Tóm tắt bài Treo biển ngắn nhất – Ngữ văn lớp 6
Tóm tắt bài Treo biển
Với các mẫu Tóm tắt bài Treo biển hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.
A/ Nội dung bài Treo biển
Trong kho tàng truyện cười Việt Nam ta không thể không nhắc đến câu chuyện Treo biển. Truyện vừa mang tiếng cười hài hước, vui vẻ vừa phê phán những người ba phải, luôn nghe theo những gì người khác nói mà không hề có sự suy xét.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Treo biển
Tóm tắt bài Treo biển – mẫu 1
Một cửa hàng bán cá đề biển “Ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe người đi qua bình phẩm, cửa hàng lại cất bớt đi một, hai chữ. Dần dần chỉ còn lại chữ “Cá”, vậy mà vẫn có người góp ý. Cuối cùng cửa hàng cất nốt tấm biển đi.
Tóm tắt bài Treo biển – mẫu 2
Một cửa hàng bán cá đề biển: “ở đây có bán cá tươi”. Có người đi đường cười bảo bỏ chữ “tươi”, nhà hàng nghe vậy cũng bỏ chữ “tươi” đi. Rồi họ lại bảo bỏ chữ “ở đây” nhà hàng cũng bỏ ngay chữ “ở đây” đi. Rồi vài hôm lại có người đến bảo bỏ chữ “có bán” đi nhà hàng cũng nghe theo. Rồi cuối cùng chỉ còn chữ “cá” nhưng rồi cũng cất luôn cái biển đi.
Tóm tắt bài Treo biển – mẫu 3
Truyện kể về việc treo biển của một người chủ tiệm cá tươi. Ban đầu, anh ta treo biển “Ở đây có bán cá tươi”, nhìn thấy tấm biển, những người qua đường đã góp ý, anh chàng bèn sửa theo. Tấm biển ngày càng được rút gọn, cuối cùng anh ta đã cất luôn cái biển.
Tóm tắt bài Treo biển – mẫu 4
Một cửa hàng bán cá treo biển có dòng chữ “Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”. Mỗi lần có khách qua đường bình phẩm, nhận xét về tấm biển người chủ đều làm theo, tấm biển được rút gọn từ “Ở đây có bán cá tươi” đến “Ở đây có bán cá”, “Có bán cá” rồi “cá”. Cuối cùng, người chủ bèn cất luôn tấm biển.
Tóm tắt bài Treo biển – mẫu 5
Để giới thiệu sản phẩm của cửa hàng mình, một người chủ quán cá đã cho treo tấm biển “Ở đây có bán cá tươi”. Biển vừa treo lên thì đã có rất nhiều lời bình phẩm, góp ý củ người qua đường. Người chủ quán cá lại không có chủ kiến riêng, mỗi lần rút đi một chữ trong tấm biển theo lời nhận xét của khách, cuối cùng tấm biển chỉ có một chữ “Cá”, một người khách qua đường khác tiếp tục góp ý, cuối cùng người chủ cất luôn tấm biển đi.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Giá trị nội dung: Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn.
+ Kết thúc độc đáo, bất ngờ.
+ Sử dụng nhiều yếu tố gây cười.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!