Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương

Không chỉ được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương còn được biết đến là “nhà thơ có một không hai trong lịch sử Văn học dân tộc” Thơ của bà luôn tạo được nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Ngày hôm nay, Sách Hay 24h sẽ đem đến cho bạn bài viết tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ cả của Hồ Xuân Hương.

  • Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Huy Cận
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam
  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu
  • Phong vị dân gian trong các tác phẩm của Nguyễn Bính
  • Giá trị hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương

1. Tiểu sử

Tiểu sử về nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương theo trích lược thông tin trên trang Wikipedia viết: “Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香, 1772 – 1822) sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi” Ở phần tiểu sử, trang nêu khá ngắn gọn: “Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ”.

Những tác phẩm của bà đa số đều viết bằng chữ Nôm. Hồ Xuân Hương từng được nhà thơ Xuân Diệu suy tôn là “Bà chúa thơ Nôm”. Được sinh ra trong một gia đình phong kiến suy tàn cùng hoàn cảnh sống đã giúp bà tiếp cận được với cuộc sống của nhiều người lao động nghèo và bà hiểu hơn hết tâm trạng của những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội. Là một người phụ nữ tài hoa thế, có cá tính mạnh thế nhưng cuộc đời của bà vô cùng bất hạnh. Hồ Xuân Hương có hai đời chồng, hai lần đều làm lẽ và không hạnh phúc. Cuộc đời của bà vô cùng nhiều sóng gió thế nên những câu thơ như một lời tâm sự về cuộc đời của người phụ nữ tài hoa mà bất hạnh.

Đọc thêm:  Sóng vô tuyến là gì? Ứng dụng của các loại sóng vô tuyến

Có thể nói tiểu sử và thân thế của Hồ Xuân Hương hiện nay vẫn gây tranh cãi rất lớn, có nhiều người cho rằng những bài thơ của Hồ Xuân Hương là do nhiều người sáng tác chứ không có bất cứ Hồ Xuân Hương nào ở đây. Tư liệu cuộc đời ít ỏi xung quanh nhiều tranh cãi thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận những giá trị trong thơ của bà mang lại cho độc giả.

2. Phong cách sáng tác

Những bi kịch trong cuộc đời đã giúp Hồ Xuân Hương trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ. Những sáng tác của bà chủ yếu xoay quanh người phụ nữ và nhận được rất nhiều sự đón nhận từ độc giả. Nó tạo nên tên tuổi và vị trí của bà trong nền văn học Việt Nam.

Thơ của Hồ Xuân Hương còn mang tính chế giễu, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ. Một giọng thơ mang đậm tính hiện thực, đó là tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, muốn hòa mình cùng thiên nhiên. Là sự khát khao trong cuộc sống mong muốn thoát khỏi chế độ phong kiến khắc nghiệt. Cảnh vật trong thơ của bà luôn giàu sức sống và tươi mới.

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

Đọc thêm:  Tiểu sử Việt Hương - Nữ danh hài được yêu thích hàng đầu hiện nay

Có thể nói thơ của Hồ Xuân Hương là một dòng thơ mang tính đấu tranh mạnh mẽ với chế độ phong kiến lạc hậu lúc bấy giờ. Nổi bật trong phong cách sáng tác của bà là sự đồng cảm với những số phận bất hạnh, sự khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương có bài thơ Tự tình, là tiếng nói của những thân phận, những khao khát của một kiếp người thấp cổ bé họng. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc, mãnh liệt, khát khao sống tự do và hạnh phúc của người phụ nữ. Tự tình còn là nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình, bà khao khát có được hạnh phúc, được yêu thương từ bậc quân tử.

Tiểu Sử Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hồ Xuân Hương

3. Tác phẩm tiêu biểu

Bánh trôi nước, Tự tình, Vịnh cái quạt, Cảnh thu, Vấn nguyệt, Động hương tích, Họa nhân, Đá ông bà chồng, Duyên kỳ ngộ, Hỏi trăng, Hương đình cổ nguyệt thi tập, Núi Ba Đèo, Hữu cảm, Vịnh hằng nga, Tát nước, Tặng tình nhân, Mời khách ăn trầu,…

4. Ghi danh và tưởng nhớ về Hồ Xuân Hương

Ngày nay, tại có thành phố ở Việt Nam có rất nhiều con đường mang tên Hồ Xuân Hương. Tên của bà còn được lấy để đặt cho một hồ nước ở trung tâm Đà Lạt.

Tác phẩm “Bánh trôi nước” của bà được lấy để dạy môn Ngữ văn cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam.

Đọc thêm:  Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết - OKXE

Tác phẩm “Tự tình II” của bà được lấy để dạy môn Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông tại Việt Nam.

Tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội,… sinh viên chuyên ngành Văn học Việt Nam được học bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Ngoài ra một số tác phẩm của Hồ Xuân Hương đã được dịch sang Tiếng Anh.

5. Nhận định về Hồ Xuân Hương

Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ khác thường. – Lê Trí Viễn

Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ. – Một nhà thơ nước ngoài

Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình cảm. – Xuân Diệu

Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ Sách Hay 24H, sắp tới chúng mình sẽ cho ra thêm nhiều bài viết chất lượng hơn hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button