Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế
Đề bài: Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế
Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế
I. Dàn ý Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh.
2. Thân bài
a. Lịch sử và những nét khái quát chung:– Kinh thành Huế còn có tên gọi khác là Thuận Hóa kinh thành, ngày nay người ta vẫn thường gọi là Đại Nội Huế, là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm bắt đầu từ năm 1802 đến năm 1945.- Vị trí:+ Mặt phía Nam là đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn; hướng tây giáp với đường Lê Duẩn; mặt phía bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ;còn mặt phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.+ Nằm gọn bên bờ Bắc của sông Hương, phần tiền án là núi Ngự Bình cao gần 100m, đỉnh tròn dáng đẹp, che chắn trước mặt Kinh thành Huế. Hai bên là cồn Cồn Hến và Cồn Dã Viên, tượng trưng cho Thanh Long, Bạch Hổ hộ pháp.+ Kinh thành Huế được vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) bắt đầu cho khảo sát và xây dựng vào năm 1803, và chính thức hoàn thành vào năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng.
b. Kiến trúc:– Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban, với đặc trưng là lối kiến trúc thành lũy, nhiều vòng thành.- Nằm trên bờ Bắc của sông Hương với tổng diện tích khoảng 520ha, mặt kinh thành xoay về hướng Nam.- Vòng thành ngoài cùng:+ Có chu vi xấp xỉ 10km, cao 6,6m, dày 21m, được xây kiểu gấp khúc, kết hợp với các pháo đài cách đều nhau, thời kỳ đầu được đắp hoàn toàn bằng đất, xong đến đời vua Gia Long thì được nâng cấp xây lại bằng gạch.+ Ngoài vòng thành được bao quanh bởi một hệ thống kênh rạch dài 7km.+ Có mười cửa chính thông về các hướng khác nhau, ở mặt trước của thành, hay cửa chính hướng Nam có một cột cờ lớn, còn gọi là Kỳ Đài đối diện với Ngọ Môn quan, cửa chính vào Hoàng thành.+ Bên trong vòng thành là khu vực dân cư, nhà ở của các quan lại đại thần và Hoàng thành
– Hoàng thành:+ Bao gồm có 4 cửa nằm ở bốn hướng là Hiển Nhơn, Chương Đức, Hòa Bình và Ngọ Môn quan là cửa chính, gọi chung là khu vực Đại Nội.+ Được xây dựng trên một khu đất gần vuông, chu vi khoảng 2400m, tường thành cao 4m, dày 1m, xây hoàn toàn bằng gạch.+ Bên trong có Điện Thái Hòa là nơi vua thiết triều cùng các đại thần, các khu vực miếu thờ của hoàng gia như Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân, và quan trọng nhất là Tử Cấm Thành, nơi ăn chốn ở của hoàng thất bao gồm: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa.+ Các di tích đáng chú ý như: Quốc Tử Giám, Điện Long An, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư Lâu, Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Đàn Xã Tắc và Cửu Vị Thần Công.+ Đại Nội còn đáng chú ý với những lăng tẩm nằm rải rác trong khắp hoàng thành: To lớn, khang trang nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo, với vẻ đẹp lai tạp Đông Tây là lăng Khải Định.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế
“Núi Ngự Bình trước tròn sau méoSông An Cựu nắng đục mưa trongKìa ai lắng đục tìm trongChứ em đây thuỷ chung như nhất, một lòng sơ giao”
Trở lại với xứ Huế mộng mơ, mang màu sắc cổ kính, trầm buồn với dòng Hương Giang lững lờ “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”, khiến người lữ khách dễ sinh nhiều xúc cảm bâng khuâng. Đặc biệt tại cố đô, những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc Cung đình Huế, lại càng bộc lộ rõ nét nền văn hóa truyền thống Việt Nam, cùng với một triều đại trị vì kéo dài 143 năm với nhiều những suy vi biến đổi mạnh mẽ nhất trong cả lịch sử của dân tộc. Bước chân vào cố cung, là bước chân vào một nơi lắm vẻ vang một thời của những ông hoàng bà chúa, đồng thời cũng là nơi chứng kiến sự suy tàn, héo úa của chế độ quân chủ phong kiến, khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng, xót xa, dẫu rằng đó đã là điều tất yếu trong dòng chảy lịch sử của dân tộc.
Kinh thành Huế còn có tên gọi khác là Thuận Hóa kinh thành, ngày nay người ta vẫn thường gọi là Đại Nội Huế, hoặc cố cung Huế. Đây là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm bắt đầu từ năm 1802 đến năm 1945, khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị. Hiện tọa lạc tại trung tâm thành phố Huế, mặt phía Nam là đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn; hướng tây giáp với đường Lê Duẩn; mặt phía bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ;còn mặt phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Với vị trí đắc địa khi nằm gọn bên bờ Bắc của sông Hương, phần tiền án là núi Ngự Bình cao gần 100m, đỉnh tròn dáng đẹp, che chắn trước mặt Kinh thành Huế, như một bức bình phong tự nhiên. Hai bên là cồn Cồn Hến và Cồn Dã Viên, tượng trưng cho Thanh Long, Bạch Hổ hộ pháp làm thành thế rồng chầu hổ phục, thể hiện sự thần phục, vẻ uy nghiêm tối cao của vương quyền nhà Nguyễn. Thêm vào đó kinh thành nằm bên cạnh dòng sông Hương với lịch sử ngàn đời, càng tăng thêm phần sinh khí mà theo quan niệm phong thủy thì khúc sông ấy được gọi là minh đường thủy tụ. Có thể nói rằng, mảnh đất nơi Kinh thành Huế tọa lạc mang đầy đủ những vẻ đẹp địa thế tuyệt vời và thuận lợi, phong cảnh sơn thủy hòa hợp hữu tình, gần núi, cạnh sông, giữa cồn, quy tụ long mạch và sinh khí 4 phương, nếu so với Hoàng thành Thăng Long thì cũng không kém là bao. Kinh thành Huế được vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) bắt đầu cho khảo sát và xây dựng vào năm 1803, ngay khi triều Nguyễn được thành lập một năm, và chính thức hoàn thành vào năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng.
Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban, với đặc trưng là lối kiến trúc thành lũy, nhiều vòng thành để phục vụ cho việc phòng thủ mang tính toàn diện, gồm tường thành, vũ khí, hệ thống kênh rạch, hầm hào được lồng ghép vào nhau, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho phần Đại Nội bên trong. Nằm trên bờ Bắc của sông Hương với tổng diện tích khoảng 520ha, mặt kinh thành xoay về hướng Nam, hướng được xem là tốt nhất trong các hướng khi xây dựng công trình kiến trúc, lại càng phù hợp khi đây là nơi ở của vua chúa, bởi theo quan niệm của Kinh Dịch rằng: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, ý chỉ người quân chủ nhìn về hướng Nam để cai trị thiên hạ. Vòng thành ngoài cùng có chu vi xấp xỉ 10km, cao 6,6m, dày 21m, được xây kiểu gấp khúc, kết hợp với các pháo đài cách đều nhau, thời kỳ đầu được đắp hoàn toàn bằng đất, xong đến đời vua Gia Long thì được nâng cấp xây lại bằng gạch. Ngoài ra để tăng thêm tính phòng hộ, bên ngoài vòng thành còn được bao quanh bởi một hệ thống kênh rạch dài 7km. Có thể nói rằng, với lối xây dựng này, vòng thành đã trở thành lớp áo giáp vô cùng kiên cố và vững chắc bao bọc lấy Hoàng Thành và Tử Cấm Thành ở bên trong. Thành gồm có mười cửa chính thông về các hướng khác nhau, phục vụ cho việc giao thông và để đề phòng những lúc có biến việc tháo chạy được dễ dàng. Ở mặt trước của thành, hay cửa chính hướng Nam có một cột cờ lớn, còn gọi là Kỳ Đài đối diện với Ngọ Môn quan, cửa chính vào Hoàng thành.
Bên trong vòng thành là khu vực dân cư, nhà ở của các quan lại đại thần và quan trọng nhất thể hiện được nét đặc sắc của kiến trúc cố cung ấy là Hoàng thành, bao gồm có 4 cửa nằm ở bốn hướng là Hiển Nhơn, Chương Đức, Hòa Bình và Ngọ Môn quan là cửa chính. Tổng thể Hoàng Thành và Tử Cấm thành vẫn được gọi chung là khu vực Đại Nội, được xây dựng trên một khu đất gần vuông, chu vi khoảng 2400m, tường thành cao 4m, dày 1m, xây hoàn toàn bằng gạch. Bên trong có Điện Thái Hòa là nơi vua thiết triều cùng các đại thần, các khu vực miếu thờ của hoàng gia như Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân, và quan trọng nhất là Tử Cấm Thành, nơi ăn chốn ở của hoàng thất bao gồm: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa. Ngoài ra còn có các di tích đáng chú ý như: Quốc Tử Giám, Điện Long An, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư Lâu, Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Đàn Xã Tắc và Cửu Vị Thần Công (9 khẩu thần công được đúc dưới thời vua Gia Long, kỷ niệm chiến thắng nhà Tây Sơn của Nguyễn Ánh). Tuy nhiên sau hai cuộc chiến tranh ác liệt hầu như các di tích này đều bị phá hủy hoàn toàn, hiện nay chỉ còn spts lại một số ít, và đang được nhà nước cố gắng khôi phục, trùng tu. Bên cạnh những công trình phục vụ sinh hoạt của hoàng thất thì trong Đại Nội còn đáng chú ý với những lăng tẩm nằm rải rác trong khắp hoàng thành tại những vị trí phong thủy hữu tình, thơ mộng, với lối kiến trúc đậm nét phương Đông: sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… To lớn, khang trang nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo, với vẻ đẹp lai tạp Đông Tây là lăng Khải Định. Tất cả đều là những cảnh điểm đáng để tham quan và chiêm ngưỡng, thể hiện sự vẻ vang, rực rỡ của một hoàng triều tồn tại suốt 143 năm cho đến ngày suy tàn.
Đại Nội kinh thành Huế là một trong những di tích lịch sử quan trọng, biểu trưng cho chế độ quân chủ chuyên chế của nước ta, đồng thời cũng là nơi đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến đã kéo dài hàng ngàn năm trên đất Việt. Mà nếu có một lần được ghé thăm cố đô Huế thì chớ nên bỏ qua quần thể di tích đặc sắc bậc nhất Việt Nam này nhé các bạn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-net-dac-sac-trong-di-tich-thang-canh-cung-dinh-hue-58334n.aspx Bài Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế đã giới thiệu đến các em những nét đặc sắc cơ bản về di tích thắng cảnh cung đình Huế, để tìm hiểu thêm nhiều các di tích khác mời các em tham khảo các bài viết Thuyết minh về Quảng trường Ba Đình, Thuyết minh về chùa Một Cột, Thuyết minh về Thành nhà Hồ, Thuyết minh về chùa Yên Tử.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!