Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn … – AnyBooks.vn

Nếu nói đến một nhà văn xuất sắc nhất trong trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945, bất kì người yêu văn nào cũng không ngần ngại gọi tên Nam Cao. Với bài viết này, AnyBooks sẽ tóm tắt, sơ lược một cách khá đầy đủ về con người sự nghiệp và cuộc đời của ông. Mời các bạn tham khảo!

  • Chất thơ trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
  • Cảm nhận về tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O’henri
  • Chiếc lược ngà – Thánh ca của tình phụ tử thiêng liêng

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao

1. Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao

Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhà Nam Cao nghèo, làng Đại Hoàng lại càng nghèo hơn. Đây là vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, dục khoát.

Trong một gia đình nghèo, Nam Cao là người duy nhất được học hành tử tế. Những tưởng ông sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc cho mọi người về sau, thế nhưng cuộc sống đói nghèo và bệnh tật vẫn cứ đeo đuổi Nam Cao từ bé. Sau khi học bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo rồi bị thất nghiệp. Sau đó ông lên Hà Nội dạy học trong một trường tư thục. Chính cuộc sống cực khổ nơi đây đã là chất men xúc tác cho những cảm nhận sâu sắc về thân phận người tri thức nghèo trong xã hội cũ, bị cuộc sống áo cơm ghì sát đất không ngóc đầu lên được.

Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao giác ngộ lí tưởng cách mạng và lên Việt Bắc tham gia công tác kháng chiến. Thế nhưng vào năm 1951 Nam Cao đã ngã xuống bỏ lại bao dự định dang dở lúc tài năng đang đương độ chín mùi. Ông đã hy sinh một cách anh dũng trong tư cách một nhà văn chiến sĩ, trong khao khát tiếp tục có nhiều đóng góp cho dân tộc, cho quê hương.

Nam Cao là một người trí thức trung thực vô ngần, luôn đấu tranh nghiêm khắc với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen của xã hội đương thời. Nội tâm của ông thường xuyên diễn ra sự dằn vặt khỏi những ham muốn dục vọng thấp hèn để vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Sự day dứt, dằn vặt của ông còn thể hiện ở cảm nhận chịu ơn, mắc nợ với những người thân trong gia đình. Có lần ông đã tâm sự trong cuốn tiểu thuyết Sống mòn: “ …Biết bao nhiêu lần đang đi đến một tiệm ăn, y sực nhớ đến bà, mẹ, vợ, em mà lại thấy chân rã rời, bước ngập ngừng hơn một chút, rồi đột nhiên quay gót lại. Biết bao nhiêu lần, giữa một bữa ăn vui do một người bạn có tiền mời, hình ảnh một bà cụ già nuốt nước bọt thầm hay một đứa em lấm lét nhìn trộm nồi cơm để ước lượng xem nó có còn hi vọng gì được thêm một lượt xới nữa chăng, đột nhiên hiện ra, khiến y đang ăn uống ngon lành bỗng ngẩn mặt thẫn thờ…”

Đọc thêm:  Bài dự thi tìm hiểu 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75

Ngoài ra, Nam Cao còn có vẻ bề ngoài lạnh lùng ít nói nhưng là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương, gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước, những người nghèo khổ. Vì thế trong các sáng tác của ông luôn có sự trăn trở, rằng viết làm sao cho đúng, cho chân thực và gần gũi với người dân.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Quan điểm nghệ thuật

Theo Nam Cao, văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những giả dối, cuồng phím. Quan điểm của ông chính là nghệ thuật vị nhân sinh… “Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than” (Trăng sáng).

Tác phẩm văn học phải có ý nghĩa xã hội rộng lớn, sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. “…phải là một tác phẩm chung của tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, cao cả, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” (Đời thừa)

Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi. Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tác phẩm có giá trị. “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp. “Sự cẩu thả trong bất kì nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Còn sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” Những điều trên cho thấy Nam Cao đã ý thức được sứ mệnh cao cả của người cầm bút: “Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo.”

Đọc thêm:  Đoàn viên có mấy nhiệm vụ và mấy quyền theo quy định mới?

Quan điểm sáng tác của nhà văn Nam Cao

b. Các đề tài chính

Truyện của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám tập trung hai đề tài chính: cuộc sống người trí thức nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Tác phẩm của ông thường chỉ xoay quanh một tư tưởng chung: niềm băn khoăn trước tình trạng con người bị hủy hoại về mọi mặt do hoàn cảnh đói nghèo đưa tới.

Người trí thức nghèo:Miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Họ có hoài bão, lý tưởng, tài năng nhưng bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và hoàn cảnh xã hội bóp nghẹt trở thành những người thừa sống mòn. Qua đó, phê phán xã hội phi nhân tính đã tàn phá tâm hồn con người đồng thời thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa

Người nông dân:Đó là bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói thế thảm trước những năm 1945. Ông đã tập trung khắc họa cuộc sống của những người thấp của bé họng bị chà đạp, nhẫn nhục và những người bị đẩy vào tình trạng bần cùng hóa, bị tha hóa, lưu manh hóa. Khi sáng tác ông thời đi sâu miêu tả tâm lí để khẳng định bản chất lương thiện của họ. Đồng thời cũng kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của những người nông dân hiền lành đồng thời khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.

3. Phong cách nghệ thuật:

Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Truyện ngắn của Nam Cao vừa hết sức chân thực, vừa thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Những chuyện đời tưởng như vặt vãnh, tầm thường, nhàm chán khi vào trang viết của Nam Cao cũng trở nên hấp dẫn và gợi nhiều ý tưởng sâu sắc, lớn lao.

Phong cách nghệ thuật

Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người. Nhiều người xem ông là là một nhà văn có biệt tài trong nghệ thuật phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật. Để nhập vào những quá trình tâm lý phức tạp và thể hiện sinh động những quá trình ấy, ông thường chú trọng việc khắc họa tâm trạng; dựng đối thoại, độc thoại nội tâm; khai thác triệt để kết cấu tâm lí và thường sử dụng thành công hình thức tự truyện.

Đọc thêm:  Xooos là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của Xooos - Học Viện Tóc Seoul

Truyện của Nam Cao mang tính triết lý sâu sắc – một thứ triết lí xuất phát ra từ cuộc sống thực và từ chính tâm tư đầy đau đớn, dằn vặt của nhà văn. Hình tượng nghệ thuật của ông thường gắn liền với những mệnh đề triết lí và thường gợi ra những tư tưởng giản dị mà sâu sắc. Ngôn ngữ Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, gần với lời ăn tiếng nói quần chúng.

Với một tài năng lớn, giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự vận dụng khai thác những ưu thế của thể loại, đặc biệt là truyện ngắn; là cách tạo và thay đổi giọng điệu độc đáo, linh hoạt (khi tự sự lạnh lùng, khinh bạc, khi trữ tình sôi nổi, thiết tha; giọng điệu buồn thương chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm, yêu thương,…); cách kể chuyện sáng tạo, lối hành văn linh hoạt…Tất cả đều cho thấy một lối viết độc đáo, thú vị, lôi cuốn.

Tuy chỉ cầm bút trong khoảng 15 năm nhưng với tài năng và lương tâm của mình, Nam Cao đã để lại cho nền văn học Việt Nam một lượng lớn tác phẩm có giá trị. Bức tranh xã hội mà Nam Cao dựng nên tuy không thật lớn lao, đồ sộ nhưng rất mực chân thực và sâu sắc. Ông xứng đáng là người kế tục cho truyền thống tốt đẹp của chủ nghĩa hiện thực, góp phần đưa trào lưu văn học này phát triển lên một trình độ nghệ thuật mới trong một giai đoạn tưởng chừng như bế tắc, khi mà lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền thực dân trở lại hà khắc, văn học hiện thực không còn quy mô rộng lớn như trước, không còn mang tính chiến đấu trực tiếp mạnh mẽ như trước. Chính vì thế có thể nói Nam Cao là nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực thời bấy giờ.

Viết bởi Đặng Vũ Quỳnh Như

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button