Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Ngô Tất Tố hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng của ông. Ông là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như “Tắt đèn”, “Việc làng”, “Tập án cái đình”. Sau đây là tiểu sử về Ngô Tất Tố mời các bạn cùng tham khảo
- Mở bài Tức nước vỡ bờ Ngô Tất Tố
- Kết bài Tức nước vỡ bờ Ngô Tất Tố
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hồ Biểu Chánh
- Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
I. Khái quát tác giả Ngô Tất Tố
Tóm tắt lý lịch Ngô Tất Tố
Nhà văn hiện thực phê phán Ngô Tất Tố sinh ngày ?-?-1894 tại Tỉnh Bắc Ninh, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bắc Giang, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) ngựa (Giáp Ngọ 1894). Ngô Tất Tố xếp hạng nổi tiếng thứ 43123 trên thế giới và thứ 4 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.
Tiểu sử nhà văn Ngô Tất Tố
Nhà văn Ngô Tất Tố quê ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như “Tắt đèn”, “Việc làng”, “Tập án cái đình”.
Ông có các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân, Thục Điểu, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ…
Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.
* Giải thưởng: Nhà văn Ngô Tất Tố nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1.
Các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Ngô Tất Tố
- Thơ và tình (năm 1940, dịch thơ Trung Quốc)
- Lão Tử, Mặc Tử (năm 1942)
- Doãn Thanh Xuân (năm 1946-1954, dịch, truyện ngắn)
- Tập án cái đình (năm 1939, Phóng sự)
- Địa dư Việt Nam; Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác; Đóng góp (năm 1951)
- Việc làng (phóng sự, năm 1940-1941, báo Hà Nội tân văn), (1941, Mai Lĩnh xuất bản)
- Hoàng Lê nhất thống chí (dịch, tiểu thuyết lịch sử, năm 1942, báo Đông Pháp)
- Địa dư các nước châu Âu (năm 1948, biên soạn chung)
- Thi văn bình chú (năm 1941, tuyển chọn, giới thiệu)
- Ngô Tất Tố – Toàn tập (5 tập, năm 1996, Nxb Văn học)
- Tắt đèn (tiểu thuyết, năm 1937, báo Việt nữ), (1939, Mai Lĩnh xuất bản)
- Ngô Việt Xuân Thu; Hoàng Hoa Cương (năm 1929, dịch)
- Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Đề Thám (năm 1935, truyện ký lịch sử)
- Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, năm 1939-1944, báo Thời vụ), (1952, Mai Lĩnh xuất bản)
- Kinh dịch (năm 1953, chú giải)
- Đường thi (năm 1940, sưu tầm, chọn và dịch)
- Văn học đời Lý (tập I) và Văn học đời Trần (tập II) (năm 1942, nghiên cứu, giới thiệu)
- Suối thép; Trước lửa chiến đấu; Trời hửng; Duyên máu (dịch, năm 1946)
- Địa dư các nước châu Á, châu Phi (năm 1949, biên soạn chung)
- Ngô Tất Tố và tác phẩm (2 tập, năm 1971, 1976, Nxb Văn học)
- Ngô Tất Tố – Toàn tập, bộ mới (dự kiến 30 tập, năm 2005, Nxb Hội nhà văn – Công ty văn hóa Phương Nam)
Ngô Tất Tố thời trẻ
Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng.
Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp và tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất.
Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai.
Năm 1926, ông ra Hà Nội làm báo, viết cho tờ An Nam tạp chí.
Từ 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm “Tắt đèn”. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Năm 1945, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông.
Năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, ông đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương…
Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).
II. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ
Mùa thu sưu thuế nữa lại đến. Gia đình chị Dậu phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền đóng sưu, thậm chí chị Dậu đã phải bán cả đàn chó và đứa con gái đầu lòng là cái Tí. Nhưng bọn chúng còn vô lí đến mức bắt anh chị đóng luôn phần sưu cho người em trai anh Dậu đã mất. Đêm đó người ta vác anh Dậu về nhà trong trạng thái bị đánh thương nặng sắp chết. Chị Dậu luống cuống chỉ biết khóc, dân làng thương tình đến giúp đỡ khiến anh Dậu tỉnh dậy. Bà hàng xóm cho anh chị bơ gạo để nấu cháo. Cháo vừa đưa đến miệng anh Dậu cũng là lúc mấy tên cai lệ chạy vào đòi mang anh ra đình đánh tiếp. Chị Dậu xuống nước van xin bọn chúng buông tha cho chồng mình nhưng càng xin chúng lại càng chửi bới; thậm chí tên cai lệ còn bịch luôn vào ngực chị. Đến đây, chị không chịu nổi nữa bèn đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chị Dậu đã tuyên bố thà ngồi tù còn hơn để bọn chúng bắt nạt.
Nội dung và nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ
– Nội dung: câu chuyện phản ánh xã hội thối nát lúc bấy giờ đẩy con người vào hoàn cảnh khốn khổ; vạch trần bộ mặt độc ác, tàn nhẫn, bất nhân khi đề ra nhiều thứ thuế vô lí. Bên cạnh đó, văn bản cũng ca ngợi vẻ đẹp phẩm chát của người nông dân nghèo đặc biệt là người phụ nữ giàu tình yêu thương với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
– Nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật; ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
–
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố từ cuộc sống cũng như các tác phẩm văn học mà ông đã để lại, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 8 có liên quan đến tác phẩm như: … Soạn bài lớp 8: Tức nước vỡ bờ, Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, Soạn Văn 8: Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), Thuyết minh về tác phẩm Tức nước vỡ bờ, Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, Tức nước vỡ bờ – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm ….các bạn cùng tham khảo.
……………………………..
Ngoài Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi, học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!