Tổng hợp các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 ngắn nhất

Tổng hợp các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 ngắn nhất

Tổng hợp các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 ngắn nhất

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn, chúng tôi tổng hợp các bài tóm tắt các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 6 ngắn gọn, chi tiết.

  • Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên

  • Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy

  • Tóm tắt bài Thánh Gióng

  • Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm

  • Tóm tắt bài Sọ Dừa

  • Tóm tắt bài Thạch Sanh

  • Tóm tắt bài Em bé thông minh

  • Tóm tắt bài Cây bút thần

  • Tóm tắt bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

  • Tóm tắt bài Ếch ngồi đáy giếng

  • Tóm tắt bài Thầy bói xem voi

  • Tóm tắt bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

  • Tóm tắt bài Treo biển

  • Tóm tắt bài Lợn cưới, áo mới

  • Tóm tắt bài Con hổ có nghĩa

  • Tóm tắt bài Mẹ hiền dạy con

  • Tóm tắt bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

  • Tóm tắt bài Bài học đường đời đầu tiên

  • Tóm tắt bài Sông nước Cà Mau

  • Tóm tắt bài Bức tranh của em gái tôi

  • Tóm tắt bài Vượt thác

  • Tóm tắt bài Buổi học cuối cùng

  • Tóm tắt bài Cô Tô

  • Tóm tắt bài Cây tre Việt Nam

  • Tóm tắt bài Lòng yêu nước

  • Tóm tắt bài Lao xao

  • Tóm tắt bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

  • Tóm tắt bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

  • Tóm tắt bài Động Phong Nha

Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên

Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên – mẫu 1

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần con trai thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân kết duyên cùng nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp. Về sau, Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn lâu ngày nên hai vợ chồng mỗi người dẫn năm mươi người con lên rừng và xuống biển. Người con trưởng được suy tôn làm vua Hùng trên đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, cứ thế kế tục tới muôn đời sau.

Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên – mẫu 2

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên – mẫu 3

Ngày xửa, ngày xưa, có chàng Lạc Long Quân tài giỏi, tinh thông võ nghệ, là con của vua dưới biển, chàng lên bờ dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, giúp dân có cuộc sống tốt hơn. Chàng giúp dân diệt trừ yêu tinh, cáo chín đuôi. Rồi chàng gặp và yêu nàng Âu Cơ. Âu Cơ sinh ra 1 bọc trứng nở 100 người con. Cuộc sống hạnh phúc trôi qua, nhưng một ngày họ nhận ra rằng không thể sống mãi bên nhau vì 1 người là tiên trên núi, 1 người là rồng dưới biển. Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 con lên non. Con trưởng đi theo mẹ, lập ra nước Văn Lang, là nhà Nước đầu tiên của Việt Nam.

Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên – mẫu 4

Đọc thêm:  Bài soạn lớp 7: Từ đồng âm – soanvan.net

Truyện kể về sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nguồn gốc giống nòi của người Việt. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần cao quý. Lạc Long Quân là nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Chàng có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ và lập nên nhiều kì tích. Còn Âu Cơ thuộc giống Tiên, sống ở trên núi thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Hai người đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Một hôm, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Tóm tắt bài Con Rồng cháu Tiên – mẫu 5

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy – mẫu 1

Vua Hùng Vương thứ sáu có hai mươi người con trai, vua muốn tìm một người nối được chí của mình lên làm vua. Vua hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho. Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Lang Liêu là người con thứ mười tám, chỉ quen với việc trồng trọt nên trong nhà chàng chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết dâng gì trong ngày lễ Tiên Vương. Một hôm có vị thần đến báo mộng cho chàng rằng hãy đem những hạt gạo quý giá mà chàng có dâng lên vua. Nghe lời thần, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và hình tròn. Đến hôm lễ, vua rất hài lòng với mâm bánh của Lang Liêu, bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh dày tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Lang Liêu được lên làm vua. Kể từ đó, nhân dân ta có truyền thống làm bánh chưng, bánh dày trong ngày Tết.

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy – mẫu 2

Hùng Vương đời thứ sáu có 20 người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu là người con thứ 18 của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất và hình tròn tượng trưng cho trời. Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Đọc thêm:  Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhanh và nhớ lâu nhất – iSchool

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy – mẫu 3

Lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy – mẫu 4

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

Tóm tắt bài Bánh chưng, bánh giầy – mẫu 5

Truyện Bánh chưng, bánh giầy giải thích một tục lệ diễn ra hàng năm khi Tết đến xuân về: tục làm bánh chưng, bánh giầy. Lúc bầy giờ giặc Ân đã dẹp yên, nhân dân ấm no, Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai và không biết chọn ai cho xứng đáng. Nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua, vua sẽ truyền ngôi cho người đó. Trong khi các lang thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu – người con thứ mười tám chỉ có khoai lúa. Được thần báo mộng, Lang Liêu làm ra hai thứ bánh: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất. Bánh giầy hình tròn tượng trưng cho Trời. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tien Vương và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Tóm tắt bài Thánh Gióng

Tóm tắt bài Thánh Gióng – mẫu 1

Vào đời vua Hùng thứ sáu, ở làng nọ, có một người phụ nữ ra đồng làm việc và ướm thử chân vào một dấu chân thì bỗng nhiên về nhà lại có mang. Đứa trẻ sinh ra, lên ba nhưng vẫn không biết nói, cười. Giặc tràn đến nước ta, sứ giả theo lệnh nhà vua đi tìm người tài thì kì lạ thay, cậu bé bỗng bảo mẹ gọi sứ giả vào. Từ hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi. Hàng xóm, láng giềng cùng góp sức vào nuôi cậu. Thế rồi, Gióng cưỡi ngựa sắt ra trận, đánh tan quân thù. Giặc không còn, Thánh Gióng liền cưỡi ngựa sắt bay về trời. Nhân dân biết ơn và lập đền thờ ở nhiều nơi.

Tóm tắt bài Thánh Gióng – mẫu 2

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

Đọc thêm:  Cảm nhận 12 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên” – VnDoc.com

Tóm tắt bài Thánh Gióng – mẫu 3

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Tóm tắt bài Thánh Gióng – mẫu 4

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Tóm tắt bài Thánh Gióng – mẫu 5

Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Đánh giá bài viết