Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Chế Lan Viên – Reader

Mặc dù đã từ biệt cõi đời từ rất lâu thế nhưng thơ ca của ông vẫn luôn sống trong lòng bạn đọc, những tác phẩm ông để lại có giá trị muôn đời. Hãy cùng tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp thơ cả của Chế Lan Viên trong bài viết dưới đây nhé!

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Duy
  • Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Thi
  • Văn học cách mạng – Thời kỳ của một nền văn học vị con người

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Chế Lan Viên

1. Tiểu sử

Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 (tức ngày 9 tháng 9 năm Canh Thân) tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.

Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của “Trường Thơ Loạn”. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.

Đọc thêm:  Cách cài, thêm phông chữ tiếng Việt cho Photoshop

Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa – giáo dục của quốc hội.

Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 68 tuổi.

Đọc thêm:  300+ cách đặt tên hay cho con gái mệnh Thổ cực may mắn

Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.

2. Phong cách sáng tác

Trước cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm.” Những tháp Chàm “điêu tàn” là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Sau Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Chế Lan Viên đi theo một hướng khác, đó là thơ ca của ông đến gần hơn với quần chúng nhân dân. Thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, mang tính thời sự. Thời kì sau 1975, thơ của ông lại dần trở về với đời sống, sự trăn trở trong cái “tôi”.

Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết vào năm 1960 và in trong tập Ánh sáng và phù sa. Đó là thời điểm miền Bắc sau những tháng năm kháng chiến thắng lợi. Trong hoàn cảnh đó, bài thơ đã được ra đời “Tiếng hát con tàu” góp phần làm đẹp bộ phận thơ viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ thể hiện cái nhìn đầy mới mẻ của Chế Lan Viên về cuộc đời, con người. Và có lẽ tác phẩm còn khiến cho người đọc gần gũi bởi màu sắc triết lí, sự gần gũi. Ai cũng đều nhận thức được cho mình con đường đi đến hòa bình và cuộc sống mới.

Đọc thêm:  Soạn bài Tràng Giang (Huy Cận) | Soạn văn 11 hay nhất

3. Một số tác phẩm tiêu biểu

Điêu tàn, Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường – Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, Ngày vĩ đại, Hoa trước lăng Người, Dải đất vùng trời,…

4. Vinh danh

Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996)

5. Nhận định

Thành tựu nghệ thuật Chế Lan Viên đã đạt được trong quá trình sáng tạo chính là những đóng góp lớn lao đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung.

Chế Lan Viên là nhà thơ luôn có sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ông luôn biết kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền văn chương và nhân loại để mang lại cho tác phẩm của mình một vẻ đẹp riêng. Ông có sự nhận thức sâu sắc về chức năng của văn chương và sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ đối với cuộc sống.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ Reader!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button