Thân thế và sự nghiệp của Danh nhân Nguyễn Công Trứ

UY VIỄN TƯỚNG CÔNG NGUYỄN CÔNG TRỨ

(1778-1858)

Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong gia đình Nho học. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai bốn tuổi, làm đến chức Tri Phủ. Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, quê ở xứ Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Nguyễn Công Trứ nổi tiếng là người thông minh, ham học, có chí và rất hăm hở lập công danh. Nguyễn Công Trứ nhiều lần đi thi nhưng mãi đến năm 41 tuổi mới thi đậu Giải nguyên và được bổ làm quan. Từ đây bắt đầu thời kì làm quan đầy sóng gió của ông. Trong suốt 28 năm làm quan, có những lúc ông từng giữ đến những chức quan lớn như: Tham tán đại thần, Tổng đốc Đông, Phủ doãn Thừa Thiên… nhưng cũng có khi ông bị bắt đi làm lính thú ở biên thùy. Dù ở cương vị nào, ở đâu, lúc thăng lúc giáng thì Nguyễn Công Trứ vẫn luôn là một trung thần, luôn là người dám nghĩ dám làm, dám sống, vượt lên trên tầm mức và khuôn thước của thời đại. Nhắc đến Nguyễn Công Trứ là nhắc đến một phong cách phóng khoáng, ngang tàng, tự do tự tại.

Từ khi được nghỉ hưu (1848), Nguyễn Công Trứ sống gắn bó với quê nhà – làng Uy Viễn – Nghi Xuân và Rú Nài, nay thuộc thành phố Hà Tĩnh. Truyền thống văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán, nhất là các sinh hoạt nghệ thuật thuyền thống của quê hương như ca trù Cổ Đạm, phường vải Trường Lưu… đã in đậm dấu ấn trong con người và thơ văn của ông.

Đọc thêm:  Mẫu biên bản đại hội chi bộ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Nguyễn Công Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ, tức ngày 7 tháng 12 năm 1858, hưởng thọ 81 tuổi. Triều đình đã tổ chức chịu tang với lời điếu của vua ban: “Tả hữu nghi văn nghi võ/ Tử sinh danh tướng danh thần”.

Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một người say mê hoạt động. Trong tâm khảm của mình, lúc nào cũng hằn lên câu hỏi lớn:

“ Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Trong cuộc trần ai ai dễ biết

Rồi ra mới biết mặt anh hùng”

(Đi thi tự vịnh)

“ Chí những toan xẻ núi lấp sông

Làm nên đấng anh hùng đâu đây tỏ”

(Chí khí anh hùng)

Với lí tưởng cao cả đó, Nguyễn Công Trứ đã để lại sự nghiệp lẫy lừng trên nhiều lĩnh vực:

Về chính trị: Gần 30 năm làm quan trong triều, giữ nhiều chức vụ khác nhau, với lí tưởng của người quân tử trong Nho giáo, Nguyễn Công trứ đã hết lòng phụng sự triều đình, yêu thương con dân. Đối với thôn xã, ông đã đưa ra năm quy ước nhằm hướng nhân dân vào trong khuôn khổ, khiến mọi người tự có ý thức đối với mình hơn trong làng xã, biết thương yêu và bảo vệ nhau. Đồng thời đã đề nghị lên triều đình và vua nhà Nguyễn rất nhiều vấn đề trong đó có năm bản điều trần với mục tiêu cải cách xã thôn là nhằm nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, và tăng cường dân vệ.

Đọc thêm:  Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND

Về kinh tế: Sự nghiệp về kinh tế của ông như một kỳ tích, thu được nhiều thắng lợi to lớn. Trong những việc ông làm, có ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là công cuộc khẩn hoang. Ông hướng dẫn nông dân khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình, lập nên hai huyện Tiền Hải và Kim Sơn. Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven bờ biển tỉnh Quảng Yên, Hải Dương, ông đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những thắng lợi trong lĩnh vực kinh tế của ông đã đem lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn người nông dân.

Về quân sự :Trong các hoạt động quân sự tài ba của Nguyễn Công Trứ không thể không nhắc đến nghệ thuật thủ dụ nhân dân. Một trong những đóng góp to lớn trên lĩnh vực quân sự của Nguyễn Công Trứ là giúp triều đình “an dân”. Nguyễn Công Trứ có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Phương ở Thanh Hoá…

Về văn chương: Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ có vị trí đáng kể.Nguyễn Công Trứ sáng tác khá nhiều nhưng hiện chỉ còn lưu lại khoảng 150 bài. Sự nghiệp văn chương, thơ phú của ông rất độc đáo. Thơ ông rất mộc mạc, chân thành, thoải mái và phóng túng, không theo một khuôn mẫu sẵn có, là nơi ký thác tâm hồn mình, gửi gắm chí nam nhi, nợ tang bồng, với lý tưởng và khát vọng lớn lao nhưng cũng đầy thực tế.

Đọc thêm:  Mẫu đơn xin cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công mới nhất

Ông là người có đóng góp mới mẻ cho văn học với thể hát nói. Từ những bài hát ả đào, Nguyễn Công Trứ đã mở rộng và nâng lên thành thể thơ phóng túng, được xem là người mở màn cho thể hát nói.

Cụ Nguyễn được triều đình phong tước hiệu là Uy Viễn tướng công, được đánh giá là con người kinh bang tế thế, văn võ song toàn, từ đánh dẹp giặc giã, khai hoang lập ấp, cho đến chánh chủ khảo trường thi, hội chủ hát ả đào,… việc gì ông cũng trọn vẹn, với một tư thế thung dung, có người kính phục gọi ông là Hoàng Độc Thi Nhân (Đào Tấn), hoặc như lời của giáo sư Lê Thước “Nước ta có một bậc vĩ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có được một bậc vĩ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm, nên tượng đồng bia đá hay sao”?

BAN BIÊN TẬP

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button