Hoàng Phủ Ngọc Tường cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn tài hoa và nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Nhà văn đã khéo léo, tinh tế gửi những tình cảm sâu sắc về đất nước và gia đình thông qua những tác phẩm của mình, nhất là xứ Huế thân từng gắn bó máu thịt với mình. Nét độc đáo trong các sáng tác văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường là sự kết hợp thông minh, sáng tạo giữa chất trí tuệ và trữ tình kết hợp với lối hành văn hướng nội cuốn hút, hấp dẫn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, mời bạn cùng Bigone tham khảo ngay bài viết này nhé!

1. Tiểu sử cuộc đời Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế. Tuy nhiên, quê gốc của nhà văn ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thời niên thiếu ông sinh sống và học hết bậc trung học tại Huế. Sau khi học hết bậc trung học, tác giả di chuyển vào TP. HCM để học tại trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1960, Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp khoá I ban Việt Hán và năm 1964 nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy học tại trường Quốc Học Huế. Sau đó, nhà văn chia xa gia đình để lên chiến khu, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thông qua hoạt động văn học nghệ thuật vào năm 1966 – 1975. Đến Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Bằng chính sự tài năng và tâm huyết của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Đồng thời, nhà văn còn giữ nhiều chức vụ quan trong như: tổng thư ký, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng thư kí Liên minh các lực lượng dân tộc hay tổng biên tập Tạp chí Cửa Việt.

Đọc thêm:  Bên trong hố đen là gì? Trái đất có thể bị một hố đen nuốt chửng

Tiểu sử cuộc đời Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường có những đóng góp lớn cho kho tàng nền văn học Việt nên vào năm 2007, tác giả đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một trong những bút ký hay nhất. Bên cạnh đó, nhà văn còn được nhân giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô Huế và giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất.

Vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường tên là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khá nổi tiếng và có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Cả hai có hai cô con gái tên là Hoàng Dạ Thư và Hoàng Dạ Thi đã nối tiếp sự nghiệp văn chương của cha mẹ.

Phu nhân của ông là Lâm Thị Mỹ Dạ – bà cũng là một nhà thơ khá nổi tiếng và có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Nối tiếp sự nghiệp văn chương của ông bà là hai cô con gái là Hoàng Dạ Thư làm việc tại NXB Trẻ và Hoàng Dạ Thi từng làm thơ, viết văn, hiện đã định cư tại Mỹ. Từ năm 2012 đến nay, gia đình nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đang cư ngụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Hoàng Phủ Ngọc Tường

2. Sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường sở hữu phong cách nghệ thuật hướng nội, súc tích kết hợp với tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác cùng chất Huế quyến rũ. Hoàng Phủ Ngọc Tưởng nổi tiếng với một số tác phẩm thuộc thể loại bút ký như:

  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971)
  • Rất nhiều ánh lửa (1979)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986)
  • Bản di chúc của cỏ lau (1984)
  • Ngọn núi ảo ảnh (1999)
  • Trong mắt tôi (2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (2001)
Đọc thêm:  5201314 là gì? 20215201314 là gì? Thường ... - Chanh Tươi Review

Sự nghiệp văn học của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bên cạnh thể loại bút ký, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn sáng tác thơ và nhận được nhiều sự yêu thích bởi có nhiều độc đáo, sáng tạo với vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm cùng những suy ngẫm về lẽ sống, cái chết,… từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn người đọc. Tác giả nổi tiếng với các bài thơ gây dấu ấn sâu sắc, mạnh mẽ như: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1992) và Dạ khúc.

Ngoài ra, Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác ở một số tác phẩm thuộc thể loại nhàn đàm như:

  • Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)

Sự nghiệp văn học Hoàng Phủ Ngọc Tường

Với tài năng của mình và nhiều đóng góp nổi bật cho nền văn học Việt Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận một số giải thưởng danh giá như:

  • Giải thưởng Nhà nước về văn hóa nghệ thuật năm 2007.
  • Giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam: “Rất nhiều ánh lửa” (1980 – 1981).
  • Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam các năm 1999 và 2008.
  • Giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Cố đô (1998-2003)…
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Chế Lan Viên tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất (2015).

3. Kết luận

Được biết đến là một nhà văn của những dòng sông đầy mộng mơ nên sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như dòng sông luôn chăm chỉ và miệt mài hoạt động, sáng tác không nghỉ ngơi để đóng góp những cho nền văn học Việt Nam nói chung cũng như văn học thế giới nói riêng với những áng văn thơ đầy giá trị, ý nghĩa.

Đọc thêm:  Daesang là gì? Daesang gồm những giải nào? - META.vn

Ngoài ra, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút ký chuyên nghiệp của văn học Việt Nam bởi những giá trị quý báu mà nhà văn gửi gắm qua mỗi tác phẩm. Ông đã thắp lên trong lòng người đọc niềm trân trọng và biết ơn quê hương xứ sở và những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của đất nước mình, đồng thời thành công trong việc khẳng định tên tuổi của mình.

Xem thêm:

  • Phân tích bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
  • Review Thép đã tôi thế đấy
  • Review Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng

Trên đây là bài viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về tác giả này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, mong rằng những bài viết sau sẽ nhận được thông tin từ bạn nhé!

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button