Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông – Thủ thuật

Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông – Thủ thuật

Đề bài: Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông

tim hieu tam hon te hanh qua bai tho que huong cua ong

2 bài văn Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông

1. Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông, mẫu số 1:

Trong dàn hợp xướng thời Thơ mới, có lẽ cây đàn Tế Hanh đã góp vào những vần thơ vừa khoẻ khoắn, trong trẻo, vừa không kém phần nồng đượm, có một âm hưởng đằm thắm riêng. Bài Quê hương trong tập thơ ra mắt của Tế Hanh – tập thơ đã được giải thưởng Tự lực văn đoàn, hầu như chúng đúc được khá đầy đủ những đặc điểm ấy. Nó rất trong mà vẫn đượm. Nó cho ta biết được gì về tâm hồn chàng trai mười tám tuổi đối với quê hương hồi đó.

Trước hết, ta dễ dàng nhận ra ở Tế Hanh một bản chất thực gắn bó với mặt đất cần lao của cuộc đời khác với những hồn thơ giàu chất thơ mộng của những Lưu Trọng Lư, Huy Cận, hay đầy huyền ảo lung linh của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Cái làng “vốn làm nghề chài lưới… cách biển nửa ngày sông” của ông, được nhắc đến với đôi mắt xác định rõ ràng, không chút tô vẽ. Tuy nhiên, tác giả chỉ lưu ý đến những sắc tươi, nét mạnh trong bức tranh quê hương. Bức tranh ấy được dựng lại trên nền cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, với những chi tiết rắn rỏi, đầy yếu tố tích cực.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mũ.Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Rắn rỏi, nhưng không quá cục mịch, thô sơ. Tác giả còn có một tâm hồn bay bổng, không thiếu những khái vọng cao xa, được tượng hình trong cánh buồm căng đón gió – một hình ảnh thực hoà với mộng, dây diều sát đất nhưng cánh diều đồng thời vẫn bay liệng vi vút tít ười cao, mang phong cách đặc trưng của Tế Hanh.

Tâm hồn nhạy cầm ấy còn có chiều sâu ân tình, bề dày gắn bó của nó, mang đậm ý vị đằm thắm, sắc thái đôn hậu cũng rất Tế Hanh: từ thân thể người dân chài ngâm nước, ướp nắng biển khơi “nồng thở vị xa xăm” cho đến con thuyền mỏi mệt lặng nằm trên bến.

Đọc thêm:  4 Bài văn Tả cây na lớp 4 hay, đặc sắc – Thủ thuật

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

tam hon te hanh the hien qua bai tho que huong

Bài văn Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông ngắn

Câu thơ hàm chứa một ý vị không cùng. Chất tình nghĩa đậm đà trong tâm hồn nhà thơ cứ ngâm mãi vào lòng ta, như chất muối mặn ăn mãi vào vỏ thuyền, như bao kỉ niệm buồn vui, bao cung bậc bổng trầm dọc đường đời đã nhuyễn vào trong ta thành máu thịt…

Kết thúc bài thơ, Tế Hanh lại trở về với cái “mùi nồng mặn” rất thực. Nhưng đó là cái thực tinh tuý, đã được nhân lên trong tâm tình, đã đọng lại thành kỉ niệm đã bay cao thành ước mơ. Một lần nữa, ta nhận ra chiếc dây diều thơ ca của Tế Hanh bám chắc vào mặt đất của thực lại như thế nào. Một lần nữa, ta vui mừng được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ lành, trong sáng. Nó không hề làm nặng đầu la với những bóng dáng siêu hình, những vô thức u minh, nhưng nó vẫn chắp cánh mộng mơ, bồi đắp khát vọng cho ta có đà “rướn thân” lên “thâu góp gió” đời, “phăng mái chèo… vượt trường giang”.

-HẾT BÀI 1-

Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông là một bài học hay. Ngoài ra các em còn cần tìm hiểu Em hãy nhận xét về tình cảm của Tế Hanh trong bài thơ Quê hương cùng với phần Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh để giúp học tốt Ngữ Văn 8 hơn.

2. Tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông, mẫu số 2:

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Đọc thêm:  Cảm nhận về 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân – Đọc Tài Liệu

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

cam nhan ve ve dep tam hon te hanh qua bai tho que huong

Phân tích và tìm hiểu tâm hồn Tế Hanh qua bài thơ Quê hương của ông

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;

Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.”Nhờ ơn trời biển động cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về namNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Đọc thêm:  Cách vẽ sơ đồ tư duy trong PowerPoint nhanh chóng, cực đẹp

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ” câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.

-HẾT-

Trong mỗi chúng ta đều có những tình cảm và những cung bậc cảm xúc khác nhau khi nghe những bài thơ về quê hương đất nước. Khi trưởng thành chúng ta càng cảm thấy nhớ về nơi mà chúng ta đã từng găn bó, từng con đường, ngõ nhỏ, từng mái nhà tranh hay cánh đồng bao la bát ngát. Để gợi lại được những cảm xúc cũng như tình yêu dành cho nơi cội nguồn của mình các bạn hãy cùng thưởng thức những bài thơ về quê hương đất nước hay và ý nghĩa nhất. Hi vọng qua đây các bạn sẽ nhớ lại được những điều thân thuộc nhất đối với mình từ thuở ấu thơ.

Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Muốn làm thằng Cuội để học tốt môn Ngữ Văn 8 hơn.

https://thuthuat.taimienphi.vn/tim-hieu-tam-hon-te-hanh-qua-bai-tho-que-huong-cua-ong-40134n.aspx

Đánh giá bài viết