Tiếu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Mặc dù sự nghiệp văn chương không quá dài thế nhưng những đóng góp của Nguyễn Minh Châu rất lớn đối với nền văn học Việt Nam. Để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp cầm bút của nhà văn Nguyễn Minh Châu mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

  • Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Vũ Trọng Phụng
  • Tiểu sử và cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
  • Tiểu sử nhà văn Kim Lân và sự nghiệp sáng tác văn học

Tiếu sử cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu

1. Tiểu sử

Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của vợ ông, bà Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: “Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ”.

Đọc thêm:  Phân biệt đường 1 chiều, đường 2 chiều chính xác nhất

Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.

Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.

2. Phong cách sáng tác

Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu là người mở đường và cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.

Sự nghiệp cầm bút của ông bắt đầu từ những năm 1960 với thể loại truyện ngắn. Truyện của ông chủ yếu phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Ông ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh vì tự do đất nước của những người chiến sĩ cách mạng.

Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu chuyển hướng sáng tác. Ông đi vào khám phá những vấn đề về đạo đức, triết lý nhân sinh.

Đọc thêm:  Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo, quản lý mới nhất

Không chỉ được biết đến vai trò là một tác giả chuyên sáng tác thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu còn được biết đến là một nhà tiểu luận phê bình vô cùng xuất sắc.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu có tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Với cái nhìn đa chiều về cuộc sống cùng cách khai thác đặc biệt Nguyễn Minh Châu đã khắc họa hình ảnh người phóng viên tên Phùng – một người yêu nghệ thuật, nghe có vẻ xa xôi thế nhưng lại rất đỗi gần gũi. Chiếc thuyền ngoài xa không chỉ dừng lại ở việc bàn về cái đẹp của nghệ thuật mà còn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ lam lũ cả cuộc đời vì chồng con. Truyện còn nêu lên một vấn nạn gây bức xúc trong xã hội đó là nạn bạo lực gia đình đã và đang tiếp diễn hằng ngày.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Cửa sông, Miền cháy, Mảnh đất tình yêu, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau, Trang giấy rước đèn, Phiên chợ Giát, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Những người đi từ trong rừng ra,…

4. Vinh danh

Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm (1984- 1989) cho toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người lính

Giải thưởng Hội nhà văn 1988-1989 cho tập truyện “Cỏ lau”

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000

5. Nhận định về Nguyễn Minh Châu và tác phẩm của ông

Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. – Nguyễn Khải

Đọc thêm:  Lỗ châu mai là gì? Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?

Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng. – Nikolai Nikulin

Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí. – Tô Hoài

Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như “chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc. – Ngọc Huy

Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời. – Lê Ngọc Chương

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm những góc nhìn khác nhau về sự nghiệp cầm bút của nhà văn tài năng Nguyễn Minh Châu.

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button