Phó giáo sư là gì? Tiêu chuẩn, quy trình phong hàm phó giáo sư?
Chức danh phó giáo sư là một cấp bậc cao của các cán bộ giảng dạy của một cơ sở giáo dục đại học có liên quan. Hiện nay, chức danh này được coi là vị trí có thời hạn trong trường đại học. Các phó giáo sư trên thực tế đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nghiên cứu trong một chuyên ngành cụ thể cũng như chính là người giảng dạy và truyền tải thông tin trực tiếp tới sinh viên.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Phó giáo sư là gì?
Phó giáo sư thấp hơn một bậc so với chức danh giáo sư đầy đủ. Ở các nước trên thế giới nói chung, chức vụ phó giáo sư này còn được gọi là người đọc. Phó giáo sư cũng chính là người đã có bằng Tiến sĩ và các đối tượng này đã có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu đáng kể nhưng các phó giáo sư lại chưa có thâm niên lâu dài giống như một giáo sư.
Chức danh trợ lý giáo sư là yêu cầu đầu vào để các học giả tham gia vào đội ngũ cán bộ của một trường đại học, thấp hơn một chức vụ phó giáo sư. Trong một số bối cảnh cụ thể thì các phó giáo sư cũng được trao quyền bỏ phiếu trong việc ra quyết định ở viện trực thuộc, ví dụ cụ thể như ở Mỹ. Ở đa số các quốc gia trên thế giới, các phó giáo sư đóng một vai trò tích cực trong việc giảng dạy. Thực tế thì bản thân các sinh viên thích giáo sư. Với kinh nghiệm, các phó giáo sư cũng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong một viện. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là trách nhiệm và vai trò công việc của các đối tương là những phó giáo sư cũng sẽ có thể khác nhau giữa các quốc gia hoặc từng cơ quan.
Phó giáo sư trong tiếng Anh là: Asscociate Professor.
2. Tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư:
Theo quy định cụ thể tại Quyết định 25/2020/QĐ-TTg, ngoài việc các ứng viên cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư được quy định tại Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg thì các ứng viên chức danh phó giáo sư còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được nêu sau:
– Các đối tượng là những ứng viên giữ chức danh phó giáo sư sẽ cần phải có bằng tiến sĩ đủ 03 năm trở lên kể từ ngày ký quyết định cấp bằng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
– Các ứng viên chức danh phó giáo sư phải có ít nhất 06 năm, trong đó phải có 03 năm cuối liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
Đối với các ứng viên không đủ 06 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định này thì phải có ít nhất gấp hai lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.
– Quy định về việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học.
Các ứng viên chức danh phó giáo sư sẽ cần phải là tác giả chính đã công bố được ít nhất 03 bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế.
Đối với các ứng viên chức danh phó giáo sư không đủ công trình khoa học quy định tại điểm này thì phải có ít nhất 02 trong số các công trình nêu trên và 01 chương sách phục vụ đào tạo do một nhà xuất bản có uy tín trên thế giới xuất bản hoặc có ít nhất 02 trong số các công trình nêu trên và 01 sách chuyên khảo do một nhà xuất bản có uy tín xuất bản.
– Các ứng viên chức danh phó giáo sư phải chủ trì thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên. Ứng viên không thực hiện đủ nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại khoản này thì được thay thế bằng 01 bài báo khoa học hoặc một trong số các công trình: Bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế.
– Các ứng viên chức danh phó giáo sư phải hướng dẫn ít nhất 02 học viên được cấp bằng thạc sĩ hoặc hướng dẫn chính hoặc phụ ít nhất 01 nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ.
Đối với ngành khoa học sức khỏe, hướng dẫn 01 học viên bảo vệ thành công luận văn chuyên khoa hoặc bác sĩ nội trú được tính như hướng dẫn 01 học viên được cấp bằng thạc sĩ; ứng viên không hướng dẫn đủ học viên hoặc nghiên cứu sinh quy định tại khoản này thì được thay thế bằng công trình khoa học quy đổi.
Hướng dẫn 01 học viên được cấp bằng thạc sĩ được thay thế bằng 01 trong số các công trình cụ thể được nêu sau đây: Bài báo khoa học; bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; sách phục vụ đào tạo; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc tế.
– Bài báo khoa được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.
Cần lưu ý đối với các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học quân sự và ngành Khoa học an ninh liên quan đến bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được thay thế bằng các bài báo thay thế.
– Các ứng viên chức danh phó giáo sư phải có phải có ít nhất 10,0 điểm công trình khoa học quy đổi, trong đó:
+ Cần phải có ít nhất 2,5 điểm công trình khoa học được thực hiện trong 03 năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
+ Đối với các ứng viên thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, lĩnh vực khoa học sức khỏe phải có ít nhất 6,0 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học, bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.
+ Còn đói với các ứng viên thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao phải có ít nhất 4,0 điểm công trình khoa học tính từ các bài báo khoa học hoặc giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.
Như vậy, từ những phân tích được nêu trên thì các ứng viên phó giáo sư cũng sẽ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể được nêu cụ thể bên trên theo đúng quy định của pháp luật. Phó giáo sư là một chức danh cao quý và được tôn trọng nên việc ban hành các tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh này là vô cùng cần thiết và để nhằm mục đích đề cao những chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực của họ.
3. Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư:
Về cơ bản thì quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cũng giống với quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư. Cụ thể:
– Đầu tiên, đối với việc đăng ký và nộp hồ sơ, nhà giáo thuộc biên chế của các cơ sở giáo dục đại học, nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, đăng ký và nộp hồ sơ tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở đó. Nhà giáo thuộc các đơn vị, nơi không có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở thì đăng ký tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
– Sau khi hồ sơ được gửi, Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở thẩm định để nhằm mục đích xác nhận mỗi hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư phải được ít nhất 3 giáo sư hoặc phó giáo sư cùng ngành chuyên môn với người đăng ký thẩm định, đánh giá, nhận xét bằng văn bản.
– Sau đó thì Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở sẽ trao đổi công khai về các ý kiến của những người thẩm định, đánh giá và kết luận đối với từng hồ sơ; nghe từng người đăng ký xét chức danh trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và báo cáo kết quả đào tạo; xác định trình độ ngoại ngữ của từng người.
– Sau khi thảo luận và thông qua danh sách người đăng ký đủ điều kiện đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở sẽ biểu quyết bằng phiếu kín.
– Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở sẽ tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, lấy xác nhận của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, gửi kết quả xét và toàn bộ hồ sơ của các ứng viên lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cùng lúc đó thì sẽ thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Sau khi nhận được toàn bộ hồ sơ, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước sẽ phân loại và chuyển cho các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành. Quy trình thẩm định hồ sơ và xét công nhận tiêu chuẩn chức danh tại Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành cũng giống như ở cấp cơ sở. Sau đó, Hội đồng ngành, liên ngành sẽ báo cáo kết quả và chuyển lại toàn bộ hồ sơ cho Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Trải qua đầy đủ các bước được nêu cụ thể bên trên, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức thẩm định kết quả xem xét của các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành, quyết nghị bằng phiếu kín công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư cho các nhà giáo.
Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ nghị quyết của hội đồng để ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho các nhà giáo.
Trình tự bổ nhiệm chức danh phó giáo sư:
Thứ nhất thì cơ sở giáo dục đại học thông báo công khai số lượng phó giáo sư ở các ngành mà đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên trong cơ sở do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định. Nhà giáo có nguyện vọng được bổ nhiệm chức phó danh giáo sư sẽ nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục đại học.
Sau đó, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh phó giáo sư, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở, ra quyết định bổ nhiệm chức danh phó giáo sư cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, rồi báo cáo lên thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các phó giáo sư đã được bổ nhiệm. Định kỳ 3 năm một lần, thủ trưởng sẽ cần phải thực hiện rà soát, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các phó giáo sư để có thể từ đó xem xét việc giao nhiệm vụ tiếp theo.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!