Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan
VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ nổi tiếng; thơ của bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu. Dù thân phận nữ nhi song, bà huyện thanh quan thể hiện tài năng của mình không thua kém bất cứ bậc nam nhân nào. Sở trường của bà là thơ Nôm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự.
Giáo sư Dương Quảng Hàm đã từng ca tụng về tài năng thi phú của Bà Huyện Thanh Quan như sau “Những bài thơ Nôm của bà phần nhiều là tả cảnh, tỏ tình, nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là một người có tính tình đoan chính, thanh tao, một người có học thức thường nghĩ ngợi đến nhà, đến nước. Lời văn rất trang nhã, điêu luyện”
Hãy cùng VnDoc tìm hiểu về thân thế cuộc đời, sự nghiệp sáng tác thơ, phong cách thơ cũng như những tác phẩm nổi tiếng của bà được đưa vào giảng dạy trong chương trình học môn Ngữ văn.
Tóm tắt lý lịch Bà Huyện Thanh Quan
Nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan sinh ngày ?-?-1805 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) trâu (Ất Sửu 1805). Bà Huyện Thanh Quan xếp hạng nổi tiếng thứ 598 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.
Tiểu sử nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Cha bà đỗ thủ khoa năm 1783, là một cựu thần nhà Lê. Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích – một tiến sĩ đời nhà Lê và là bạn thân của thi hào Nguyễn Du. Bà thắm duyên với ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi), người làng Nguyệt áng, huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan.
Bà nổi tiếng là một nữ sĩ học rộng, tài cao, từng được vua Tự Đức (có thuyết là vua Minh Mạng) mời vào làm “Cung trung giáo tập” dạy học cho các cung phi và công chúa.
Năm 1847, sau khi chồng mất, bà xin phép về quê nghỉ hưu và đưa bốn con nhỏ từ Huế về sống tại quê nội ở làng Nghi Tàm ở như vậy cho đến hết đời.
Bà đã để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật, miêu tả phong cảnh đất nước như: Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Chùa Trấn Bắc,… Qua những bài thơ chạnh lòng thương tiếc trước cảnh bể dâu với quá khứ vàng son của triều nhà Lê đã đi qua này, nhiều nhà phê bình văn học đã xếp thơ của bà vào khuynh hướng hoài cổ.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích.
Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ nổi tiếng; thơ của bà điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu. Sở trường của bà là thơ Nôm với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ của bà thể hiện lòng yêu mến phong cảnh thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự. Trong sự nghiệp thi ca, bà sáng tác không nhiều, một số bài thơ như:
- Chiều hôm nhớ nhà
- Tức cảnh chiều thu
- Thăng Long thành hoài cổ
- Qua chùa Trấn Bắc
- Qua Đèo Ngang
- Cảnh đền Trấn Võ
- Cảnh Hương sơn
Bà Huyện Thanh Quan thời trẻ
Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan từng được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung.
Cuộc sống gia đình Bà Huyện Thanh Quan
Cha bà là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là vợ của ông Lưu Nghị, ông từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi). Bà sinh được 4 người con. Sau này khi chồng mất bà cùng 4 người con sinh sống ở phố Nghi Tàm cho đến hết cuộc đời.
Tác phẩm Qua Đèo Ngang
- Soạn bài Qua đèo Ngang
- Soạn bài Qua đèo ngang ngắn gọn
- Phân tích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
- Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
- Tâm trạng của tác giả trong bài thơ Qua đèo ngang
- Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!