Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn

* Thuật ngữ khác (tên gọi khác) của điếcnghe kém.

* Nghe kém (điếc) là tình trạng suy giảm khả năng nghe so với ngưỡng nghe bình thường.

* Cấu trúc giải phẫu bình thường của cơ quan thính giác bao gồm:

– Hệ thống dẫn truyền âm:

  • Tai ngoài: Vành tai, ống tai ngoài.
  • Tai giữa: Màng nhĩ, hòm nhĩ (trong hòm nhĩ chứa hệ thống xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp và cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục), vòi Eustachi, các tế bào xương chũm.

– Hệ thống tiếp nhận âm:

  • Tai trong: Ốc tai có nhiệm vụ chuyển các rung động cơ học của âm thanh thành các xung điện sau đó sẽ được truyền tới dây thần kinh thính giác nằm trong ống tai trong.
  • Dây thần kinh thính giác nằm trong ống tai trong có nhiệm vụ dẫn truyền xung thính giác từ ốc tai vào thân não để lên vỏ não.

Điếc dẫn truyền và điếc tiếp nhận

* Tai người nghe bằng cả hai đường, đường khí và đường xương nhưng chủ yếu là nghe bằng đường khí.

– Đường dẫn truyền sóng âm từ không khí qua vành tai, ống tai ngoài, màng nhĩ, theo chuỗi xương con vào dịch tai trong gọi là đường dẫn truyền khí.

– Dẫn truyền đường xương: Xương sọ rung động do kích thích âm, các kích thích này không đi theo đường tai ngoài, tai giữa nhưng trực tiếp kích thích lên dịch tai trong và dẫn truyền theo đường mô tả trên.

Đọc thêm:  TOP 18 bài thuyết minh về Vịnh Hạ Long hay nhất - Văn 8

* Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh có tần số từ 20 – 20000Hz

* Để xác định nghe kém ta cần thực hiện:

– Đo sức nghe đơn giản: Đo bằng tiếng nói (tiếng nói thầm, tiếng nói thường), đo bằng âm thoa , đo bằng dụng cụ đơn giản (trống, còi, chuông, mõ).

– Đo sức nghe hoàn chỉnh: Còn gọi là đo Thính lực đơn âm (là tìm ngưỡng nghe tức là cường độ âm thanh tối thiểu để có thể nghe được âm đơn ở các tần số khác nhau, theo đường khí và đường xương của từng tai để lập nên Thính lực đồ) bằng thiết bị, máy móc chuyên ngành.

* Ngày nay đo sức nghe bằng máy (đo thính lực đơn âm) được phổ cập và ứng dụng rộng rãi trong chuyên ngành Tai Mũi Họng để chẩn đoán, phân loại và xác định mức độ nghe kém của một bệnh nhân trên lâm sàng

* Người bình thường: Ngưỡng nghe đường xương và đường khí ⩽ 20 dB ở tất cả các tần số đo trên bảng thính lực đồ

* Phân loại nghe kém: Theo dạng các biểu đồ đường khí và đường xương của Thính lực đồ, nghe kém được chia làm 3 loại:

– Nghe kém truyền âm (Nghe kém dẫn truyền)

– Nghe kém tiếp âm (Nghe kém tiếp nhận)

– Nghe kém hỗn hợp

* Nghe kém dẫn truyền: Là nghe kém với ngưỡng nghe đường xương bình thường ⩽ 20dB, ngưỡng nghe đường khí tăng trên 20dB.

Đọc thêm:  Cách đổi hướng trang trên Google Docs - Đổi trang dọc hay ngang

* Nghe kém tiếp nhận: Là nghe kém với ngưỡng nghe đường khí và đường xương đều tăng trên 20dB nhưng đường khí đạo và cốt đạo luôn đi song hành nhau, ở từng tần số khoảng Rinne không vượt quá 10dB .

* Nghe kém hỗn hợp: Là ngưỡng nghe đường xương và đường khí đều tăng trên 20 dB nhưng ở từng tần số khoảng Rinne > 10dB.

* Phân độ nghe kém: Dựa vào sự suy giảm ngưỡng nghe ở các mức độ khác nhau trên Thính lực đồ, ta phân nghe kém thành 4 mức độ:

  • Nghe kém mức độ nhẹ: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 20dB đến 40dB
  • Nghe kém mức độ trung bình: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 40dB đến 70dB
  • Nghe kém mức độ nặng: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 70dB đến 90dB
  • Nghe kém sâu: Ngưỡng nghe nằm trong khoảng trên 90dB đến 120dB

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button