Giới Thiệu Nhà Văn Phạm Duy Tốn

Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Tốn

Nhà văn Phạm Duy Tốn, sinh tại Hà Nội. Quê gốc: làng Phượng Vũ, nay thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Năm 1901, ông tốt nghiệp trường thông ngôn và được bố vào ngạch thông ngôn Tòa sứ Bắc Kỳ, sau đó từ chức để chuyên tâm viết báo. Ông được đánh giá là người kỳ cựu trong làng báo lúc bấy giờ. Phạm Duy Tốn đã cộng tác với Đại Việt tân báo, Nông cổ mín đàm, Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Nam phong tạp chí, Trung Bắc tân văn, Đăng cổ tùng báo dưới các bút hiệu Ưu Thời Mẫn, Thọ An, Đông Phương Sóc, Phạm Duy Tốn.

Tác phẩm nhà văn Phạm Duy Tốn

Những tác phẩm văn học chính của Phạm Duy Tốn : Bực mình (1914), Sống chết mặc bay (1918), Con người Sở Khanh (1919), Nước đời lắm nỗi (1919). Ngoài ra ông còn soạn Tiếu lâm quảng ký (3 tập) với bút hiệu Thọ An – sách được nhiều người đọc và trong những năm 20 được in lại nhiều lần.

Phạm Duy Tốn là một người “tân học”, ông chịu ảnh hưởng ít nhiều xu hướng viết văn để “treo gương đạo đức”, nhưng nhìn chung, truyện ngắn của ông nghiêng về phản ánh cuộc sống xã hội theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa. Sáng tác của Phạm Duy Tốn không nhằm xây dựng, khẳng định một khuôn mẫu nào mà nhằm tố cáo một số cảnh bất công, độc ác dưới chế độ thực dân nửa phong kiến : ở thành thị là đồng tiền và lối sống cá nhân tư sẵn phá hoại hạnh phúc gia đình, còn ở nông thôn là cuộc sống của người nông dân khốn khổ và bấp bênh vì thiên tai (hạn hán, lụt lội) và vì nạn quan lại gian tham coi rẻ mạng người. Tiêu biểu nhất cho tinh thần tố cáo xã hội là truyện Sống chết mặc bay (1918). Trong truyện này, Phạm Duy Tốn đã vận dụng khá thành công nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại, kết hợp kể và tả, ví như đoạn văn sau : “Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng, thuộc phủ, xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Đặc biệt, truyện được đẩy lên nhờ đối thoại và tình huống đối nghịch rất điển hình, vạch rõ mâu thuẫn giữa kẻ xấu (quan lại) và người tốt (nông dân). Đọc truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, người đọc xúc động bởi nghệ thuật miêu tả chân thực những hiện tượng mà nhà văn quan sát được. “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miễn đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”.

Đọc thêm:  Đất nặn slam là gì? Lưu ý khi cho trẻ trẻ nhỏ chơi đất nặn (slime)

Ông Vũ Ngọc Phan, trong sách Nhà văn hiện đại (1942), đánh giá cao nhà văn Phạm Duy Tốn và xếp ông vào nhóm “Các nhà văn đi tiên phong”: “Ông có lối văn linh hoạt hơn hẳn Nguyễn Bá Học, đem so với những nhà văn bây giờ, không kém xa mấy tí. Vài ba truyện ngắn của ông đăng trong Nam: phong tạp chí như Sống chết mặc bay (1918), Con người Sở Khanh (1919) mà ngày nay nhiều người vẫn còn nhớ đến, đã được coi trọng một thời, là những truyện tả chân tuyệt khéo”.

Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn tuy hiện đại hơn truyện ngắn của Nguyễn Bá Học, nhưng vẫn chưa thoát khỏi loại truyện giáo huấn đạo đức lộ liễu và lối văn còn nhiều dấu vết biển ngẫu.

Về phương diện lịch sử văn học, Phạm Duy Tốn thuộc vào số những người có công đầu trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại và nền văn xuôi hiện đại ở nước ta.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button