300 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 (có đáp án): Địa lí kinh tế

Dưới đây là trọn bộ 300 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3: Địa lí kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Bạn vào tên bài để xem câu hỏi trắc nghiệm Địa 12 chi tiết.

300 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 (có đáp án): Địa lí kinh tế

(mới) Bộ trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 năm 2023

  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 năm 2023 (có đáp án)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 năm 2023 (có đáp án)

Bộ 300 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3

  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm về nền nông nghiệp nước ta
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21: Đặc diểm về nềm nông nghiệp nước ta (tiếp)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt (bài 1)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt (bài 2)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp(tiếp)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (tiếp 1)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (tiếp 2)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp (tiếp)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (bt1)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (bt2)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiếp)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
  • Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (tiếp)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20 năm 2023 (có đáp án)

Câu 1: Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là :

A. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.

B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.

C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm ti trọng khu vực I.

D. Tăng ti trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Đáp án: * Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là:

– Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp).

– Tăng nhanh tỉ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP: 41% – Năm 2005

– Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ trọng khá cao 38% nhưng chưa ổn định.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Đáp án: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay: tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

⇒ Nhận xét: Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tư nhân.

C. Kinh tế tập thể.

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: Sau khi gia nhập WTO, nước ta đã mở rộng thị trường và thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

⇒ thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng là:

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

B. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, Hải Phòng.

D. Hải Phòng, Đà Nẵng.

Đáp án: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 17: các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng (thể hiện bằng hình tròn lớn nhất) là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Đọc thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng là:

A. TP.Hồ Chí Minh.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Bình Định.

D. Khánh Hòa.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17: Tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng được kí hiệu nền màu hồng nhạt

⇒ Xác định được tỉnh Khánh Hòa

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Dung Quất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh:

A. Quy Nhơn.

B. Phú Yên.

C. Quảng Ngãi.

D. Ninh Thuận.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17, xác định vị trí khu kinh tế Dung Quất ⇒ thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước?

A. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

B. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

C. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm.

D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.

Đáp án: Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trong nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn được Nhà nước quản lý

⇒ Nhận xét: Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Từ Đổi mới đến nay, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như:

A. viễn thông, tư vấn đầu tư, thương mại.

B. viễn thông, ngân hàng, chuyển giao công nghệ.

C. viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ.

D. viễn thông, tư vấn đầu tư, giao thông vận tải.

Đáp án: Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

– Các ngành: thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải không phải là loại hình dịch vụ mới ra đời.

⇒ Loại đáp án A, B. D.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch GDP:

A. Tỉ trọng nông – lâm – thủy sản giảm.

B. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng.

C. Tỉ trọng dịch vụ biến động.

D. Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17:

– Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm nhanh (38,7% xuống 20,3%)

– Tỉ trọng khu vực khu vực CN – XD tăng nhanh (22,7% lên 41,5%)

– Tỉ trọng khu vực dịch vụ không ổn định và giảm nhẹ (38,6% xuống 38,2%).

⇒ Nhận xét: Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Trong ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay, xu hướng là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm:

A. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.

B. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

D. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Đáp án: Phát triển cây công nghiệp gắn liền với việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, được đầu tư các kĩ thuật canh tác, giống cây trồng tiên tiến..

⇒ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng nông sản lớn, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến.

⇒ chuyển từ nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hó đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?

A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.

B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.

C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

Đáp án: Từ khóa

Câu hỏi: Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi)

– Các nhận xét A, C, D đúng

⇒ Nhận xét B: Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp là sự chuyển dịch trong khu vực I – nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm nông – lâm – ngư nghiệp) ⇒ Nhận xét B không đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới

A. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

B. phân hóa sản xuất giữa các vùng và hình thành vùng kinh tế trọng điểm.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình các trung tâm công nghiệp.

D. hình thành vùng kinh tế trọng điểm và dich vụ tư vấn đầu tư.

Đáp án: Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm:

– đẩy mạnh phát triển kinh tế,

tăng cường hội nhập với thế giới

⇒ đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm nghiệp → đẩy gmạnh công nghiệp khai thác, chế biến → nâng cao vị thế

+ ĐBSH, ĐNB: thế mạnh dân cư lao động và cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, thu hút đầu tư → thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại (công nghiệp hóa dầu ở ĐNB) và một số ngành công nghiệp trọng điểm; ĐBSH còn là vựa lúa lớn nhất nước ta

+ Tây Nguyên phát huy thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm → cung cấp nông sản cho xuất khẩu,

+ BTB có thế mạnh nông – lâm- ngư nghiệp -.> phát triển công nghiệp chế biến.

+ DHNTB có thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Đọc thêm:  Đây là cách tạo file Excel trên Google Drive dành cho bạn - FPT Shop

+ ĐBSCL thế mạnh nổi bật về thủy sản, vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Ở khu vực II, công nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để:

A. tận dụng các thế mạnh về khoáng sản, nguồn lao động.

B. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và sử dụng tốt lao động.

C. phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

D. tăng hiệu quả đầu tư và tận dụng các thế mạnh về khoáng sản.

Đáp án: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất là: tăng tỉ trọng ngành chế biến; trong từng ngành: tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh về giá cả

⇒ phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu → từ đó tăng hiệu quả đầu tư.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là:

A. Tròn.

B. Cột chồng.

C. Miền.

D. Nan quạt.

Đáp án: Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế)

⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là biểu đồ miền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Hiện nay Việt Nam được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài chủ yếu là do :

A. Chính trị ổn định.

B. Tài nguyên và lao động dồi dào.

C. Có luật đầu tư hấp dẫn.

D. Vị trí địa lý thuận lợi.

Đáp án: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Việt Nam thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nhờ có Luật Đầu tư hấp dẫn. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam có nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp.

– Luật đầu tư thông thoáng so với nhiều nước Đông Nam Á, thủ tục hành chính đang dần được khắc phục, tinh gọn hơn.

– Chính sách ưu đãi của Việt Nam khá cao và mang tính cạnh tranh: mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đang được áp dụng tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao là 10% trong thời hạn 15 năm; miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

– Đặc biệt, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, các quy định còn kéo dài thời gian áp dụng mức thuế ưu đãi 10% lên tới 30 năm, đồng thời mở rộng thêm nhiều ưu đãi khác về tiền sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…. (Theo GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài)

⇒ Đây là điểm thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 năm 2023 (có đáp án)

Câu 1: Điều kiện tự nhiên nào ảnh hưởng căn bản đến mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Đất đai.

D. Sông ngòi.

Đáp án: Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng (bắc – nam, độ cao)

⇒ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu mùa vụ và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Thế mạnh của khu vực trung du và miền núi nước ta là:

A. Cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi dê, bò đàn.

B. Cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ.

C. Cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

D. Cây công nghiệp lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

Đáp án: Trung du, miền núi có đất feralit màu mỡ tập trung trên các vùng đồi trung du rộng lớn→ thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp; các cánh rừng, đồng cỏ giữa núi là điều kiện để chăn nuôi gia súc lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là

A. quy mô sản xuất nhỏ.

B. quy mô sản xuất lớn.

C. sử dụng nhiều máy móc.

D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

Đáp án: Nền nông nghiệp cổ truyền có đặc trưng là:

+ quy mô sản xuất nhỏ

⇒ Đáp án A đúng.

+ sử dụng nhiều sức lao động công cụ thô sơ

⇒ Đáp án B, C, D sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do

A. thiên tai và dịch bệnh.

B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.

C. thiếu đất canh tác cho cây trồng.

D. thiếu lực lượng lao động.

Đáp án: Khí hậu thời tiết nước ta mang tính thất thường, thường xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán),

– Khí hậu nhiệt đới ẩm → dịch bệnh dễ phát sinh và lan rộng.

⇒ Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

B. Đất feralit.

C. Địa hình đa dạng.

D. Nguồn nước phong phú.

Đáp án: Điều kiện khí hậu có tác động mạnh mẽ nhất đến các thành phần tự nhiên khác như đất đai, thủy văn, sinh vật.

⇒ Khí hậu nhiệt đới ẩm quy định đặc trưng nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền?

A. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.

B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. Năng suất lao động thấp.

D. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.

Đáp án: Đặc trưng của nền nông nghiệp cổ tryền là: – Tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ

– Sử dụng nhiều sức lao động, công cụ thô sơ

– Năng suất thấp

– Còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giao thông chưa phát triển

⇒ Nhận xét: Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.

Đọc thêm:  Từ 1/7, người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam nhận 140 triệu

⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là

A. người nông dân quan tâm nhiều hớn đến sản lượng.

B. người nông dân chỉ quan tâm đến diện tích đất canh tác.

C. người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất.

D. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ.

Đáp án: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ do họ sản xuất ra.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nhân tố chính tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi là

A. địa hình.

B. khí hậu.

C. đất đai.

D. nguồn nước.

Đáp án: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo độ cao, đông tây và bắc – nam

⇒ tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ

A. Đông xuân.

B. Hè thu.

C. Mùa.

D. Đông.

Đáp án: Vùng ĐBSH nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc → tạo nên một mùa đông lạnh

⇒ thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ Đông.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.

D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

Đáp án: – Nước ta đang ngày càng khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới, biểu hiện là:

+Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

+ Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

+ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

– Sản xuất nông nghiệp ổ nước ta chịu tác động của khí hậu thời tiết thất thường ⇒ nông nghiệp mang tính bấp bênh

⇒ Nhận xét: C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.

⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là

A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.

C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.

D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.

Đáp án: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dịch vụ nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất, tạo ra nhiều sản phẩm.

⇒ Nhận xét: B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.

⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện:

A. Khí hậu, nguồn nước.

B. Địa hình và đất trồng.

C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.

D. Khí hậu và đất trồng.

Đáp án: Ở nước ta, địa hình và đất trồng có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng tạo điều kiện cho áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau. Ví dụ:

– Vùng trung du miền núi: đất feralit đồi núi, nhiều đồng cỏ ⇒ phát triển cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn, phát triển nông – lâm kết hợp.

– Vùng đồng bằng: rộng lớn bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, địa hình bờ biển đa dạng ⇒ cho phép phát triển cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là:

A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.

C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.

D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản.

Đáp án: Nền nông nghiệp nhiệt đới tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị xuất khẩu như: hoa quả (thanh long, sầu riêng, nho,..), nông sản (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, điều…)

⇒ Để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì biện pháp quan trọng hiện nay là đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là

A. quảng canh, cơ giới hóa.

B. thâm canh, chuyên môn hóa.

C. đa canh và xen canh.

D. luân canh và xen canh.

Đáp án: Để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận biện pháp quan trọng là:

⇒ áp dụng các phương thức sản xuất: thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất (hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của

A. biến động của thị trường.

B. nguồn lao động đang giảm.

C. các thiên tai ngày càng tăng.

D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.

Đáp án: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:

+ người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.

+ mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.

⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.

Đáp án cần chọn là: A

Săn SALE shopee tháng 7:

  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà:
Đánh giá bài viết

Theo dõi chúng tôi www.hql-neu.edu.vn để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!!!

Dustin Đỗ

Tôi là Dustin Đỗ, tốt nghiệp trường ĐH Harvard. Hiện tôi là quản trị viên cho website: www.hql-neu.edu.vn. Hi vọng mọi kiến thức chuyên sâu của tôi có thể giúp các bạn trong quá trình học tập!!!

Related Articles

Back to top button