Tỉa Chân Nhang Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo 2023
Rút chân hương hay tỉa chân nhang là một trong những việc quan trọng trong dịp cúng ông Táo cuối năm. Tuy nhiên cho tới ngày nay nhiều người vẫn chưa biết tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo? Bài viết dưới đây của Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương sẽ giải đáp cho các bạn. Cùng theo dõi nhé!
Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo
Điều quan trọng đầu tiên là chúng ta phải biết được Ông Táo là vị thần gì? Ý nghĩa của lễ cung Ông Táo là gì? Cụ thể:
Ông Táo là một trong ba vị thần trông coi việc bếp núc (“Hai ông một bà”). Ngoài ra, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.
Theo truyền thống của ông bà ta, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng về trời chầu Ngọc Hoàng. Đây được xem là lễ cúng truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Do vậy, vào ngày này, dù bận rộn đến đâu thì gia chủ cũng phải chuẩn bị lễ vật và thực hiện lễ cúng để đưa Ông Táo về trời.
Ông sẽ báo cáo những việc tốt và và chưa tốt trong một năm của gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Sau đó, vào đêm giao thừa, Ông Công Ông Táo sẽ trở về trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình. Đây chính là dịp để gia chủ bày tỏ sự thành tâm tạ ơn các vị thần đã che chở và bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong gia đình được bình an, suôn sẻ.
Dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng Ông Táo?
Theo quan niệm, trong 07 ngày Táo quân lên chầu trời thì nơi tọa của các vị thần sẽ bị trống, không ảnh hưởng hay động chạm đến những điềm lành của gia đình.
Tuy nhiên, ông bà ta quan niệm rằng: Bàn thờ là nơi linh thiêng, tập trung nhiều năng lượng tốt và phúc đức cho gia đình. Do đó, việc lau dọn có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp.
Rút chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
Tỉa chân nhang hay còn gọi là tỉa chân hương. Đây là nghi thức không thể thiếu trong phong tục thờ cúng gia sư tiên cũng như các vị thần.
Thông thường, tỉa chân hương được các gia chủ thực hiện vào thời điểm cuối năm, gắn liền với lễ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp, trong một loạt các nghi thức chuẩn bị kết thúc năm cũ, chuyển mình qua năm mới.
Theo truyền thống của người Việt Nam, bát hương trên bàn thờ là vật phẩm “bất khả xâm phạm”. Điều này được giải thích là do quý gia chủ sợ ảnh hưởng đến sự may mắn và phạm phải nhiều điều không hay. Do vậy, gia chủ chỉ thực hiện rút tỉa chân nhang vào những dịp quan trọng mà thôi.
Như vậy, “Rút tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Ông Táo?”. Câu trả lời cụ thể như sau:
→ Theo các chuyên gia tâm phong thủy tâm linh thì việc rút tỉa chân nhang nên thực hiện SAU khi cúng Ông Táo là đúng nhất. Vì khi Ông Táo đã về chầu trời thì dọn tỉa bát hương sẽ không phạm phải điều gì cả.
Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, chúng ta đã và đang dần đơn giản hóa các quy chuẩn của ông bà ta ngày xưa. Ngày nay, việc rút tỉa chân hương gia đình nên được thực hiện vào một ngày tốt nào đó trong tháng chạp là được.
Hướng dẫn cách rút tỉa chân nhang cúng ông Táo
Nếu bạn không biết cách rút chân nhang thì có thể mời thầy về thỉnh nhưng thông thường các gia chủ muốn tự làm để thể hiện đầy đủ thành ý với ông Táo. Trước khi tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ thì chuẩn bị những vật dụng sau:
- Khăn sạch.
- Nước sạch.
- Giấy sạch.
- Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
- 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).
- Chậu sạch.
Trước khi tiến hành tỉa chân nhang cúng ông táo, gia chủ thắp hương và xin phép tổ tiền, các vị thần cho phép gia chủ được dọn dẹp. Quá trình rút chân nhang, bạn nên dọn dẹp từ trên xuống. Hoa quả giả bạn hạ xuống đi rửa lại hoặc có thể thay mới.
Đầu tiên, bạn cần trải giấy trắng và hạ từng chút món vật trên bàn thờ, khi đặt xuống giấy bạn thật nhẹ nhàng hạ xuống mọi lễ vật và hạn chế tối đa khi đụng chạm đến bát hương. Sau khi đã nhổ chân hương thì gia chủ lấy thì thìa nhỏ xúc tàn hương và nén lại cho thật gọn gàng.
Tiếp theo đổ nước ngũ hương hoặc rượu vào chậu sạch, nhúng khăn sạch vào chậu để lau lư hương và bàn thờ. Nếu trên bàn thờ có 3 bát hương thì sẽ lau dọn theo thứ tự: ở giữa, bên trái và bên phải. Như vậy, việc rút chân hương đã hoàn tất thì bạn sắp xếp lại các món vật lên lại bàn thờ và thắp hương vái như báo với tổ tiên, thần linh công việc rút chân hương dọn bàn thờ đã hoàn tất.
Quy tắc rút tỉa chân nhang cúng ông Táo
Bát hương ông Táo là ngôi nhà chung của 3 vị Táo Quân, vì vậy việc rút chân hương dọn dẹp bàn thờ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ những quy tắc nhất định:
- Người thực hiện rút tia ăn mặc lịch sự và thắp hương cầu xin trước rút.
- Khi có xê dịch tượng Phật, bát hương, bài vị,…nhớ đặt lại vị trí ban đầu và sám hối sau khi đã lau xong.
- Trong quá trình lau bài vị, bát hương phải giữ cố định rồi lấy khăn sạch lau.
Trên đây là những kiến thức mà Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương đã chia sẻ đến quý khách, hy vọng rằng quý khách đã có được câu trả lời về tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo và hiểu thêm về ngày cúng ông Táo của dân tộc.
Thờ cúng là nét văn hoá tâm linh của người Việt và nếu quý khách là người chưa có kinh nghiệm thì liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900 3010 hoặc Fanpage
>>> THÔNG TIN BỔ ÍCH Ở ĐÂY!
Cách bày mâm cúng ông Công ông Táo
Bài văn khấn cúng đưa ông Táo về trời
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!