chùa Trấn Quốc cũng là một trong những niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Theo sử sách ghi chép lại thì chùa Trấn Quốc vốn có tên là chùa Khải Quốc, bắt đầu dựng từ thời Lý Nam Đế tại một thôn quê gần bờ sông Hồng. Chùa được dời vào và dựng trên nền xưa của cung Thúy Hoa, điện Hàn Nguyên vào năm 1615. Những năm về sau, được sự hỗ trợ của vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị cùng đóng góp của nhân dân chùa được trùng tu lại, đặt thêm chuông tượng và mở rộng diện tích. Năm 1842, vua Thiệu Trị quyết định đổi tên chùa thánh Trấn Bắc. Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trần Quốc và được dùng cho đến ngày nay.

Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc tại một hòn đảo phía đông Tây Hồ của một hồ nước ngọt rộng lớn.

Phía trên của chùa là hai câu đố được viết bằng chữ Nôm: “Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền”, ngoài ra, con được ghi thêm ba chữ Phương điện môn ở trung tâm…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Thuyết minh về chùa Trấn Quốc ở đây.

10. Thuyết minh về khu danh thắng Tây Thiên

“Ai lên ngắm cảnh Tây ThiênMải mê thưởng ngoạn chớ quên đường về”

Có lẽ câu ca ấy đã vẽ lên trong chúng ta vẻ đẹp đến say đắm lòng người của khu thắng cảnh Tây Thiên. Cùng nhau trở về và khám phá khu thắng cảnh tuyệt diệu này chắc hẳn sẽ mang đến cho mỗi người những cảm nhận thật thú vị và độc đáo.

Ngược về miền Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 80 ki-lô-mét, khu danh thắng Tây Thiên nằm giữa núi rừng hùng vĩ của xã Đại Bình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu danh thắng Tây Thiên nằm trên ngọn núi Thạch Bàn của dãy Tam Đảo, với diện tích khoảng 148 ha với những nét hoang sơ nhưng không kém phần độc đáo. Theo những truyền thuyết còn ghi lại đến ngày nay, khu danh thắng Tây Thiên kể lại rằng xưa kia, ngài Khương Tăng Hội – một trong số các nhà tu hành Ấn Độ trong một chuyến viễn du sang phía Đông, khi đi qua nơi đây và thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã nên đã chọn để dựng lều làm chốn nghỉ chân, đồng thời cũng để truyền bá đạo Phật. Và có lẽ vì thế nên nơi đây có tên gọi là “Tây Thiên” với ý nghĩa là nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành”, như một cách để ghi nhớ giáo đoàn đầu tiên tới từ Ấn Độ vào nước ta để truyền đạo. Trong suốt quãng thời gian về sau, có nhiều phái đoàn Phật giáo đã tới nơi đây để hoằng dương Phật giáo. Đặc biệt, dưới thời nhà Trần, nơi đây chính là một trung tâm Phật giáo uy thâm ở nước ta…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Thuyết minh về khu danh thắng Tây Thiên tại đây.

-HẾT-

Bên cạnh Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như: Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích, Thuyết minh về một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương mình, Thuyết minh về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại, Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh chị yêu thích nhằm củng cố kiến thức của mình.

https://thuthuat.taimienphi.vn/gioi-thieu-mot-danh-lam-thang-canh-cua-dat-nuoc-que-huong-42002n.aspx

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button