Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí – Thủ thuật
Đề bài: Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí
I. Dàn ý Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”
2. Thân bài
* Tác giả Chính Hữu– Đôi nét về tác giả Chính Hữu+ Sinh năm 1926 mất năm 2007, tên thật là Trần Đình Đắc+ Quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh (nay là huyện Lộc Hà)+ Nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam
– Sự nghiệp và quan điểm sáng tác+ Làm thơ từ năm 1947, viết về người lính và chiến tranh+ Một số bài thơ tiêu biểu: tập thơ “Đầu súng trăng treo”, “Đồng chí”+ Phong cách thơ giản dị, giàu chất hiện thực
– Bài thơ Đồng Chí+ Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông 1947-1948.+ Bố cục: 2 phần:+ Đặc sắc nội dung
– Ca ngợi tình đồng chí đồng đội cao đẹp, chung mục đích, chung lý tưởng và chung ý chí chiến đấu- Thể hiện sức mạnh của tình đồng chí có thể vượt lên mọi gian khổ, chiến thắng mọi kẻ thù.- Đặc sắc nghệ thuật+ Giọng văn dân dã, mộc mạc, gần gũi thủ thỉ tâm tình như kể chuyện+ Sử dụng những câu thành ngữ , điệp từ, hình ảnh chọn lọc+ Sử dụng thành công biện pháp sóng đôi
3. Kết bài
Cảm nhận của em về tác giả Chính Hữu và giá trị của bài thơ “Đồng chí”
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí (Chuẩn)
Đã có không ít những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ trong cách mạng, các cuộc cách mạng đã trở thành cái nôi của nhà văn Việt Nam. Trong số những nhà văn đó không thể không nhắc đến Chính Hữu, nhà văn đã sáng tác những vần thơ đầu tiên trong khi đang tham gia Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông. Lần đầu tiên trong thơ ca cách mạng chúng ta được biết đến cái tên gọi “Đồng chí”, cách gọi gợi lên bao sự thân thương và gắn bó keo sơn, ca ngợi tình cảm đồng đội giữa những người lính bộ đội cụ Hồ.
Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 20 tuổi ông đã gia nhập Trung đoàn Thủ đô, tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sống giữa chiến tranh, giữa những người lính xa nhà, Chính Hữu đã bắt đầu sáng tác thơ, nguyên liệu làm nên thơ của ông cũng chính từ chiến tranh, ông viết nhiều về người lính, chiến tranh. Thơ của Chính Hữu rất mộc mạc, gần gũi, giản dị và giàu chất hiện thực, ông có ít sáng tác nhưng lại là những bài thơ đặc sắc, một số bài tiêu biểu như tập thơ “Đầu súng trăng treo” và “Đồng chí”. Chính Hữu không chỉ là một nhà thơ, một người chiến sĩ mà sau này ông còn là nhà hoạt động cách mạng, nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Với những cống hiến của mình cho cách mạng và văn học nước nhà, năm 2000 Chính Hữu đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Tác phẩm đã ghi dấu tên tuổi của Chính Hữu đó chính là bài thơ “Đồng chí”, bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh Chính Hữu đang cùng đồng đội tham gia Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông, in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”. Bài thơ có bố cục rõ ràng gồm 2 phần, phần thứ nhất nói về cơ sở hình thành nên tình đồng chí giữa những người lính, phần thứ hai nói về tình đồng chí đồng đội, ý nghĩa của tình đồng chí với người lính. Cơ sở để hình thành nên tình đồng chí xuất phát từ sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân, các anh đều vác ba lô ra đi từ những miền quê nghèo “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, tất cả đều là xuất thân từ nông dân, nghèo đói và lam lũ vất vả, mỗi người một phương để rồi chẳng hẹn trước mà trở thành đồng đội. Tình đồng chí của người lính là thứ tình cảm cao đẹp, ở họ có nhiều điểm chung tương đồng, đó là chung một mục đích và lý tưởng chiến đấu, chung một hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, chung một ý chí vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Những người đồng chí không chỉ đồng cam cộng khổ với nhau mà còn chia sẻ, kề vai sát cánh bên nhau, ở nơi chiến trường họ là người thân ruột thịt của nhau, coi nhau như anh em để mà thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chỉ bằng những hiện thực giản dị từ cuộc sống người lính cũng như hiện thực tàn khốc của chiến tranh, bài thơ “Đồng chí” đã mang đến cho người đọc những rung cảm tuyệt vời nhất về tình đồng chí của những người lính, khơi gợi trong chúng ta sự biết ơn tới các chiến sĩ, nhớ về thời gian khổ và chiến đấu anh dũng của quân dân ta. Bài thơ nổi bật với những hình ảnh gần gũi, mộc mạc mang đầy chất hiện thực, kết hợp với giọng thơ tâm tình như kể chuyện, biện pháp sóng đôi cùng thành ngữ đã khiến cho bài thơ có sức ngân vang, để lại dư âm sâu lắng trong lòng độc giả.
Kháng chiến đã trôi qua, có những người đã phải bỏ mạng nơi xứ người, có người may mắn được trở về quê hương, chẳng còn mấy đồng chí đồng đội còn được hội ngộ nhau trong ngày giải phóng. Thế nhưng có một điều chắc chắn rằng tình đồng chí của họ vẫn luôn tồn tại, luôn thôi thúc họ đi tìm nhau, hướng về nhau, giống như tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
-HẾT-
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-tac-gia-chinh-huu-va-bai-tho-dong-chi-58366n.aspx Trên đây là bài Thuyết minh về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí. Để tìm hiểu sâu hơn về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí” các em có thể tham khảo các bài sau đây: Thuyết minh về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Cảm nhận về bài thơ Đồng chí, Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Phân tích hình tượng đầu súng trăng treo trong Đồng chí và hình ảnh ánh trăng trong Ánh trăng.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!