Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du – VnDoc.com
Hi vọng các bài tóm tắt văn bản Truyện Kiều này sẽ hữu ích với quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.
Tài liệu học tập SGK Ngữ văn 10 mới
- Ngữ văn 10 CTST
- Ngữ văn 10 KNTT
- Ngữ văn 10 CD
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 1
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Thuý Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn của một gia đình trung lưu lương thiện, sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Vào ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một điềm báo của những bi kịch sau này của nàng, Thuý Kiều đã gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở giữa hai người. Sau khi nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng đã bày tỏ nỗi lòng của mình. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Khi Kim Trọng trở về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều bất ngờ gặp tai biến. Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, nhờ em gái là Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng. Mã Giám Sinh đã mua Kiều, tuyên bố sẽ lấy Kiều làm vợ lẽ nhưng sau đó hắn đã lừa Kiều vào lầu xanh, nơi hắn và vợ là Tú bà làm chủ.
Tại lầu xanh, Kiều gặp một khách làng chơi – Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng cuộc đời của Kiều vẫn chưa thể suôn sẻ, nàng bị vợ cả của Thúc Sinh đày đọa và đánh ghen. Kiều đã phải trốn đi, nương nhờ cửa Phật và gặp sư Giác Duyên. Khi biết mọi chuyện, Giác Duyên gửi nàng sang ở với một bà họ Bạc, người thường hay lui đến cúng bái tại chùa.
Nhưng không may, Kiều lại sa vào chốn lầu xanh một lần nữa dưới tay Bạc bà. Ở đây, nàng đã gặp Từ Hải. Từ Hải phải lòng và đã lấy Kiều làm vợ, giúp nàng báo ân, báo oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết. Hồ ép Kiều ăn nằm với mình rồi buộc nàng phải lấy một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.
Phần 3: Đoàn tụ
Kim Trọng trở về tìm Kiều sau khi hộ tang chú và biết Kiều bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Cha mẹ Kiều cho biết Kiều đã nhờ Vân thay lời đính ước của nàng để kết nghĩa với chàng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng Kiều đã nguyện đổi “Duyên cầm sắt” thành “Duyên cầm kì”
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 2
Thúy Kiều là cô gái có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, sinh ra và lớn lên trong một gia đình viên quan ngoại có ba chị em. Một lần, trong dịp du xuân, nàng đã gặp một tài tử hào hoa phong nhã là Kim Trọng. Hai người đem lòng yêu nhau, đính ước với nhau sẽ ở bên nhau trọn đời trọn kiếp. Tình yêu của hai người vô cùng tốt đẹp cho đến khi gia đình Kiều gặp nạn. Cha và em bị bắt, không còn cách nào khác, Kiều buộc phải bán mình chuộc cha và trao lại mối nhân duyên này cho cô em gái Thúy Vân. Kiều bị Tú Bà và Mã Giám Sinh bán vào lầu xanh, ở đây, bọn chúng hành hạ, dày xéo, có lần Kiều định bỏ trốn thì bị Sở Khanh bắt lại, sau những trận đòn roi, Kiều buộc phải tiếp khách. Kiều được Thúc Sinh chuộc về làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh vì ghen tuông mà bày mưu hãm hại nàng. Kiều bỏ trốn thì bị rơi vào một lầu xanh khác, tại đây Kiều gặp Từ Hải, hai người nên duyên với nhau. Từ Hải giúp Thúy Kiều báo ân báo oán, nhưng sau một thời gian ngắn mặn nồng, người anh hùng này tiếp tục ra đi vì chí lớn nhưng lại bị chết đứng. Thúy Kiều sau đó bị làm nhục và ép gả cho một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng tìm đến cái chết thì được nhà sư Giác Duyên cứu mạng.
Gia đình sau nhiều năm vất vả đi tìm thì cuối cùng cũng tìm thấy nàng. Kiều đoàn tụ với gia đình nhưng lại từ chối nối lại tình xưa nghĩa cũ với Kim Trọng, hai người quyết định làm bạn bè để giữ vững tình cảm tốt đẹp.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 3
Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.
Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.
Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 4
Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:
“Một trai con thứ rót lòng,Vương Quan là chữ nổi dòng nho gia.Đầu lòng hai ả tố nga,Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”.
Hai chị em Kiều có nhan sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, và đã đến “tuần cập kê”.
Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền “Trăm năm tạc một chữ “đồng” đến xương”. Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương “hộ tang” chú.
Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản “sạch sành sanh vét cho đấy túi tham”. Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá “vàng ngoài bốn trăm” để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiêm báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.
Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên… Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình “Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Kiều báo ân báo oán.
Hồ Tôn Hiến tổng đốc trọng thần “xảo quyệt lập kế” chiêu an. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ của Phật.
Sau nửa năm về Liêu Dương… Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.
Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:
“Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 5
Truyện Kiều bao gồm 3246 câu thơ lục bát và bắt đầu từ “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”. Cũng theo truyền thuyết, sau khi hoàn tất, cụ Nguyễn Du trình thày học cũ là cụ Nguyễn Hành duyệt lại. Cụ Hành chỉ thêm vào truyện 8 câu đầu để giới thiệu thuyết “tài mệnh tương đố”: “Trăm năm trong cõi người ta; chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; trải qua một cuộc bể dâu; những điều trông thấy mà đau đớn lòng; lạ gì bỉ sắc tư phong; trời xanh quen thói má hồng đánh ghen; cảo thơm lần giở trước đèn, phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”. Kể cả 8 câu thêm vào này, Truyện Kiều bao gồm 3254 câu và có thể được chia thành 3 phần chính sau đây:
Sự linh cảm của Thúy Kiều về cuộc đời bạc mệnh
Đoạn đường tai biến của Kiều
Kiều thoát khỏi kiếp đoạn trường
I) Sự linh cảm của Thúy Kiều về cuộc đời bạc mệnh.
Thúy Kiều và Thúy Vân là con của ông bà viên ngoại họ Vương, quê ở Bắc Kinh. Cả hai cùng nhan sắc tuyệt vời, nhất là Kiều. Vẻ đẹp của Vân là một vẻ đẹp dịu dàng, đôn hậu còn vẻ đẹp Kiều là một vẻ đẹp não nùng làm say đắm lòng người. Đặc biệt, Kiều có tài về văn chương và âm nhạc. Kiều và Vân có một người em trai tên là Vương Quan.
Trái với Thúy Vân là người có tâm hồn đơn giản và an phận thủ thường, Thúy Kiều mang một tâm trạng phức tạp, đa sầu, đa cảm và nhiều ước vọng. Từ những ngày thơ ấu, Kiều đã bị ám ảnh bởi lời tiên tri của một người tướng số là cuộc đời nàng sẽ bị ràng buộc bởi một định mệnh khắc nghiệt. Vì nỗi ám ảnh này, nàng đã sáng tác một bản đàn tên là Bạc Mệnh. Bản đàn mang một âm hưởng ảo não, thê lương, làm tê tái lòng người mỗi lúc được tấu lên.
Trong dịp tiết Thanh Minh, ba chị em Kiều cùng đi dự hội Đạp Thanh. Trên đường về, gặp mộ Đạm Tiên, một người ca kỹ từng nổi danh về cả tài lẫn sắc nhưng yểu mệnh. Nghe Vương Quan kể lại cuộc đời Đạm Tiên, Kiều bỗng nghẹn ngào thương xót cho số phận đắng cay của nàng ca kỹ và linh cảm rằng số mệnh mình rồi cũng đau khổ chẳng kém người trong mộ. Ngay lúc ấy, một người bạn đồng học với Vương Quan tên là Kim Trọng đến chào hỏi ba người. Vừa gặp nhau, cả Kiều và Kim bỗng cảm thấy quyến luyến nhau. “Người quốc sắc, kẻ thiên tài; tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
Trở về nhà, Kiều thao thức với những chuyện xảy ra lúc ban ngày, từ cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên cho đến mối tình vừa chớm nở với Kim Trọng. Ngay khi vừa thiếp ngủ, Kiều mơ thấy Đạm Tiên hiện ra và cho biết là nàng cũng có tên trong sổ đoạn trường, tức là sẽ gặp nhiều khổ đau trong cuộc sống.
Sau đó, định mệnh khắc nghiệt đã liên tiếp đẩy Kiều vào những đoạn đường tủi nhục của 15 năm luân lạc. Trong mỗi đoạn đường, Kiều gặp một người nàng tin là cứu tinh của nàng. Nàng bám víu người này để mong được dắt ra khỏi kiếp phong trần. Nhiều lúc, nàng mang hết tài năng của mình để phấn đấu với số mệnh. Mỗi lần nàng tưởng đã thành công thì lại có kẻ lợi dụng nhược điểm của nàng để đặt nàng trở lại con đường khổ đau định mệnh đã dành sẵn cho nàng.
II) Đoạn đường tai biến của Thúy Kiều
Cuộc đời đoạn trường của Kiều có thể được chia thành sáu hồi sau đây:
Hồi 1: Kiều đính ước với Kim Trọng nhưng rồi phải bán mình để cứu cha
Sau khi gặp Kiều trong hội Đạp Thanh, Kim Trọng trở về và ốm tương tư Kiều. Để có cơ hội gặp gỡ nàng, chàng trai đã thuê một căn gác nhỏ sát bên cạnh vườn nhà Kiều rồi suốt ngày ngồi bên cửa sổ đợi bóng nàng. Một hôm, Kim Trọng nhặt được cành thoa Kiều đánh rơi cạnh một gốc đào và nhờ cơ hội này, chàng được trò chuyện với Kiều. Hai người ước hẹn sẽ mãi gắn bó với nhau.
Ít lâu sau, nhân dịp cha mẹ và hai em về quê ngoại ăn giỗ, Kiều lẻn sang nhà Kim tình tự và thề nguyền với nhau. Kiều tỏ cho Kim biết là nàng luôn luôn bị ám ảnh bởi một thứ định mệnh khắc nghiệt hình như đã dành sẵn cho nàng. Kim trấn an nàng và hứa sẽ liều chết cùng nàng nếu nàng gặp chuyện chẳng may. Có lẽ cũng vì mối ám ảnh của sự bạc mệnh, Kiều quyết liệt không trao thân cho Kim Trọng vì sợ rằng sẽ giống như nàng Thôi Oanh Oanh thuở trước, bởi sớm ăn nằm với người yêu là Trương Quân Thụy khi chưa cưới hỏi nên sau đã bị Trương ruồng bỏ. Trong đêm này, Kiều đã đàn cho Kim Trọng nghe khúc Bạc Mệnh khi được chàng yêu cầu. Tiếng đàn buồn đến nỗi chàng Kim phải “khi tựa gối, khi cúi đầu; khi vò chín khúc, khi chau đôi mày; rằng hay thì thực là hay; nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào; lựa chi những bậc tiêu tao; dột lòng mình cũng nao nao lòng người”. Kiều đã đáp lại như sau: “rằng quen mất nết đi rồi; tẻ vui âu cũng tính trời biết sao”.
Qua một đêm tâm sự với Kim Trọng, vừa trở về nhà, Kiều được Kim gọi ra cho biết chàng mới nhận tin người chú ruột từ trần và phải về Liêu Dương để chịu tang. Kim Trọng vừa đi khuất thì cha mẹ và các em Kiều trở về. Mọi người chưa kịp hàn huyên, bỗng nhiên bọn sai nha kéo đến bắt Vương ông vì lời vu cáo của một thằng bán tơ. Mọi toan tính để cưỡng lại số mạng bỗng sụp đổ, Kiều phải tự nguyện bán mình để chuộc cha. Nàng dặn dò Thúy Vân phải thay nàng để kết nhân duyên với Kim Trọng. “Cậy em, em có chịu lời; ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa; giữa đường đứt gánh tương tư; giao loan chắp mối tơ thừa mặc em”.
Trong hồi này, người Kiều trông đợi để giúp nàng không vướng vào định mệnh khắc nghiệt là Kim Trọng. Kẻ gián tiếp đẩy nàng vào kiếp đoạn trường là thằng bán tơ.
Hồi 2: Mã Giám Sinh mua Kiều đem về Lâm Truy để bắt làm kỹ nữ
Mã Giám Sinh, kẻ bỏ 400 lạng vàng ra mua Kiều, là một tên vô lại. Tuy tuyên bố lấy nàng làm vợ lẽ nhưng dụng tâm của hắn là bắt Kiều làm ca kỹ trong một thanh lâu do hắn và vợ là Tú bà làm chủ tại Lâm Truy. Sau khi đón Kiều về quán trọ, không cầm lòng được trước nhan sắc của Kiều, Mã đã ân ái với nàng một cách thô bạo. “Tiếc thay một đóa trà mi; con ong đã tỏ đường đi lối về; một cơn mưa gió nặng nề; thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương”.
Thái độ cư xử của Mã khiến Kiều nghi ngờ hắn là tay buôn người và nàng thưa với mẹ về sự hoài nghi này. Hôm Kiều từ biệt gia đình theo Mã về Lâm Truy, Vương ông nài nỉ Mã bao bọc cho Kiều. Mã thề độc với Vương ông sẽ mãi mãi đối xử tốt với Kiều.
Khi đến Lâm Truy, Kiều bị Tú bà bắt tiếp khách làng chơi và gọi bà là mẹ. Kiều ngây thơ thưa rằng mình đã là lẽ của Mã khiến Tú bà nổi giận mắng nàng đã quyến rũ Mã Giám Sinh. Khi mụ ra lệnh trừng phạt Kiều bằng roi vọt thì nàng rút dao dấu trong tay áo ra tự vẫn. Trong cơn mê man, Kiều mơ thấy Đạm Tiên hiện ra nhắn nàng phải tiếp tục sống để trả cho xong món nợ từ kiếp trước và hẹn sẽ gặp Kiều tại sông Tiền Đường. Tú bà cứu sống Kiều, khuyên giải nàng, thề sẽ đối đãi tử tế với nàng và hứa tìm người đứng đắn để gả nàng. Bà cho Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích.
Kẻ Kiều hy vọng che chở cho nàng trong giai đoạn này là Mã Giám Sinh. Người hãm hại nàng cũng chính là họ Mã.
Hồi 3: Bị mắc mưu Sở Khanh, Kiều phải chấp nhận trở thành kỹ nữ
Sống ở lầu Ngưng Bích, dù đã có lời thề của Tú bà, Kiều vẩn lo lắng cho thân phận cá chậu chim lồng của nàng. Tại đây, Kiều gặp một chàng trai có dáng điệu nho nhã tên là Sở Khanh. Chàng tỏ vẻ ái ngại cho hoàn cảnh của Kiều: “than ôi! sắc nước hương trời; tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây” và ngỏ ý sẽ giúp nàng trốn khỏi tay Tú bà: “thuyền quyên ví biết anh hùng; ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi”.
Sau đó vài hôm, vào một đêm tối, Sở Khanh mang ngựa đến đưa Kiều đi trốn. Chưa ra khỏi cửa bao xa, Sở Khanh cố tình rẽ cương sang lối khác bỏ mặc Kiều bơ vơ trong rừng. Ngay lúc đó, Tú bà dẫn bọn thủ hạ ập đến lôi Kiều xuống ngựa và đánh đập nàng. Phần đau đớn vì roi vọt, phần hổ thẹn vì lén lút trốn đi, Kiều mất tất cả nghị lực nên van nài Tú bà ngừng tay và tự nguyện sẽ chịu tiếp khách theo ý bà: “thân lươn bao quản lấm đầu, tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa”.
Khi bị Tú Bà dẫn trở về, Kiều mới biết là Tú bà đã thuê Sở Khanh đưa Kiều đi trốn để bà ta bắt lại. Vì sự bỏ trốn này, Tú bà cho rằng mình không cần phải giữ lời cam kết đối xử tử tế với Kiều.
Chiếc phao để Kiều bám víu trong thời kỳ này là Sở Khanh. Kẻ đẩy Kiều ngập sâu hơn trong dòng sông đoạn trường là Sở Khanh và Tú bà.
Hồi 4: Chung sống với Thúc Sinh, Kiều bị Hoạn Thư hãm hại
Kiều cúi đầu chịu thua định mệnh và trở thành ca kỹ nổi danh về cả tài lẫn sắc. “Dập dìu lá gió cành chim; sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh; khi tỉnh rượu, lúc tàn canh; giật mình, mình lại thương mình xót xa; khi xưa phong gấm rủ là; giờ sao tan tác như hoa giữa đường; mặt sao dầy gió dạn sương; thân sao bướm chán ong chường bấy thân; mặc người mưa sở mây tần; những mình nào biết có xuân là gì”. Tại thanh lâu, nàng gặp một khách làng chơi tên Thúc Kỳ Tâm, thường được gọi là Thúc Sinh, mê say nàng và muốn lấy nàng làm vợ lẽ, “sớm đào tối mận lân la; trước còn trăng gió sau ra đá vàng”. Thúc Sinh lập kế đem dấu Kiều một nơi rồi đưa tiền cho Tú bà để chuộc nàng ra khỏi thanh lâu.
Thúc Sinh vốn người huyện Vô Tích đến Lâm Truy để buôn bán cùng với người cha là Thúc ông. Khi được biết Thúc Sinh đưa Kiều về chung sống, Thúc ông nổi giận vì thứ nhất, Thúc Sinh có vợ hiện đang ở Vô Tích và thứ hai, ông cho rằng Kiều đã dùng nhan sắc để mê hoặc con mình. Thúc ông buộc Sinh phải trả Kiều về lầu xanh nhưng chàng từ chối. Ông nổi giận ra trước phủ đường (dinh quan phủ) tố cáo Kiều quyến rũ Thúc Sinh. Quan phủ đưa trát đòi Sinh và Kiều đến rồi ra lệnh đánh đòn Kiều vì nàng cương quyết không từ bỏ Thúc Sinh.
Trong lúc Kiều đang bị trừng phạt, Thúc Sinh kể cho quan biết Kiều là người hiểu biết phải trái và có theo đòi bút nghiên. Quan truyền cho Kiều làm bài thơ vịnh cái gông nàng đang đeo ở cổ. Sau khi xem thơ, quan nể phục tài nàng và khuyên Thúc ông nên chấp thuận nàng là con dâu. Cuối cùng “thương vì hạnh, trọng vì tài; Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba” và bằng lòng cho Kiều chung sống với Thúc Sinh.
Khoảng nửa năm sau, Kiều khuyên Thúc Sinh về Vô Tích thăm vợ cả và thú thật mọi chuyện. Người vợ cả của Thúc Sinh tên là Hoạn Thư, con gái một vị quan thượng thư trong triều. Hoạn Thư là người tuy cư xử chu đáo với kẻ khác nhưng rất mưu mô, hiểm độc khi hạnh phúc gia đình bị đe dọa: “ở ăn thì nết cũng hay; phải điều ràng buộc thì tay cũng già”. Hoạn Thư biết được chuyện chồng lấy vợ lẽ nhưng không hề căn vặn Thúc Sinh khi chàng về thăm nhà. Không những thế, nàng còn tỏ ra tin tưởng ở tấm lòng chung thủy của Sinh đối với nàng. Vì lý do này, Sinh mang nặng mặc cảm dối gạt vợ, và không dám thổ lộ cho Hoạn Thư biết chuyện của chàng với Kiều như lời Kiều căn dặn.
Ngay sau khi Thúc Sinh lên ngựa từ giã Hoạn Thư để về với Kiều, Hoạn Thư sang thăm mẹ nàng và kể chuyện bội bạc của Sinh. Hai mẹ con sai hai gã bộ hạ là Khuyển và Ưng dẫn theo một lũ lâu la dùng thuyền vượt biển đến Lâm Truy trước Thúc Sinh để phóng hỏa đốt nhà Kiều, rồi bắt nàng về Vô Tích. Sau khi thi hành thủ đoạn, đám tay sai này mang một xác người bỏ vào gian nhà đang bốc cháy. Khi Thúc Sinh về đến nơi, trông thấy nắm xương cháy tàn nên nghĩ là Kiều đã chết: “chắc rằng mai trúc lại vầy; ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau”.
Khuyển, Ưng mang Kiều về trình diện mẹ của Hoạn Thư. Bà này bảo Kiều rằng đã bỏ tiền mua nàng và sai bộ hạ đánh nàng một trận. Sau đó, bà bắt Kiều phải phục dịch trong nhà như một nô bộc. Một ngày kia, Hoạn Thư sang thăm mẹ và được mẹ nàng cho Kiều đi theo để hầu hạ.
Một năm sau, Thúc Sinh lại trở về Vô Tích thăm vợ. Trong buổi tiệc đoàn viên với chồng, Hoạn Thư gọi Kiều ra hầu rượu Thúc Sinh. Lúc bấy giờ cả Kiều và Sinh mới biết mình là nạn nhân của một mưu kế thâm độc: “Phải rằng nắng quáng đèn lòa; rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh”. Sợ vợ, Thúc Sinh đành gạt lệ không dám nhận Kiều. Hoạn Thư còn nhẫn tâm sai Kiều đánh đàn trong buổi tiệc: “Nàng đà choáng váng tê mê; vâng lời ra trước bình the vặn đàn; bốn dây như khóc như than; khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng; cùng trong một tiếng tơ đồng; người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”.
Qua một thời gian giữ bổn phận tôi đòi, Kiều xin phép và được Hoạn Thư chấp thuận cho ra trông nom một ngôi chùa nhỏ trong vườn nhà Hoạn Thư và giữ nhiệm vụ chép kinh tại đây. Một hôm, nhân cơ hội Hoạn Thư đi vắng, Thúc Sinh lẻn ra thăm Kiều và hai người khóc lóc, thở than với nhau. Bất chợt, Hoạn Thư ghé chùa, cười nói chuyện trò cùng Thúc Sinh và khen ngợi nét chữ của Kiều.
Sau khi Thúc Sinh và Hoạn Thư rời chùa, Kiều được một thị tì cho biết là Hoạn Thư đã đến từ lâu và chứng kiến cảnh Thúc Sinh với Kiều cầm tay nhau than thở chán chê rồi mới bước lên lầu. Hoảng sợ trước thái độ điềm tĩnh như không có chuyện gì của Hoạn Thư, Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc của chùa để làm vật hộ thân rồi trèo tường đi trốn.
Trong giai đoạn này, người Kiều mong sẽ cứu nàng ra khỏi kiếp đoạn trường là Thúc Sinh. Kẻ hãm hại và làm nhục nàng là Hoạn Thư.
Hồi 5: Kiều bị lừa bán vào lầu xanh thêm lần nữa
Trên con đường đi trốn Hoạn Thư, Kiều gặp sư bà Giác Duyên, người trụ trì một ngôi chùa nhỏ mang tên “Chiêu Ẩn Am”. Kiều nói dối với Giác Duyên nàng là một ni sư ở Bắc Kinh nên được bà cho phép nương náu. Một hôm, có người thí chủ cho Giác Duyên hay chuông vàng khánh bạc Kiều mang theo giống hệt như chuông khánh của Hoạn Thư. Khi được hỏi, Kiều khai thật với Giác Duyên mọi chuyện. Giác Duyên lo ngại cho Kiều nên gửi nàng sang ở với một bà họ Bạc, người thường hay lui đến cúng bái tại chùa.
Trông thấy nhan sắc của Kiều, Bạc bà nổi lòng tham nên âm mưu bán Kiều cho một thanh lâu. Bạc bà dọa dẫm Kiều và ép nàng lấy một người cháu bà ở châu Thai tên là Bạc Hạnh. Bạc bà gọi Bạc Hạnh đến Vô Tích để kết hôn với Kiều rồi đưa nàng xuống thuyền về châu Thai. Đến nơi, Bạc Sinh vào thanh lâu thương lượng bán Kiều. Định mệnh đã xô đẩy Kiều vào chốn lầu xanh thêm lần nữa: “chém cha cái số hoa đào; gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!”.
Trong thời gian này, người giúp đỡ Kiều là sư bà Giác Duyên. Những kẻ làm hại nàng là Bạc bà và Bạc Hạnh.
Hồi 6: Kiều được Từ Hải bảo bọc nhưng rồi Từ bị giết chết
Tại thanh lâu ở châu Thai, Kiều gặp Từ Hải, một hào kiệt đến từ vùng biên thùy. “Lần thâu gió mát trăng thanh; bỗng đâu có khách biên đình sang chơi; râu hùm hàm én mày ngài; vai năm tấc rộng thân mười thước cao; đội trời đạp đất ở đời; họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông; giang hồ quen thói vẫy vùng; gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo; qua chơi nghe tiếng nàng Kiều; tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng; thiếp danh đưa đến lầu hồng; đôi bên cùng liếc, đôi lòng cùng ưa”. Cả hai quyến luyến nhau, xem nhau là tri kỷ và Từ Hải bỏ tiền chuộc Kiều ra khỏi thanh lâu.
Sống mặn nồng với nhau được nửa năm, Từ Hải giã biệt Kiều, một mình một ngựa ra đi để mưu đồ đại sự. Từ hứa là sẽ đón Kiều về với mình khi công thành danh toại.
Đúng thời gian ước hẹn với Kiều, khoảng một năm sau, Từ cho tướng sĩ về đón nàng theo nghi lễ rước dâu của một bậc vương hầu. Lúc bấy giờ uy danh của Từ lẫy lừng cả một phương trời. Có lẽ thời gian sống với Từ Hải là quãng đời hạnh phúc nhất trên bước đường lưu lạc của Kiều.
Một hôm, nghe Kiều kể lại sự gian khổ của nàng trong những ngày hàn vi, Từ Hải nổi cơn thịnh nộ. Từ điểm binh, tuyển tướng truyền đến Vô Tích và Lâm Truy mời những người đã giúp nàng và bắt những kẻ từng làm hại nàng về bản doanh của Từ để nàng báo ơn, trả oán. Khi quân sĩ đưa những người này về, Kiều ngồi trên trướng giữa trung quân để xét xử họ. Nàng hậu thưởng Thúc Sinh, sư bà Giác Duyên và một bà quản gia của mẹ Hoạn Thư, là những ân nhân của nàng thuở trước. Sau đó, nàng ra lệnh xử tử Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Ưng, Khuyển, Bạc bà và Bạc Hạnh, những người đã làm hại nàng. Riêng Hoạn Thư, tuy được liệt là “chính danh thủ phạm” nhưng được Kiều tha bởi luận cứ sắc bén của nàng. Hoạn Thư thưa rằng nàng gây nên tội chỉ bởi thói ghen tuông rất thường tình của người đàn bà, còn trong thâm tâm nàng luôn luôn yêu kính Kiều. Cụ Nguyễn Du thuật chuyện Kiều xử Hoạn Thư như sau:
Dưới cờ gươm tuốt nắp raChính danh thủ phạm tên là Hoạn ThưThoạt trông Kiều đã chào thưaTiểu thư cũng có bây giờ đến đâyĐàn bà dễ có mấy tayĐời xưa mấy mặt, đời này mấy ganDễ dàng là thói hồng nhanCàng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiềuHoạn Thư hồn lạc phách xiêuKhấu đầu dưới trướng liệu điều kêu caRằng tôi chút dạ đàn bàGhen tuông là thói người ta thường tìnhNghĩ cho khi các viết kinhVới khi khỏi cửa dứt tình chẳng theoLòng riêng, riêng những kính yêuChồng chung chưa dễ ai chiều cho aiTrót lòng gây việc chông gaiCòn nhờ lượng lượng bể thương bài nào chăng?
Trước lập luận xác đáng của Hoạn Thư, Kiều đã phải: “khen cho: thật đã nên rằng; khôn ngoan đến mực nói năng phải lời; tha ra thì cũng may đời; làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen; đã lòng tri quá thì nên; truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”.
Uy quyền của Từ Hải ngày càng lừng lẫy. Từ thiết lập triều đình riêng đặt hai hàng quan văn quan võ. Từ đem quân chiếm năm huyện ở miền Nam. Từ chia đôi thiên hạ với hoàng đế nhà Minh. Từ nghênh ngang một cõi biên thùy miền Triết Giang và Phúc Kiến.
Năm năm sau, viên quan tổng đốc của nhà Minh là Hồ Tôn Hiến vâng lệnh vua mang đại quân đến dẹp Từ Hải. Biết Từ là đấng anh hùng, khó thể dùng binh mà thắng, Hồ cho một vị quan mang ngọc, vàng, gấm vóc đến tặng Từ và thuyết Từ hàng phục triều đình. Hồ cũng dành riêng một lễ vật cho Kiều để nhờ nàng nói giúp. Phần thì lễ vật trọng, phần vì không muốn thấy sinh linh bị thiệt hại vì chinh chiến, và phần vì muốn chồng trở thành công thần của triều đình để nàng có thể về cố hương làm rạng danh cha mẹ, Kiều khuyên Từ Hải đầu hàng.
Khi Từ Hải mặc nhung phục đại lễ ra trước doanh trại đầu hàng, Hồ Tôn Hiến cho phục binh ùa ra giết Từ. Tối hôm đó, Hồ mở tiệc ăn mừng chiến thắng và bắt Kiều ngồi hầu rượu. Khi đã quá chén, Hồ buộc Kiều đánh đàn. “Một cung gió thảm mưa sầu; bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay; ve ngâm vượn hót nào tầy; lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu”. Và rồi “nghe càng đắm, ngắm càng say; lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Vừa say rượu lại vừa say tình, ngay sau đó, Hồ ép Kiều ăn nằm với mình.
Sáng hôm sau tỉnh giấc, Hồ Tôn Hiến nghĩ mình là nhân vật quan trọng trong triều, không thể vương víu với Kiều nên đã buộc nàng phải lấy một người thổ quan. Kiều bị đưa xuống thuyền để làm lễ tơ hồng. Ngồi trên thuyền, quá đau khổ vì cuộc đời bạc mệnh và ân hận vì làm Từ Hải chết oan, Kiều quyết định chọn cái chết để thoát khỏi kiếp đoạn trường: “Đạm Tiên nàng nhé có hay! hẹn ta thì ở dưới này rước ta”. Và rồi “trông vời con nước mênh mông; đem mình gieo xuống giữa dòng trường giang”. Kiều nhẩy xuống sông Tiền Đường tự tử.
Trong hồi này, người Kiều nương tựa là Từ Hải. Kẻ làm hại nàng là Hồ Tôn Hiến.
III) Kiều thoát khỏi kiếp đoạn trường
Sau khi được Kiều hậu tạ trong dịp nàng báo ân trả oán, sư bà Giác Duyên từ biệt Kiều và gặp bà đạo cô Tam Hợp, một người xuất gia tu theo đạo Lão. Đạo cô tiên tri là Thúy Kiều sẽ tự tử tại sông Tiền Đường và bảo Giác Duyên tìm cách cứu nàng. Nghe lời đạo cô, Giác Duyên thuê ngư phủ quanh năm thả lưới tại sông Tiền Đường gần chỗ Từ Hải đóng quân và đã vớt được nàng.
Được Giác Duyên cứu lên thuyền, trong cơn mê man, Kiều trông thấy Đạm Tiên hiện ra báo cho biết tấm lòng nhân nghĩa của nàng đã thấu đến trời và nàng được thoát khỏi kiếp đoạn trường. Sau khi tỉnh dậy, Kiều sống với Giác Duyên trong một thảo lư bên sông Tiền Đường.
Câu chuyện chuyển sang tình cảnh Kim Trọng trở về tìm Kiều sau khi thụ tang chú ở Liêu Dương. Nghe tin Kiều đã bán mình chuộc cha, Kim khóc lóc thảm thiết, “thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê; máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao”. Ông bà Vương cho Kim biết Kiều đã nhờ Thúy Vân thay lời đính ước của nàng để kết nghĩa với chàng. Sau một thời gian vô vọng dò hỏi tin tức Kiều, Kim Trọng kết hôn cùng Thúy Vân.
Ít lâu sau, cả Kim Trọng lẫn Vương Quan thi đậu và được triều đình bổ làm quan. Kim Trọng được cử làm quan tri huyện Lâm Truy, nơi Thúy Kiều bị buộc làm ca nhi thuở trước. Tại đây, Kim được một người nha lại (người làm việc tại huyện đường) kể cho chàng nghe quãng đời luân lạc của Kiều. Lúc này Kiều đang chung sống những ngày vinh quang với Từ Hải tại châu Thai.
Khoảng năm năm sau, Kim nhận được chiếu chỉ triều đình đổi đi cai trị huyện Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến. Cùng lúc ấy, Vương Quan cũng được bổ làm quan tại huyện Phú Dương thuộc tỉnh Triết Giang. Phúc Kiến và Triết Giang là hai tỉnh ở phía đông nam Trung Hoa, địa bàn hoạt động của Từ Hải. Vì hai huyện Nam Bình và Phú Dương ở gần nhau nên cả hai gia đình Kim Trọng và Vương Quan cùng đi chung để nhận nhiệm sở. Khi đi ngang Hàng Châu, gần nơi Từ Hải đặt bản doanh, mọi người được tin Từ bị Hồ Tôn Hiến lừa giết chết và Kiều đã tự tử tại sông Tiền Đường.
Gia đình Kim và Vương đến nơi nàng tự tử để lập đàn tràng cúng giải oan cho Kiều. Tình cờ Giác Duyên đi ngang qua, trông thấy tên Kiều trên bài vị, bà ngạc nhiên đến hỏi duyên cớ. Lúc bấy giờ mọi người mới biết Kiều còn sống. Giác Duyên đưa tất cả đến gặp Kiều. “Tưởng bây giờ là bao giờ; rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”.
Trong buổi tiệc đoàn viên, Thúy Vân ép Kiều phải lấy Kim Trọng. Thoạt đầu, Kiều thoái thác vì tự nghĩ mình không còn còn trinh tiết: “thiếp từ ngộ biến đến giờ, ong qua bướm lại đã thừa xấu xa” và “nghĩ mình chẳng hổ mình sao; dám đem trần cấu dự vào bố kinh!”. Tuy nhiên, sau khi nghe Kim Trọng lập luận về tấm lòng hy sinh “lấy hiếu làm trinh” của Kiều và lời thúc giục của hai ông bà Vương, Kiều đã phải nhận lời. Trong đêm động phòng, Kiều cho Kim biết nàng nhận làm vợ chàng vì tình xưa nghĩa cũ nhưng tấm thân nàng đã ô uế, không thể ân ái vợ chồng với chàng. Kim đành chấp nhận và cũng cho Kiều biết là chàng “bấy lâu đáy bể mò kim; là nhiều vàng đá, phải tìm chẳng hoa; ai ngờ lại hợp một nhà, lọ là chăn gối mới ra sắt cầm”. Kim xin Kiều đánh lại bản đàn ngày trước cho chàng nghe và chàng ngạc nhiên khi nhận thấy, với cùng một bản nhạc, mà “xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy”. Tâm hồn Kiều lúc bấy giờ khác hẳn tâm hồn của nàng ở những năm về trước và tâm hồn khác thì dĩ nhiên, tiếng đàn khác. Lòng nàng bây giờ yên như mặt nước hồ thu, không còn những đợt sóng của tham vọng. Tâm nàng trong như gương, chẳng còn vương mắc chút bụi trần. Và như vậy, cũng những cung bậc nàng gọi là bạc mệnh thuở xưa thì bây giờ là “khúc đâu đầm ấm dương hòa; ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh; khúc đâu êm ái xuân tình; ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên; trong sao, châu nhỏ duềnh quyên; ấm sao, hạt ngọc Lam Điền mới đông; lọt tai nghe suốt năm cung; tiếng nào mà chẳng não nùng xôn xao”.
Nếu 15 năm lưu lạc của Kiều chưa đủ để trả cho xong bao nợ nần của nàng từ kiếp trước thì dòng nước sông Tiền Đường đã rửa sạch những món nợ này. Kiếp đoạn trường của Kiều đã được chấm dứt.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 6
Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng – một chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người vừa gặp nhau “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những dông bão đời mình.
Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.
Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hoá ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh – một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sẩy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.
Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kì”.
Tóm tắt Truyện Kiều Theo ba phần:
P1: Gặp gỡ và đính ước.
Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm cùng cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân vô tình gặp Kim Trọng. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.
P2: Gia biến và lưu lạc.
Khi Kim Trọng về quê, gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng và bị bọn buôn người lừa vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của TS đày đọa. Kiều phải trốn đi và nương nhờ cửa Phật. Nhưng không may, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần nữa. Ở đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân, oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.
P3: Đoàn tụ.
Sau khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau đớn vô cùng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng cả hai cùng thề nguyện ” duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Tóm tắt Truyện Kiều Theo ba phần mẫu 2
P1: Gặp gỡ và đính ước.
Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm ấm cùng cha mẹ và hai em. Trong buổi du xuân vô tình gặp Kim Trọng. Hai bên nảy sinh tình cảm và chủ động, tự do đính ước.
P2: Gia biến và lưu lạc.
Khi Kim Trọng về quê, gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho kim Trọng và bị bọn buôn người lừa vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được Thúc Sinh cứu thoát khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ cả của TS đày đọa. Kiều phải trốn đi và nương nhờ cửa Phật. Nhưng không may, Kiều lại rơi vào lầu xanh lần nữa. Ở đây nàng gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân, oán. Do bị Hồ Tôn Hiến lừa, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều nhảy sông tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu và lại nương nhờ cửa Phật.
P3: Đoàn tụ.
Sau khi biết Kiều bán mình chuộc cha, Kim Trọng đau đớn vô cùng. Tuy đã lấy Thúy Vân nhưng chàng vẫn không nguôi mối tình đầu say đắm và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, Kiều, Trọng gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kiều chiều ý mọi người kết duyên cùng Kim Trọng nhưng cả hai cùng thề nguyện ” duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên – một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “ danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 7
Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật chính tên là Vương Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn. Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu, có em gái là Thúy Vân và em trai là Vương Quan. Trong tiết Thanh Minh tháng ba, Thúy Kiều du xuân gặp Kim Trọng. Họ thề nguyền và đính ước với nhau. Trong khi Kim Trọng phải trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán tơ vu oan. Kiều phải bán mình chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh và Tú Bà Thúy Kiều đã trao duyên cho Thúy Vân.
Khi biết mình bị lừa và đưa vào lầu xanh, Kiều tự tử nhưng không thành, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích. Tại đó, Kiều bị Sở Khanh lừa và nàng phải tiếp khách ở lầu xanh. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra làm vợ lẽ nhưng bị Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông và hành hạ. Kiều bỏ trốn và nhờ sư Giác Duyên nương nhờ cửa Phật. Bị Bạc Hà, Bạc Hạnh phát hiện, Kiều lại vào lầu xanh lần thứ hai. Tai đây, Kiều được Từ Hải chuộc ra và giúp nàng báo ân báo oán. Vì bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng, Thúy Kiều bị ép gả cho tên Thổ quan. Kiều tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu.
Sau 15 năm lưu lạc, gia đình được đoàn tụ, Thúy Kiều và Kim Trọng đổi tình yêu thành tình bạn.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 8
Chuyện kể về nàng Thúy Kiều – tài sắc vẹn toàn, mười phân vẹn mười, hiếu thảo và có tâm hồn thanh cao. Không chỉ dung nhan sắc sảo, thân hình yểu điệu hơn người, mà Thúy Kiều còn tinh thông cầm kì thi họa. Có thể nói đây chính là một mỹ nữ hoàn hảo, tuyệt luân. Trong một dịp du xuân cùng gia đình, Thúy Kiều đã gặp chàng Kim Trọng – một chàng trai hào hoa phong nhã hơn người. Hai người đã đem lòng yêu nhau. Và hai người đã thề non hẹn biển cùng nhau, nguyện sẽ bên nhau suốt đời. Tuy nhiên, số phận trêu ngươi, gia đình Thúy Kiều xảy ra tai nạn. Thúy Kiều buộc phải bán mình chuộc cha cho bọn buôn người Mã Giám Sinh. Sau đó, nàng bị Tú Bà đưa vào thanh lâu.
Buồn tủi và cảm thấy ô nhục, Thúy Kiều vốn muốn tự sát để giải thoát bản thân. Nhưng, vẫn không được, nàng gặp Sở Khanh và bị tên này lừa đảo. Nang trốn khỏi lầu xanh rồi lại bị bắt lại, bị hành hạ, cuối cùng nàng đành tiếp khách. Chẳng bao lâu sau, Thúc Sinh – một tên nhà giàu – đã thấy Thúy Kiều và say mê nàng. Hắn liền dùng tài sản của mình để chuộc nàng về làm vợ nhỏ.
Nhưng, số phận vẫn đối xử tàn nhẫn với Kiều. Tại nhà của Thúc Sinh, nàng lại gặp Hoạn Thư – vợ cả Thúc Sinh. Ả Hoạn Thư tính rất hay ghen, âm hiểm và ác độc. Do thấy Thúy Kiều xinh đẹp và được Trương Sinh mê đắm, Hoạn Thư tìm mọi cách để làm hại và vũ nhục Thúy Kiều. Ả bắt nàng phải làm người hầu bên cạnh hai vợ chồng ả để vũ nhục nàng.
Tủi nhục không hết, Kiều đành bỏ trốn, nhưng số phận lại đẩy nàng vào thanh lâu lần nữa. May mắn thay, ở đây, nàng gặp Từ Hải. Từ Hải là một vị anh hùng, phất cờ khởi nghĩa, danh chấn tứ phương. Từ Hải đem lòng yêu Thúy Kiều. Chàng đã chuộc thân, rước nàng về làm vợ, giúp nàng báo ân báo oán. Tưởng chừng đã được yên ổn, nhưng Kiều lại tiếp tục bị Hồ Tôn Hiến lừa, nàng khuyên Từ Hải hàng triều đình. Trúng kế, bị phản bội, Từ Hải chết đứng không nhắm mắt. Thúy Kiều bị bắt, làm nhục và bị ép gả cho một viên quan địa phương. Quá đau khổ, Kiều nhảy sông Tiền Đường tự vẫn. Nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên cứu.
Trong khoảng thời gian ấy, Kim Trọng và gia đình Kiều vẫn một lòng đi tìm nàng, nhưng không gặp. 15 năm sau đó, cơ duyên đưa nàng về sum họp với gia đình. Tuy nhiên, nàng đã từ chối Kim Trọng vì muốn giữ lại những tình cảm đẹp đẽ và trong sáng ngày xưa.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 9
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau.
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2.
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 10
Năm Gia Tĩnh triều Minh, ở Bắc Kinh bên Trung Quốc có một người con gái tài sắc tuyệt vời là Thúy Kiều. Khi đi Thanh Minh Thúy Kiều đã gặp một chàng trai tài hoa là Kim Trọng. Hai người đã yêu thương và thế thốt với nhau.
Khi Kim Trọng về hộ tang chú, vì thằng bán tơ vu oan, Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và cho em trai là Vương Ông và Vương Quan. Thúy Kiều đã phải nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng để giữ vẹn lời thề. Người mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh, một tên buôn người cho Tú Bà ở Lâm Truy. Bị Tú Bà đánh đập ép làm nghề ô nhục, Kiều đã tự tử. Tú Bà tạm thời nhượng bộ, cho Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, rồi dùng Sở Khanh lừa Kiều, đánh đập dã man ép Kiều phải tiếp khách. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra, nhưng lại bị cha của Thúc Sinh là Thúc Ông thưa đến cửa công, bi vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư nhờ mẹ là Hoạn Bà cho bọn đầy tớ là Khuyển Ưng, Khuyển Phệ bắt cóc, rồi biến thành đầy tớ nhà Hoạn Bà, Hoạn Thư. Thúc Sinh tuy có gặp lại Kiều nhưng không dám nhận. Cuối cùng Kiều đã bị Hoạn Thư ép phải đi tu tại Quan Âm Các. Lâm bước đường cùng, Kiều phải ăn cắp chuông vàng, khánh bạc rồi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, gặp vãi Giác Duyên, nương náu ở Chiêu An Am. Sợ bị gia đình Hoạn Thư biết được, vãi Giác Duyên phải gửi Kiều ở nhà Bạc Bà. Cháu của Bạc Bà là Bạc Hãnh giả danh lấy Kiều rồi bán Kiều vào thanh lâu ở Châu Thai. Nơi đây Kiều gặp Từ Hải, được Từ Hải chuộc ra rồi giúp Kiều báo ân, báo oán. Nhưng Kiều lại bị Hồ Tôn Hiến lừa, khiến Từ Hải bị tử trận còn Kiều thì bị bi gả cho Thổ quan.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 11
Truyện Kiều theo bố cục ba phần:
– Gặp gỡ và đính ước: Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc? Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào? Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau? Kiều và Kim Trọng đính ước.
– Gia biến và lưu lạc: Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao? Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng? Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh; Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh; Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn Thư đày đọa; Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai; Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào? Tại sao Từ Hải bị giết? Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao? Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.
-Đoàn tụ: Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào? Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều; Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ; Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 12
Truyện Kiều là tác phẩm kể về cuộc đời của một nhân vật mang tên là Thúy Kiều. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng có một cô em tên là Thúy Vân có sắc đẹp cũng không thua kém gì Thúy Kiều ” mười phân vẹn mười” . Trong lễ tiết thanh minh đầu năm họ đã gặp chàng trai tên Kim Trọng – một người hào hoa và phong nhã. Sau cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, Thúy Kiều và Kim Trọng đã có tình cảm với nhau, thề nguyện thủy chung. Thế nhưng chẳng may tai họa lại ập đến gia đình nhà Thúy Kiều. Cha và em trai bị bắt đi và để cứu cha cùng em trai Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Kiều bị Mã giám Sinh và tú bà đưa vào chốn lầu xanh. Kiều định tự tử nhưng không thành. Một ngày Kiều gặp được Thúc Sinh và người này đã chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh đó, lấy nàng về làm lẽ. Nhưng vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư tỏ lòng ganh ghét, đố kỵ đã lập mưu bắt cóc Thúy kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen. Kiều tiếp tục bỏ trốn ra khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại bị rơi vào một khu lầu xanh khác. Ở đây, Kiều đã gặp được Từ Hải, chàng đã chuộc Kiều ra và lấy nàng làm vợ. Từ Hải giúp Kiều bán oán. Nhưng chẳng bao lâu sau, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị triều đình xử chết vì quy tội phản bội. Sau khi Từ Hải chết, Kiều đã nhảy xuống sông tiền Đường tự tử nhưng đã được cứu sống bởi giác Duyên, đưa nàng về an tịnh chốn cửa phật. Sau một thời gian xa cách, lưu lạc, Kim Trọng và gia đình đã đi tìm Thúy kiều. Đoạn tình giữa Thúy Kiều và Kim Trọng được gìn giữ, họ trở thành những người bạn thay vì nên duyên vợ chồng.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 13
Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên, quê ở xã Nghi Xuân Hà Tĩnh. Nguyễn Du là một trong những đại thi hào tiêu biểu bậc nhất của nền văn thơ Việt nam. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm 3254 câu thơ lục bát là tập thơ rất nổi tiếng và được nhiều người yêu mến.
Tập thơ kể về cuộc đời của nhân vật mang tên Thúy Kiều. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn và có tâm hồn trong đẹp. Kiều có một cô em mang tên Thúy Vân, hai chị em mỗi người một vẻ nhưng “mười phân vẹn mười”. Nhân ngày đầu năm, khi ba chị em đi lễ tiết thanh minh, họ đã gặp chàng Kim Trọng- một chàng trai hào hoa phong nhã. Sau cuộc gặp gỡ tình cờ ấy, Thúy Kiều và Kim Trọng đã có tình cảm với nhau, thề nguyện thủy chung.
Thế nhưng, một tai họa bỗng nhiên ập đến gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em trai Kiều bị bắt, bọn quan sai ập đến đập phá nhà cửa. Không còn cách nào khác, Kiều đành phải bán mình cho Mã Giám sinh với giá “vàng ngoài bốn trăm” để lấy tiền chuộc cha và em trai. Kiều bị Mã giám Sinh và tú bà đưa vào chốn lầu xanh. Không chịu được sự ô nhục, ủy khuất, Kiều định tự tử nưng không thành. Sau những ngày tháng bị đánh đập, thúc ép, bắt Kiều phải tiếp khách làng chơi. Một ngày nọ, Kiều gặp được Thúc Sinh và người này đã chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh, lấy nàng làm vợ lẽ. Những khó khăn tai vạ vẫn chưa dừng lại vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư tỏ lòng ganh ghét, đố ký đã lập mưu bắt cóc Thúy kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.Kiều tiếp tục bỏ trốn ra khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại bị rơi vào một khu lầu xanh khác. Ở đây, Kiều đã gặp được Từ Hải, chàng đã chuộc Kiều ra và lấy nàng làm vợ. Một năm sau, Từ Hải – một người anh hùng nắm giữ vạn binh đã giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng chẳng bao lâu sau, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến- một tên xảo quyệt lập kế, khuyên nhủ Từ Hải ra quy hàng triều đình. Sau đó, Từ Hải bị triều đình xử chết vì quy tội phản bội. Sau khi Từ Hải chết, Kiều đã nhảy xuống sông tiền Đường tự tử nhưng đã được cứu sống bởi giác Duyên, đưa nàng về an tịnh chốn cửa phật.
Sau một thời gian dài xa cách, lưu lạc, Kim Trọng và gia đình đã đi tìm Thúy kiều. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, biết bao biến cố, gian khổ, Kiều được trở lại sum họp với gia đình. Đoạn tình giữa Thúy Kiều và Kim Trọng được gìn giữ, họ trở thành những người bạn thay vì nên duyên vợ chồng.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 14
Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du gồm 3 phần với 3246 câu thơ lục bát.
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Hai chị em một gia đình vương giả, thuộc tầng lớp trung lưu ngày xưa là Thúy Vân và Thúy Kiều. Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng nhưng cả tài và sắc đều vẹn toàn, khiến biết bao người phải si mệ. Trong tiết thanh minh đầu tháng 3, chị em Kiều đi tảo mộ mà Kiều đã gặp được anh chàng Kim Trọng. Hai người đem lòng cảm mến nhau. Cũng trong hôm ấy, Kiều đã gặp mộ của Đạm Tiên, một người con gái tài hoa đoản mệnh, Kiều bắt đầu có những linh cảm chẳng lành về cuộc đời sắp tới của mình khi nghe em trai là Vương Quan kể lại cuộc đời của người con gái kia.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
Phần này là quãng thời gian lưu lạc 15 năm dài đằng đẵng với bao khổ đau của nhân vật Thúy Kiều
Sau khi đi tảo mộ về và đem lòng cảm mến nhau. Kim Trọng đã thuê một căn gác nhỏ kế bên vườn nhà Kiều để ngày ngày được trông ngóng nàng. Một đêm, khi cha mẹ và các em vắng nhà, Kiều đã lẻn sang nhà Kim Trọng. Hai người thề nguyền sẽ sống bên nhau trọn đời. Sáng hôm sau, Kim Trọng nghe tin cha ở quê nhà đã mất, bèn gói ghém hành lí để về quê chịu tang cha. Sau đó, gia đình Kiều bị bọn quan sai ập tới, bắt cha của Thúy Kiều đi và vu oan cho cha của nàng. Kiều đành phải bán mình chuộc cha. Nàng cầu xin Thúy Vân hãy nối tiếp mối tình với chàng Kim hộ mình.
Sau khi bán mình chuộc cha, Kiều bị đầy vào lầu xanh tiếp khách, bị Mã Giám Sinh cùng Tú Bà ức hiếp, nàng định tử tử mà không thành. Đã thế, nàng còn mắc mưu Sở Khanh, bị hắn ta bắt làm kĩ nữ. Kiều sau đó đã gặp được Thúc Sinh, ân nhân của đời Kiều, chàng chuộc Kiều về làm vợ lẽ và hứa sẽ đối xử tốt với nàng. Nhưng vợ cả của Thúc Sinh lại đem lòng ghen tuông mù quáng với Kiều, Thúc Sinh thì sợ vợ không dám nhận và bênh vực Kiều nên Kiều đành bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Ai ngờ đâu, nàng được sư gửi gắm cho Bạc Hạnh – đồng bọn với Tú Bà, Kiều lại rơi vào lầu xanh một lần nữa. Kiều lẽ ra được anh hùng Từ Hải cưới về làm vợ nhưng chàng lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến nên phải chết oan. Còn Kiều bị ép gả cho một tên thổ quan khác, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được Sư Giác Duyên tìm thấy.
Phần 3: Đoàn tụ
Kim Trọng dù kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn luôn nhớ tới Kiều, chàng đi tìm Kiều khắp nơi thì gặp được sư Giác Duyên, Kim – Kiều đoàn tụ với nhau sau 15 năm chia cắt.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 15
Thúy Vân, Thúy Kiều là hai chị em trong một gia đình trung lưu nhà họ Vương. Cả hai chị em đều có tài sắc vẹn toàn khiến không ít người ngưỡng mộ nhưng vẫn hết mực giữ gìn khuôn phép. Vào tiết thanh minh, khi đi tảo mộ thì Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng và đem lòng cảm mến chàng. Mối tình giữa hai người nảy nở và họ đã cùng nhau uống chén rượu thề dưới ánh trăng, nguyện ở bên nhau đến trọn đời. Thế nhưng, gia đình Kiều bỗng bị vu oan, Kiều phải bán mình để chuộc nợ. Khi ấy, chàng Kim Trọng cũng đã về quê chịu tang nên không biết được sự tình. Kiều mới gửi gắm Thúy Vân mối tình còn dang dở với chàng Kim. Rồi cuộc đời Kiều rơi vào bi kịch từ đây. Tú Bà và Mã Giám Sinh đưa nàng vào lầu xanh tiếp khách, Kiều vì quá uất ức và tủi nhục, nàng đã tự sát nhưng không thành. Nàng còn bị Sở Khanh lừa gạt. Chẳng bao lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát ra khỏi lầu xanh, được chàng lấy về làm vợ hai. Vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư vì máu ghen tuông quá đáng đã khiến Kiều không ít lần phải khổ sở cho nên nàng đã bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Tại đây, Kiều được nhà sư trụ trì gửi gắm cho Bạc Hạnh. Ai ngờ, Bạc Hạnh là kẻ cùng một ruộc mới Tú Bà, Kiều lại rơi vào lầu xanh một lần nữa. May sao, cuộc đời Kiều đã gặp được Từ Hải. Từ Hải là một anh hùng chí dũng song toàn, chàng đã cưới Kiều về làm vợ nhưng vì bị Hồ Tôn Hiến Hãm hại nên phu quân tương lai của Kiều đã chết, Kiều quá đau lòng khi bị Hồ Tôn Hiến ép gả cho một gã thổ quan nên trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Đường để tự vẫn. Kiều không chết mà được sư Giác Duyên cứu giúp. Về phía Kim Trọng, chàng vẫn luôn mong nhớ Kiều, chàng tìm được sư Giác Duyên, Kim – Kiều được đoàn tụ bên nhau sau bao chuỗi ngày gian khó.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 16
“Truyện Kiều” là di sản vĩ đại, là linh hồn của dân tộc Việt Nam. “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh). Tác phẩm không chỉ mang ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội bất công, bạo tàn mà còn nổi bật bởi giá trị nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật chính Thúy Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời nhiều truân chuyên, sóng gió. Nội dung tóm tắt Truyện Kiều có thể chia làm ba phần cơ bản:
-Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau.
-Gia biến và lưu lạc: Gia đình Kiều gặp nạn, Kiều bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng được Thúc Sinh, cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên đẩy vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào lầu xanh được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ân, báo oán. Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau đớn nên trẫm mình xuống sông tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.
-Đoàn tụ: Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều, nhưng trong lòng chàng vẫn khôn nguôi nhớ Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn tụ cùng vui duyên “bạn bầy”.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 17
Danh nhân văn hóa thế giới – đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của Việt Nam. Nhắc đến Nguyễn Du người ta nhớ đến “Truyện Kiều” – một kiệt tác của thi ca và văn học Việt Nam. Tác phẩm được Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm với 3254 câu thơ lục bát dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân – tác giả nổi tiếng của văn học Trung Quốc.
Truyện Kiều là kiệt tác sáng ngời tinh thần nhân đạo, về phương diện nghệ thuật, áng thơ này là mẫu mực tuyệt vời về ngôn ngữ, về tả cảnh, tả người, tả tình, tự sự đem lại cho nhân dân ta nhiều thú vị văn chương.
Truyện Kiều là tác phẩm kể về cuộc đời của một nhân vật mang tên là Thúy Kiều. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng có một cô em tên là Thúy Vân có sắc đẹp cũng không thua kém gì Thúy Kiều ” mười phân vẹn mười” . Trong lễ tiết thanh minh đầu năm họ đã gặp chàng trai tên Kim Trọng, Thúy Kiều và Kim Trọng đã này sinh tình cảm và thề nguyện thủy chung.
Thế nhưng chẳng may tai họa lại ập đến gia đình nhà Thúy Kiều. Cha và em trai bị bắt đi và để cứu cha cùng em trai Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Kiều bị Mã giám Sinh và tú bà đưa vào chốn lầu xanh. Kiều định tự tử nhưng không thành. Một ngày Kiều được Thúc Sinh chuộc ra khỏi chốn lầu xanh, lấy nàng về làm lẽ. Nhưng vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư tỏ lòng ganh ghét, đố kỵ đã đày đoạ Kiều.
Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại rơi vào lầu xanh một lần nữa. Ở đây, Kiều đã gặp được Từ Hải. Từ Hải giúp Kiều báo oán. Nhưng Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải quy hàng nên bị triều đình xử chết. Sau khi Từ Hải chết, Kiều bị ép gã cho Thổ Quan, nàng ê chề trẫm mình xuống sông Tiền Đường nhưng được Giác Duyên cứu.
Kim Trọng và gia đình đã đi tìm thấy Kiều ở chỗ sư Giác Duyên. Cố nhân gặp lại, gia đình đoàn tụ, Kiều và Kim Trọng giữ mối quan hệ bạn bè tri âm.
Tóm tắt “Truyện Kiều” – Mẫu 18
Nhà viên ngoại họ Vương có 2 người con gái sắc đẹp tuyệt trần là Thuý Kiều và Thuý Vân, được một người con trai rót lòng tên là Vương Quang. Trong buổi chơi xuân nhân tiết Thanh Minh, Thuý Kiều gặp Kim Trọng hào hoa phong nhã. Hai người chớm nở một mối tình tuyệt đẹp. Sau đó, hai người đã thề non hẹn biển với nhau.
Mối tình Kim – Kiều đang mặn mà thì Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha, nhờ em gái là Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thuý Kiều rơi vào tay bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà. Kiều biết mình đã rơi vào lầu xanh nên dùng dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà đã thuê Sở Khanh lừa Kiều đi trốn, Tú Bà bắt được, Kiều bị đánh đập hành hạ, ép nàng phải sống cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh.
Sau đó, nàng gặp Thúc Sinh một khách làng chơi hào phóng, nàng được chuộc ra khỏi chốn lầu xanh. Nhưng Kiều bị vợ Thúc Sinh đánh ghen, hành hạ. Kiều phải trốn nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà Bạc Bà cũng là kẻ buôn người nên Kiều lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai.
Ở đây, Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Từ Hải phải chết đứng Thúy Kiều bị ép phải đánh đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều thấy đau đớn, tủi nhục đã trầm mình ở sông Tiền Đường. Nàng được Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật lần thứ hai.
Về phần Kim Trọng, sau nửa năm về Liêu Dương chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Lúc này chàng mới biết sự thật về gia đình Kiều. Chàng kết duyên cùng Thuý Vân, nhưng vẫn đau buồn, nhớ người cũ, không quên được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết tâm đi tìm Thúy Kiều. Cuối cùng chàng gặp lại Kiều và đoàn tụ cùng gia đình. Nhưng Kiều chỉ đồng ý “duyên bạn bầy” với chàng Kim.
–
Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du vừa được VnDoc sưu tầm và đăng tải gửi tới bạn đọc. Bài viết giúp các bạn học sinh khái quát những nội dung, sự kiện đặc sắc nhất trong thiên kiệt tác Truyện Kiều, qua đó hỗ trợ trực tiếp cho quá trình học tập và tìm hiểu tác phẩm. Các bạn học sinh hãy cùng tham khảo chi tiết bài viết nhé.
- Tóm tắt tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
- Tóm tắt văn bản Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung
- Soạn bài lớp 10: Truyện Kiều
Audio Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Video Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Để học tốt môn Ngữ văn 10 và tác phẩm Truyện Kiều, mời các bạn tham khảo thêm:
- Soạn văn 10 bài: Truyện Kiều
- Soạn bài lớp 10: Truyện Kiều
- Phân tích đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình của Nguyễn Du
- Soạn bài lớp 10
- Soạn Văn 10 (ngắn nhất)
- Cảm nhận 12 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên”
…………………………………..
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được 15 mẫu bài tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập học nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt
Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.
Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!